Tiếng Anh đang được thiên vị?
Ngày nay, sức mạnh của tiếng Anh (hoặc các phiên bản tiếng Anh được nói ở nhiều quốc gia khác nhau) đã được công nhận. Nó được sử dụng để biện minh cho việc toàn cầu hóa GD và các nước không nói tiếng Anh dường như chịu thiệt thòi.
Dạy tiếng Anh ở Nhật Bản.
Hội đồng Anh là một minh chứng cho điều này, với sự hiện diện khắp toàn cầu. Điều đó phần nào cho thấy việc sở hữu tiếng Anh hiệu quả là một tiêu chuẩn tham chiếu trong GD và việc làm.
Tấm hộ chiếu để thành công
Tại các nước không nói tiếng Anh, việc dạy tiếng Anh và lời hứa về thành công có nhiều dạng. Thay vì được tích hợp vào chương trình giảng dạy quốc gia, các cơ sở dạy tiếng Anh, các khóa học ngôn ngữ và tiêu chuẩn GD quốc tế có thể áp đảo cả hệ thống GD. Một trong những ví dụ dễ thấy nhất về nơi đưa ra các tiêu chuẩn đó là Cơ quan đánh giá GD quốc tế Cambridge (Cambridge Assessment International Education) và Tổ chức Tú tài quốc tế (International Baccalaureate).
Trong bối cảnh này, trường học ở các nước không nói tiếng Anh thu hút các bậc phụ huynh tham vọng và con em họ bằng chương trình học song ngữ quốc tế.
Tiếng Anh và sự phân chia giai cấp
Niềm yêu thích mọi thứ liên quan tới tiếng Anh bắt đầu từ trẻ nhỏ ở các nước không nói tiếng Anh qua văn hóa đại chúng, các bộ phim Hollywood, thương hiệu đồ ăn nhanh, sự kiện thể thao và chương trình truyền hình. Sau này, với kỹ năng tiếng Anh và trình độ học vấn quốc tế từ bậc phổ thông, con đường đến với các ĐH quốc tế danh tiếng ở các nước nói tiếng Anh của các em được trải ra cùng với cơ hội việc làm tốt đẹp ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, những cơ hội này không được phân phối đều trong các tầng lớp xã hội. GD toàn cầu bằng tiếng Anh chủ yếu chỉ dành cho HS tầng lớp trung lưu. Việc này tạo ra sự phân chia giữa những người thành thạo tiếng Anh và những người yếu thế hơn trong hệ thống GD không có những cơ hội như trên. Đối với những người yếu thế, lựa chọn duy nhất của họ là chương trình GD quốc gia.
Kinh nghiệm của Indonesia
Trường quốc tế không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
Với dân số 268 triệu người, việc tiếp cận với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh của trẻ em Indonesia gần như bị giới hạn ở vùng thành thị và các bậc phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu mới có đủ tiền cho con học trường tư.
Video đang HOT
Vào đầu thế kỷ này, tất cả các quận huyện ở Indonesia đều được yêu cầu có ít nhất một trường công cung cấp chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh được công nhận toàn cầu. Thế nhưng, năm 2013, điều này bị coi là vi hiến vì cơ hội GD bình đẳng phải được tồn tại ở tất cả các trường công lập.
Tuy nhiên, ngày nay Indonesia có 219 trường tư, cung cấp ít nhất một số phần của chương trình giảng dạy thông qua Cambridge International và 38 cơ sở giáo dục là trường tư theo đạo Hồi. Các chương trình giảng dạy quốc tế của phương Tây vẫn có ảnh hưởng trong việc thiết lập tiêu chuẩn cho những gì cấu thành chất lượng GD.
Các trường Hồi giáo áp dụng chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh được công nhận toàn cầu có xu hướng quá tập trung vào thành tích học tập.
Hậu quả là giá trị Hồi giáo quan trọng có tên “Tarbiya” bị xem nhẹ. “Tarbiya” là trụ cột trung tâm trong GD Hồi giáo, trong đó bao gồm sự phát triển toàn diện vượt bậc của trẻ và nhận ra tiềm năng của chúng. Khi coi trọng thành tích, việc học tập chỉ tập trung vào kết quả sẽ gây thất bại về văn hóa và đức tin.
Học tập vượt ra ngoài thành tích
Tất nhiên, kết quả học tập đo lường kiến thức và kỹ năng vẫn rất quan trọng và giúp hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, nếu không có sự cân bằng và sự nuôi dưỡng những tính cách tích cực, nó sẽ thiếu ý nghĩa sâu sắc hơn.
Một quy định do Bộ trưởng Bộ GD Indonesia đưa ra năm 2018 đã nhấn mạnh điều này. Quy định đó đưa ra một loạt giá trị và đức tính mà GD trong nhà trường cần nuôi dưỡng cho HS như: Đức tin, trung thực, khoan dung, kỷ luật, chăm chỉ, sáng tạo, độc lập, dân chủ, ham hiểu biết, chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước, biết trân trọng, giao tiếp, hòa bình, thích đọc sách, có ý thức về môi trường, ý thức và trách nhiệm xã hội.
Tất cả đã được đơn giản hóa thành 5 yếu tố cơ bản của GD nhân cách: Tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc, tự nguyện làm công việc tập thể, độc lập và chính trực.
Những điều trên không nhất thiết được đo lường bằng các phương tiện thông thường của phương Tây và liên quan đến tiếng Anh. Do vậy cần xem lại việc quốc tế hóa GD có đi quá xa không, ít nhất là trong lĩnh vực tiếng Anh. Đến lúc phải xem xét kỹ các hình thức GD khác trong xã hội nơi tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Những hệ thống GD ở đây cơ bản dựa trên các giá trị khác nhau và hiểu thành công theo các cách khác nhau.
Thật không may khi nhiều trường coi mô hình nói tiếng Anh là tiêu chuẩn vàng và coi nhẹ trí tuệ của địa phương hoặc khu vực. Và việc khuyến khích người trẻ tuổi tham gia vào các trường ĐH nước ngoài danh tiếng nói tiếng Anh chỉ là một con đường trong nhiều lựa chọn GD khác nhau.
Tiếng Anh trong GD ngày nay đã có tính phổ biến rộng rãi và người ta dường như đã quen với câu nói: “Nghe nhiều tiếng Anh hơn, nói nhiều tiếng Anh hơn và trở nên thành công hơn”. Nó dường như đã trở thành lời tiên tri khá ứng nghiệm. Tuy nhiên, để thành công, giới trẻ còn cần nhiều đức tính và kiến thức khác nữa.
Bảy cách tăng khả năng viết luận bằng tiếng Anh
Để chinh phục các kỳ chuẩn hóa bằng tiếng Anh như TOEFL, IELTS, SAT hay GMATH, bạn cần có câu chủ đề rõ ràng, đưa trích dẫn giá trị vào bài luận.
Nếu chuẩn bị du học, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh, bạn sẽ được yêu cầu tham gia các bài thi chuẩn hóa như TOEFL, IELTS hay SAT, GRE và GMAT. Để đạt được điểm cao trong các bài thi này, bạn cần có kỹ năng viết văn tranh luận tốt. Kỹ năng này sẽ trực tiếp quyết định sự thành công của bạn trong tương lai, trong cả con đường học vấn và sự nghiệp sau này.
Viết văn tranh luận sẽ đồng thời giúp bạn luyện tập tư duy phản biện, xử lý vấn đề tốt hơn trong cuộc sống, vượt xa cả phạm vi ngôn ngữ.
Hiểu cấu trúc tranh luận
Giống như khi nói, bạn cũng cần cấu trúc tranh luận phù hợp. Các bài văn tranh luận, dù có chủ đề và độ dài khác nhau, thường tuân theo một cấu trúc chung để bài luận mạch lạc, dễ hiểu. Cấu trúc này gồm ba phần chính: mở bài, thân bài và kết bài.
Trong phần mở bài, bạn sẽ giới thiệu chủ đề và ý kiến được tranh luận, cũng như cung cấp thông tin nền để người đọc có cái nhìn tổng quan. Điều này rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người đọc không có kiến thức về vấn đề được tranh luận.
Thân bài bạn đưa ra luận điểm, luận cứ, luận chứng nhằm thuyết phục người đọc tin vào một ý kiến cụ thể. Ở đây, bạn sẽ đi sâu vào từng khía cạnh của vấn đề, cung cấp các lý lẽ và chứng minh bằng dẫn chứng, để tạo tính thuyết phục cho bài văn nghị luận. Bởi vậy, thân bài thường được coi như phần quan trọng nhất của bài văn nghị luận.
Đến kết bài, bạn tổng kết lại nội dung tranh luận và có thể đưa ra một vài nhận xét chung, để giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề được tranh luận, cũng như để lại dấu ấn mạnh hơn về ý kiến tranh luận trong tư duy của người đọc.
Có câu chủ đề rõ ràng
Câu chủ đề là nơi bạn giới thiệu ý kiến tranh luận chính của toàn bộ bài văn, ví dụ "hiệu ứng nhà kính có ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên". Câu chủ đề thường được đặt ở phần mở đầu, ngay sau khi giới thiệu vấn đề chính.
Câu chủ đề nên rõ ràng, sử dụng những từ ngữ thể hiện chính xác quan điểm, để người đọc có thể theo dõi mạch tranh luận, tránh hiểu nhầm ý của người viết.
Ảnh: Shutterstock
Đưa lý lẽ ủng hộ luận điểm
Sau khi đưa ra câu chủ đề trong phần mở đầu, mọi đoạn văn đằng sau tương ứng với từng luận điểm sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp làm rõ câu chủ đề. Giả sử, với chủ đề "hiệu ứng nhà kính có ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên", mỗi luận điểm, luận cứ và luận chứng của bạn đều phải phục vụ mục đích chứng minh rằng hiệu ứng nhà kinh là xấu cho môi trường.
Bạn có thể đưa ra các lý lẽ đối lập, với mục đích phản bác chúng, qua đó giúp chứng minh tính thuyết phục của luận điểm chính. Nếu đưa ra thông tin không phục vụ mục đích hỗ trợ cho chủ đề chính, bạn sẽ giảm tính thuyết phục của bài văn và làm yếu đi quan điểm của mình.
Trong bài văn tranh luận, bạn cũng nên thi thoảng nhắc lại luận điểm chính, đặc biệt là trong những bài văn dài. Điều này sẽ giúp người đọc có thể tiếp tục theo dõi các lý lẽ, chứng cứ mà không quên đi chủ đề chính của bài. Đồng thời, việc nhắc lại chủ đề chính giúp bạn khắc sâu ý kiến trong nhận thức của người đọc và một cách vô hình làm người đọc dễ bị thuyết phục bởi lý lẽ của bạn hơn.
Giữ kiểm soát khi viết
Việc giữ kiểm soát và có tính hệ thống khi viết là yếu tố quan trọng giúp bạn đảm bảo sự thành công trong từng bài viết tranh luận. Để làm được điều này, trước khi bắt tay vào viết bài, bạn nên lập dàn bài cụ thể và suy nghĩ kỹ càng về các ý bạn muốn đề cập trong bài văn.
Trong khi viết, hãy kiểm tra lại nội dung, so sánh với dàn bài có sẵn, để kiểm soát tốt hơn trong các phần sau. Điều này cũng giúp bạn tránh đi lạc đề và tiết kiệm thời gian chỉnh sửa, biên tập sau khi viết xong.
Kiểm tra chính tả, ngữ pháp và dấu câu
Rất nhiều người cho rằng việc có nội dung tốt sẽ giúp giành điểm cao hơn trong các bài văn tranh luận so với chính tả và ngữ pháp. Đây là quan điểm sai lầm, bởi nếu bạn không thể kiểm soát chính tả và ngữ pháp, nội dung của bạn sẽ không được thể hiện rõ ràng. Điều này sẽ khiến người đọc cảm thấy bài viết khó hiểu và thiếu tính thuyết phục.
Dấu câu cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự mạch lạc trong câu, giúp bạn ngắt nghỉ, phân tách các ý. Việc phân tách các ý không hợp lý sẽ khiến câu văn bị vụn, tạo sự khó hiểu không cần thiết cho người đọc.
Do vậy, hãy nỗ lực cải thiện khả năng viết chính tả, ngữ pháp và dấu câu chính xác. Điều này sẽ tạo nền tảng vững vàng để bạn thành công trên con đường học vấn và sự nghiệp sau này.
Luyện tập trích dẫn
Việc trích dẫn là bước quan trọng trong văn tranh luận, đặc biệt ở bậc đại học, nơi học sinh thường xuyên được yêu cầu viết bài tiểu luận. Học sinh sẽ cần tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu bên ngoài và sử dụng các nguồn thông tin cho bài viết. Khi đưa thông tin bên ngoài vào bài viết, bạn cần trích dẫn thông tin về tác giả, tác phẩm đúng cách để thể hiện sự tôn trọng.
Ở đại học nước ngoài, việc đạo văn, hay sử dụng ý kiến, từ ngữ của người khác mà không trích dẫn, là vấn đề nghiêm trọng, có thể dẫn tới hủy toàn bộ kết quả thi của một môn học hoặc một kỳ, hay thậm chí có thể bị đuổi học. Do vậy, học sinh cần trang bị cho mình các kỹ năng trích dẫn khi viết văn tranh luận.
Biên tập
Sau khi hoàn thành sơ bộ bài viết, bạn cần đọc lại và biên tập bài viết rất nhiều lần trước khi nộp bài hoặc xuất bản. Việc này rất cần thiết bởi quá trình viết chúng ta dễ mắc các lỗi khiến việc truyền tải ý tưởng không thông suốt hay sử dụng các từ ngữ đa nghĩa, khiến câu văn có thể hiểu theo ý khác so với ý của tác giả. Để hạn chế, bạn cần đọc kỹ bài viết để cố phát hiện tất cả vấn đề.
Một số người khuyên đọc thành tiếng khi biên tập. Việc này sẽ giúp phát hiện những câu văn không tự nhiên, dài dòng khó hiểu. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè, người thân, hay một biên tập chuyên nghiệp đọc lại bài, giúp quá trình chỉnh sửa bài viết được kỹ càng, hoàn thiện hơn.
Giải quyết nỗi lo của học viên cao học tại Việt Nam Trước đòi hỏi ngày càng lớn về nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, việc đầu tư cho tấm bằng thạc sĩ được xem là yêu cầu thiết yếu để kiện toàn kỹ năng và mở ra cơ hội nghề nghiệp cho người học. Trong giai đoạn đại dịch, không ít học viên cao học có phần bối rối...