Tiền Việt sẽ tăng giá hay giảm trong thời gian tới?
Lãi suất trái phiếu chính phủ trong thời gian gần đây bắt đầu giảm mạnh, điều đó cho thấy thanh khoản ngân hàng đang dồi dào.
Báo cáo thị trường tiền tệ vừa công bố của các nhà phân tích SSI cho biết Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sơ bộ sau cuộc đàm phán cấp cao diễn ra vào ngày 10 và 11-10.
Theo đó, Mỹ tạm dừng kế hoạch nâng thuế từ 25% lên 30% với 250 tỉ hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc cũng cam kết tăng lượng nhập khẩu nông sản của Mỹ lên 40-50 tỉ USD.
Ông Trump tự tin rằng hai bên sẽ ký kết được thỏa thuận giai đoạn 1 tại hội nghị APEC ở Chile vào 16 và 17-11-2019 nhưng các phát biểu từ Bắc Kinh lại tỏ ra thận trọng hơn.
Mặc dù những rủi ro về chính sách thương mại của hai nước vẫn khá lớn nhưng cuộc đàm phán vừa diễn ra đã mang lại kết quả khá tích cực, ít nhất là tạm đẩy lùi được mối lo về leo thang thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tâm lý thị trường lạc quan hơn khiến hầu hết các đồng tiền phục hồi so với USD, đặc biệt là các đồng tiền đã giảm sâu trong thời gian vừa qua.
Diễn biến quốc tế ổn định, nguồn cung ngoại tệ trong nước dồi dào khiến tỉ giá USD/VND tiếp tục giảm nhẹ. Cụ thể, tỉ giá giao dịch của ngân hàng tuần vừa qua giảm 5 đồng/USD, về mức 23.110-23.260; tỉ giá tự do tăng 5 đồng/USD ở chiều mua vào và giảm 10 đồng/USD ở chiều bán ra, ở mức 23.185/23.200. Tỉ giá trung tâm cũng được điều chỉnh giảm 5 đồng/USD, về mức 23.154 đồng/USD. Như vậy, so với cuối năm 2018, tỉ giá mua vào VND của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm 0,24%.
Theo SSI, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ, dự trữ ngoại hối đã lên trên 70 tỉ USD và nhiều khả năng còn tăng thêm do trạng thái ngoại tệ của các NHTM đang rất tốt và tỉ giá NHNN mua vào vẫn giữ ở mức cao hơn tỉ giá mua vào của các NHTM (23.200 đồng/USD). Dự kiến tỉ giá sẽ tiếp tục đi ngang ở vùng hiện tại.
Cũng theo báo cáo thị trường tiền tệ của Công ty Chứng khoán SSI vừa công bố, Kho bạc Nhà nước đấu thầu trái phiếu không hết lượng chào bán, trong khi đó lãi suất trúng thầu liên tục giảm.
SSI cho rằng áp lực giảm với lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn còn khi thanh khoản các NHTM vẫn đang rất dồi dào, đầu ra tín dụng đang chững lại, lượng phát hành trên sơ cấp bị thu hẹp trong hai tháng vừa qua.
Video đang HOT
Trên thị trường thứ cấp, lợi tức giảm mạnh sau một tuần đi ngang trước đó. Cụ thể, lợi tức kỳ hạn một năm, ba năm, năm năm, 10 năm và 15 năm là 2,59%, 2,78%, 2,9%, 3,9% và 4,14%/năm – giảm lần lượt là 14 bps, 5 bps, 11 bps, 10 bps và 10 bps trong tuần vừa qua.
Nguyên nhân cơ bản là do lãi suất trên liên ngân hàng tiếp tục giảm mạnh và động thái giảm lãi suất tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước đã tác động đến hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ của các NHTM, những nhà đầu tư chính trên thị trường thứ cấp.
Theo SSI, hầu hết NHTM vẫn giữ nguyên mức lãi suất huy động, thậm chí nhiều NHTM bao gồm cả một vài NHTM lớn vừa tăng lãi suất huy động các kỳ hạn dài trong tháng qua.
Lãi suất huy động trên thị trường 1 vẫn duy trì ở mức 4,3%-5,5%/năm với kỳ hạn dưới sáu tháng, 5,5%-7,5%/năm với kỳ hạn sáu đến dưới 12 tháng và 6,4%-8,1%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng.
“Việc giảm lãi suất điều hành có thể giảm bớt áp lực thanh khoản trong giai đoạn cao điểm cuối năm, giúp lãi suất huy động và cho vay được giữ ổn định nhưng khả năng giảm trong quý IV-2019 là khá thấp” – SSI đánh giá.
PHƯƠNG MINH
Theo Plo.vn
Ngân hàng phản ứng ra sao khi Moody's xem xét hạ tín nhiệm?
Từ thông báo của Moody's tới khi đưa ra xếp hạng chính thức sẽ là 3 tháng. Trong thời gian này, nếu Việt Nam cải cách tích cực thì sẽ không bị hạ xếp hạng.
Trao đổi với Zing.vn, hầu hết ngân hàng đều cho biết việc xem xét xếp hạng tín nhiệm này diễn ra ở những chỉ số ngân hàng đang bằng với chỉ số tín nhiệm quốc gia.
3 tháng để có những cải cách tích cực
Hiện nay, theo Bộ Tài chính, việc đưa Việt Nam vào diện xem xét hạ bậc tín nhiệm của Moody's là không phù hợp, bởi chỉ dựa trên những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ.
Theo Bộ Tài chính Việt Nam, nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Cơ quan này khẳng định Việt Nam chưa bao giờ chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.
Theo các ngân hàng, từ thông báo xem xét của Moody's tới khi đưa ra xếp hạng chính thức sẽ là 3 tháng, trong thời gian này nếu Việt Nam có những cải cách tích cực thì sẽ không bị hạ xếp hạng.
Trường hợp Moody's hạ tín nhiệm với Việt Nam trong 3 tháng tới, ngân hàng nào có chỉ số bằng với chỉ số quốc gia mới phải điều chỉnh giảm.
Tuy vậy, các ngân hàng đều cho biết sẽ có những xem xét, đánh giá tác động cụ thể với từng chỉ số tài chính liên quan.
Từ xem xét tới xếp hạng chính thức là cả một quãng đường
Đại diện ngân hàng đang bị Moody's xem xét chỉ số tiền gửi ngoại tệ cho biết đây mới là xem xét chứ chưa có xếp hạng chính thức. Bên cạnh đó, do không phải động thái xem xét trực tiếp từ nội tại nên hoạt động của ngân hàng không bị ảnh hưởng.
"Ngân hàng chưa thể đưa ra ý kiến vì đây mới chỉ xem xét, để đưa ra công bố xếp hạng chính thức dự kiến phải là cuối năm. Hiện tại, chắc chắn chưa có tác động nào tới 17 ngân hàng" vị này khẳng định.
Cũng theo vị này, đánh giá hạ tín nhiệm của một quốc gia không phải chuyện nhỏ và từ thông báo xem xét đến quyết định hạ là cả một quãng đường. Trong thời gian đó, Việt Nam có quyền thực hiện các hành động, trường hợp có những thay đổi tích cực thì Moody's sẽ không hạ tín nhiệm.
Đại diện một ngân hàng tư nhân lớn tại Hà Nội cho hay đây là xem xét chung của toàn thị trường theo chỉ số tín nhiệm quốc gia chứ không do thể trạng của các ngân hàng. Theo đó, việc bị đưa vào diện xem xét này cũng không hề ảnh hưởng tới hoạt động, nghiệp vụ, hay chi phí vốn của ngân hàng... Vì vậy, các hoạt động đầu ra của ngân hàng không bị ảnh hưởng.
"Trường hợp Moody's đánh giá riêng một hoặc một nhóm ngân hàng mới là vấn đề nội tại của nhà băng đó. Còn nếu xem xét đánh giá chung của cả quốc gia như đợt này thì hoạt động của các thành phần kinh tế không thay đổi", vị này chia sẻ.
Danh sách 17 ngân hàng bị xem xét hạ tín nhiệm bởi Moody's:
Ngân hàng
Tổng tài sản (đến ngày 30/6/2019)
ABBank 3,9 tỷ USD
ACB 15 tỷ USD
HDBank 9 tỷ USD
Vietcombank 48,1 tỷ USD
BIDV 60 tỷ USD
LienVietPostBank 8,1 tỷ USD
MBBank 17,2 tỷ USD
NamABank 3,6 tỷ USD
OCB 4,6 tỷ USD
SHB 14,7 tỷ USD
TPBank 6,2 tỷ USD
Agribank (đến ngày 31/12/2018) 55,3 tỷ USD
Vietinbank 50,7 tỷ USD
VIB 7 tỷ USD
MSB 6,2 tỷ USD
VPBank 14,9 tỷ USD
Techcombank 15,5 tỷ USD
Một lãnh đạo ngân hàng khác cho biết việc các tổ chức xếp hạng như Moody's công bố xem xét xếp hạng tín nhiệm với một quốc gia hay các TCTD của quốc gia đó là bình thường, và các TCTD không có trách nhiệm phản hồi lại.
"Moody's là tổ chức trung lập, việc của họ là phải nghiên cứu và công bố xếp hạng, còn các TCTD như ngân hàng không phải lấy kết quả đó rồi tuyên bố lại", vị này nói.
Theo đó, trong trường hợp này quốc gia được xem xét xếp hạng mới có thể lên tiếng, và thực tế Bộ Tài chính đã lên tiếng về việc này. Còn các ngân hàng không thể phản đối các tổ chức xếp hạng trung gian. Trên thế giới cũng không có trường hợp nào phản đối lại tổ chức xếp hạng vì họ đánh giá theo trách nhiệm và được thế giới công nhận.
Điều gì xảy ra khi bị hạ xếp hạng tín nhiệm?
Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng đều thừa nhận thực tế nếu một quốc gia bị hạ tín nhiệm sẽ ảnh hưởng đến huy động vốn của nước ngoài, cũng như tất cả TCTD khác trong nước và không ai muốn chuyện đó xảy ra.
Trường hợp xếp hạng tín nhiệm bị hạ, chi phí huy động vốn của ngân hàng sẽ cao hơn trong khi định giá sẽ bị giảm xuống. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết tất cả ngân hàng hiện nay đều có điểm tín nhiệm thấp hơn hoặc bằng điểm tín nhiệm quốc gia. Rộng hơn, không một thành phần kinh tế nào trong một quốc gia có điểm cao hơn điểm tín nhiệm quốc gia đó. Do đó, việc các ngân hàng vào diện xem xét hạ tín nhiệm cùng với quốc gia là chuyện dễ hiểu.
Tuy nhiên, theo ông, kể cả trường hợp Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm cũng sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các ngân hàng.
"Đối với các khách hàng và nhà đầu tư trong nước thì họ không quá quan tâm và cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng tới nhà đầu tư nước ngoài, khi họ muốn đầu tư vào các ngân hàng bao giờ họ cũng xem điểm tín nhiệm đầu tiên", ông Hiếu cho hay.
Ông Hiếu phân tích, các nhà đầu tư nước ngoài luôn nhìn vào điểm tín nhiệm để định giá đầu tư.
Đặc biệt, khi phát hành chứng khoán, trái phiếu trên thị trường quốc tế, các ngân hàng sẽ phải chịu lãi suất cao hơn, cùng mức định giá thấp hơn khi tín nhiệm bị hạ xuống.
Ông Hiếu cũng cho biết quốc gia được Moody's xếp hạng tín nhiệm có quyền lên tiếng đồng thuận hay phản đối với các quyết định của tổ chức này nhưng quyết định cuối cùng vẫn là tổ chức xếp hạng. Trước khi đưa ra những chấm điểm, các tổ chức này đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, việc quốc gia, tổ chức nên làm là cải thiện những chỉ số tài chính hiệu quả để đáp ứng các chỉ số cao hơn trong bảng xếp hạng tín nhiệm.
Theo News.zing.vn
BVSC: Chênh lệch lãi suất VND - USD dần thu hẹp, gây áp lực tiềm ẩn tới tỷ giá Lãi suât liên ngân hàng VND duy trì ở mức thâp khiên chênh lêch lãi suât giữa VND - USD trên liên ngân hàng dân thu hẹp, gây áp lực tiêm ân tới tỷ giá khi các ngân hàng có thê chuyên sang nắm giữ USD. Ảnh minh họa. Trong tuần qua, từ 3/6 - 7/6, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu...