Tiến vào nền công nghệ thế giới cùng Aptech Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, CNTT chính là một trong những điểm sáng đặc biệt mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Lập trình mobile – bước nhảy tiến vào nền công nghệ thế giới
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang trong cơn lốc của sự phát triển. Theo số liệu nghiên cứu mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường di động Flurry, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng smartphone và tablet nhanh thứ 2 thế giới (chỉ sau Colombia) với mức tăng trưởng 266%.
Quay lại câu chuyện cách đây chỉ vài năm, chiếc iPhone – sản phẩm sáng tạo tưởng chừng như không thể nào hoàn hảo hơn được – mở ra xu thế “smart phone” trong làng công nghệ. Khi đó, Apple Store với vài trăm ứng dụng đơn giản được coi như “kho báu” của những người sử dụng dòng điện thoại này.
Thế nhưng, đến năm 2014, cũng theo dự báo của Flurry, cùng với sự ra đời các kho ứng dụng Google Play, Amzon AppStore…, sẽ có hơn 6,7 triệu ứng dụng được tải về. Điều này cho thấy tiềm năng của lập trình mobile sẽ sớm trở thành phân khúc “hot” nhất trong ngành lập trình. Đón đầu xu thế này, ngành lập trìnhViệt Nam rất có thể tạo được bước nhảy vọt tiến vào nền công nghệ thế giới.
Lập trình mobile tại Việt Nam luôn thiếu nhân lực trầm trọng
Aptech Việt Nam – “We don’t keep up with technology, We stay ahead of it!”
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, CNTT chính là một trong những điểm sáng đặc biệt mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp. Đặc biệt, mảng lập trình di động đang là một cánh cửa rộng mở. Theo thống kê của một trang web việc làm, năm nay số doanh nghiệp đăng ký tuyển kỹ sư lập trình trên di động là 154. Số lượng lao động họ cần tuyển cho vị trí kỹ sư lập trình di động thường từ 3 đến 5 nhân viên (tương đương nhu cầu từ 462 đến 770 người lao động). So với năm ngoái nhu cầu tuyển dụng vị trí này tăng trên 35%. Trong khi số hồ sơ đăng ký tìm việc chỉ 420.
Dù mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng lập trình Android đang là lĩnh vực nhiều tiềm năng trong thị trường lập trình ứng dụng.
Đón đầu xu hướng đó, Aptech Việt Nam đã cập nhật những công nghệ mới vào giáo trình học ACCP i12. Những kiến thức của hai công nghệ .Net và Java – nền cơ sở của lập trình Android và iOS cùng với những nội dung đi sâu vào lập trình di động trên Android và iOS sẽ có mặt trong chương trình học của Aptech, đáp ứng theo xu thế công nghệ mà các doanh nghiệp đang có nhu cầu nhân lực.
Video đang HOT
“Học tại Aptech Việt Nam, chúng em có cơ hội được tiếp cận nhanh chóng đến với những công nghệ mới nhất. Ví dụ như với công nghệ lập trình mobile, đây chính là cơ hội để sinh viên Việt Nam nhanh chóng hòa mình vào sự phát triển của công nghệ thế giới. Thử tưởng tượng chỉ với một phần mềm ứng dụng được đăng trên Apple Store hay Google Play, đó chính là cách nhanh nhất để kết nối thế giới”, Nguyễn Nhật Anh, một sinh viên Aptech chia sẻ.
Sinh viên Aptech được đào tạo những công nghệ lập trình mới nhất, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Đón đầu công nghệ với những kiến thức mới nhất, đó chính là hành trang vững chắc nhất để tiến vào tương lai. Tập đoàn Aptech toàn cầu mang tới cơ hội cho những sinh viên Việt Nam đam mê công nghệ thông qua quỹ học bổng Vươn cao cùngAptech 2013.
Tham gia quỹ học bổng Vươn cao cùng Aptech, sinh viên có điều kiện:
. Được tham gia theo học một khóa học lập trình viên quốc tế của Aptech, với giáo trình 100% nước ngoài, cập nhật những kiến thức mới nhất như điện toán đám mây, lập trình Android, IOS,..
. Được trang bị những kỹ năng mềm: Bản đồ tư duy, thái độ tích cực, giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm…
. Được tham gia các dự án phần mềm dưới sự trợ giúp của các chuyên gia quốc tế.
. Được công nhận rộng rãi bởi các đại học quốc tế uy tín như RMIT, Southern Cross, Swinburne, Charles Sturt, Greenwich… để học liên thông nhận bằng cử nhân CNTT quốc tế..
. Và đặc biệt, sinh viên có cơ hội được giới thiệu việc làm tại các tập đoàn, công ty CNTT lớn trong nước và quốc tế, với mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao.
Thông tin quỹ học bổng Vươn cao cùng Aptech:
Với tổng giá trị lên tới 1 tỷ 500 triệu đồng, toàn bộ sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên khắp Việt Nam có cơ hội đạt được học bổng ở mức 40 triệu, 20 triệu, 12 triệu, 6 triệu cho một khóa học lập trình viên quốc tế tại Aptech Việt Nam.
Điều kiện nhận học bổng: Sinh viên phải trải qua 1 kỳ thi Toán logic và tiếng Anh (điểm tối đa 40 điểm). Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 1 lần trong suốt thời gian diễn ra chương trình học bổng.
Thời gian chương trình: Tháng 4 và 5/2013.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập:http://aptechvietnam.edu.vn/ace/vuoncao/index.html
Tư liệu: Aptech
PGS-TS Vũ Hải Quân: Người trò chuyện với máy tính
Giao tiếp, điều khiển máy tính bằng tiếng nói; dựng lại giọng nói của một người hay phiên dịch tự động giữa người nói tiếng Việt và người nói ngôn ngữ khác... là những dự án của Phòng Thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AILab) nơi PGS-TS Vũ Hải Quân đứng đầu.
Là PGS trẻ của ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ở tuổi 38, TS Vũ Hải Quân cũng là người theo đuổi một lĩnh vực nghiên cứu còn rất trẻ ở Việt Nam: giao tiếp giữa máy tính và con người bằng tiếng nói, mà cụ thể là tiếng Việt. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến cả ngôn ngữ, vật lý, toán học, khoa học máy tính và một số lĩnh vực khác.
Con người làm khoa học
Tốt nghiệp cử nhân Khoa học máy tính tại ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, với luận văn đạt điểm tuyệt đối, Quân được giữ lại trường làm trợ giảng và học tiếp bậc cao học.
Luận văn thạc sĩ cũng như hướng nghiên cứu ban đầu của Quân với thầy mình khi đó là GS Hoàng Kiếm thiên về các ứng dụng đồ họa 3D và nhận dạng hình ảnh. Ở thời điểm những năm 2000, đây là một trong số rất ít nhóm nghiên cứu tiên phong ở Việt Nam về lĩnh vực này. Ngoài nghiên cứu, Quân cùng các đồng nghiệp trong nhóm còn viết giáo trình về đồ họa máy tính, được nhiều cơ sở đào tạo ĐH sử dụng. Cá nhân Quân khi đó được T.Ư Đoàn trao huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo năm 2001.
Cùng năm 2001, Quân nhận học bổng làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Ý. Chính thời gian nghiên cứu tại ĐH Tổng hợp Trento (Ý) cùng nhóm nghiên cứu "Xử lý ngôn ngữ nói" để phát triển hệ thống dịch tiếng nói trong một dự án quy tụ nhiều nhóm nghiên cứu của các ĐH và công ty lớn trên thế giới đã hình thành trong anh câu hỏi: "Với tiếng Việt - tại sao không?". Cũng chính vì câu hỏi đó, Quân chăm chú lao vào nghiên cứu lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ này.
Khó có thể giải thích ngắn gọn những nghiên cứu thuần về thuật toán và khoa học máy tính của anh, nhưng có thể giới thiệu rằng công trình của Quân đã được công bố về một phương pháp tăng chất lượng dịch tiếng nói đã được các nhóm nghiên cứu khác ở ĐH Cambridge (Anh), Johns Hopkins (Mỹ), LIMSI (Pháp)... chọn trích dẫn phương pháp và thực nghiệm của anh để tham khảo. ĐH CMU (Mỹ) cũng chọn tài liệu này giảng dạy cho bậc cao học của trường trong môn học về dịch máy, sau khi hệ thống dịch tiếng nói mà anh cùng với nhóm nghiên cứu ở Trento tham gia phát triển đoạt giải cao nhất cuộc thi về dịch máy quốc tế, vượt qua các đối thủ như IBM, Microsoft cùng thi trong năm đó.
Làm xong tiến sĩ, Quân lại nhận tiếp học bổng sau tiến sĩ (Postdoc) ở ĐH Tổng hợp Leuven (Bỉ) để tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu đã chọn.
Và rồi trước nhiều lời mời tiếp tục ở lại nghiên cứu và giảng dạy tại châu Âu, Quân đưa vợ con về nước. Không chỉ là lựa chọn cuộc sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, mà chính ở trong nước anh có điều kiện tìm câu trả lời cho "Tiếng Việt, tại sao không?".
Dạy máy hiểu tiếng Việt
Những nghiên cứu bước đầu đã đi vào ứng dụng thiết thực, phục vụ cộng đồng như hỗ trợ người khiếm thị, người lớn tuổi truy cập thông tin bằng giọng nói; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tự động bằng giọng nói. "Không còn là kiểu tổng đài tự động, thu âm sẵn và người gọi đến phải lựa chọn thông qua thao tác chọn số trên bàn phím như hiện nay. Máy tính với trí tuệ nhân tạo có thể đối đáp với người gọi đến, hiểu họ cần gì để trả lời, muốn gặp ai để nối máy. Như vậy cơ quan công sở không cần tổng đài viên, hàng không không cần nhân viên đặt chỗ qua điện thoại, thậm chí nếu cần sẽ có những cô tổng đài viên máy kể chuyện bé nghe mà trò chuyện luôn với các cháu bé!...", Quân giải thích.
Vẻ như từ nghiên cứu cơ bản ở nước ngoài, từ khi về Việt Nam, anh đã chọn hướng nghiên cứu ứng dụng?
Đó là thực tế. Bởi muốn thuyết phục được mọi người thì nghiên cứu khoa học phải có sản phẩm cho người ta có thể nhìn thấy được, sử dụng được. Thậm chí càng về sau này chúng tôi càng chọn những ứng dụng cụ thể phục vụ được cộng đồng miễn phí, chẳng hạn người khiếm thị có thể dùng được iPhone truy cập mạng bằng cách ra lệnh bằng tiếng nói của mình chứ không cần chạm, lướt các chức năng như người bình thường, rồi yêu cầu được nghe đọc tin tức, phần mềm đọc báo tự động cho người già mắt kém, tìm kiếm địa chỉ, thời tiết bằng giọng nói tiếng Việt tương tự như Siri vốn phải dùng bằng tiếng Anh...
Nhưng nếu là khát vọng xa hơn cho những nghiên cứu của mình và AILab?
Tôi nghĩ có thể tóm gọn trong 4 ý chính. Một là các nghiên cứu của chúng tôi phải trở thành sản phẩm phục vụ cho cộng đồng, phi lợi nhuận, càng được nhiều người biết đến, dùng thử và dùng được. Vì suy cho cùng thành quả mà chúng tôi có được là từ nguồn đầu tư trước hết của ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học. Hai là không chỉ với tiếng Việt, mà chúng tôi còn muốn vươn tới các ngôn ngữ khác của các dân tộc anh em trên đất nước mình để nghiên cứu, bảo tồn - điều này cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu về dân tộc học, ngôn ngữ học... Ba là các nghiên cứu trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như điện ảnh (tái tạo giọng của một người đã mất), giáo dục (hệ thống những từ thường dùng trong tiếng Việt để biên soạn chương trình dạy cho người nước ngoài)... Và cuối cùng là thương mại hóa được các thành quả nghiên cứu khoa học.
***
Khi bài báo này đến tay bạn đọc, PGS-TS Vũ Hải Quân cũng vừa nhận được quyết định bổ nhiệm Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Trong các mảng công việc được giao, anh vẫn dành thời gian cho Phòng Thí nghiệm AILab, tiếp tục với hướng nghiên cứu của mình.
Theo người lao động
Dạy tin học miễn phí cho người khuyết tật Sáng 3-12, Tổ chức Catholic Relief Services (CRS), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trường ĐH Đông Á Đà Nẵng phối hợp tổ chức khai giảng dự án đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật cho 25 học viên đến từ các tỉnh thành của miền Trung. Ảnh minh họa Tham gia lớp học miễn phí...