Tiền vẫn cực khỏe, VN-Index sắp lên đỉnh 2 năm
Sau cả buổi sáng dập dình yếu ớt, cuối cùng thị trường vẫn phải nhờ cậy đến các cổ phiếu vốn hóa lớn để kích thích một nhịp tăng bốc hơn trong buổi chiều.
VN-Index đang tiến sát tới đỉnh cao nhất 2019.
Sau phiên đảo chiều ấn tượng hôm qua, thị trường nhập cuộc lại thận trọng bất ngờ. Đỉnh cao nhất buổi sáng của VN-Index chỉ tăng được 3 điểm so với tham chiếu. Khoảng 30 phút cuối phiên sáng thậm chí thị trường có một đợt sụt giảm khá nhanh, VN-Index còn giảm nhẹ gần 1 điểm.
VHM rất cố gắng nâng đỡ chỉ số trong phiên sáng nhưng trụ này quá đơn độc. Nhóm VIC, VCB, SAB, GAS, VNM đều quá yếu và giảm giá. Phải đến phiên chiều các cổ phiếu lớn mới được kéo mạnh lên dứt khoát, bẻ ngược VN-Index tăng từ đáy 1.007,91 điểm lên 1.015,86 điểm, tức là có biên độ tăng gần 8 điểm.
Có khá nhiều cổ phiếu blue-chips tăng ở nhịp điều hướng chỉ số trong nửa đầu phiên chiều, nhưng nhóm trụ vẫn là các mã quyết định. VNM, BID, CTG là 3 cổ phiếu lớn duy nhất không chuyển biến một cách rõ rệt, còn lại VCB, VCB, VIC, SAB, GAS đều quay đầu tăng ấn tượng.
VCB từ đáy khoảng 91.800 đồng cuối phiên sáng được kéo vọt lên 93.500 đồng và đóng cửa cũng ở giá này. Biên độ đảo chiều của VCB trong gần 1 tiếng lên tới gần 1,9%. VHM đã tăng sẵn từ sáng, nhưng từ 1h đến 1h45 đã bay từ 84.100 đồng lên 85.800 đồng, tức là hơn 2%. VIC không quá mạnh, nhưng cũng từ đáy 104.200 đồng cuối phiên sáng tăng lên 105.500 đồng, khoảng 1,25%. GAS khủng nhất, từ 82.700 đồng được kéo vọt lên 84.500 đồng, tăng gần 2,2%…
Video đang HOT
Trụ nhỏ nhất trong Top 10 của VN-Index là MSN cũng rất ấn tượng dù lực kéo không quá nhiều. MSN tăng từ đáy 82.000 đồng lên 84.000 đồng tương đương tăng 2,44% trong thời gian rất ngắn. MSN trong Top 5 của VN30-Index nên ảnh hưởng rất mạnh tới chỉ số này.
Những trụ còn duy trì được mức tăng tốt đến hết phiên là SAB tăng 1,71%, VCB tăng 1,63%, VHM tăng 2,28%. GAS suy yếu, chỉ còn tăng 0,6%. VIC lại bị đánh xuống tham chiếu, VNM giảm 0,64%, BID giảm 0,48%, CTG giảm 0,44%, HPG giảm 0,84%, MSN tăng 0,24%.
TCB là cổ phiếu thanh khoản nhất thị trường hôm nay với 686,9 tỷ đồng giá trị khớp lệnh, giá tăng 2,54% và quay lại đỉnh giữa tháng 11/2019.
Rổ VN30 đóng cửa cũng có 16 cổ phiếu tăng giá và 12 mã giảm. Vn30-Index tăng 0,37% so với tham chiếu. Trong rổ này có POW đột biến cả về giá lẫn thanh khoản. Mã này quá nhỏ đối với VN-Index nên ít ảnh hưởng lên thị trường chung, nhưng mức tăng kịch trần là điều chưa từng xảy ra trong năm nay của POW. Mặt khác, gần 24,8 triệu cổ được trao tay, tương đương 261 tỷ đồng, chưa kể 691.000 cổ thỏa thuận, là mức thanh khoản kỷ lục 17 tháng.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ phần lớn giao dịch đuối, nhưng các mã nóng thì rất khỏe. CTS, VIB, DIG, POM, EVE, TDG, ABS, HTI, VOS kịch trần với thanh khoản cao. Trong khi đó chỉ số Midcap chỉ tăng nhẹ 0,44%, Smallcap tăng không đáng kể 0,09%.
Độ rộng của VN-Index hôm nay cũng khá tích cực với 235 mã tăng/198 mã giảm. VN-Index tăng 0,54% so với tham chiếu. Đỉnh cao nhất chỉ số chạm tới là 1.015,86 điểm khi các trụ lớn đồng loạt đạt sức căng tối đa về giá. Nhiều mã sau đó yếu đi đưa chỉ số lùi xuống 1.014,32 điểm. Mặc dù không kết phiên ở đỉnh cao nhất nhưng VN-Index vẫn đang đạt đỉnh cao nhất 2020 và tiến sát tới đỉnh cao nhất 2019 ở khoảng 1.025 điểm.
Thị trường mặc dù chỉ tăng tốc về chiều, nhưng tổng thể vẫn là một phiên giao dịch mạnh mẽ khi dòng tiền vào duy trì rất cao. Thỏa thuận đột biến 3.441 tỷ đồng của DIG khiến tổng giá trị lên cao, nhưng mức khớp lệnh cũng đạt 10.640,8 tỷ đồng, giảm nhẹ 10% so với hôm qua.
Như vậy suốt 3 phiên đầu tuần này, ngày nào hai sàn cũng khớp lệnh vượt 10.000 tỷ đồng. Trong 13 phiên gần nhất, thị trường ghi nhận 3 phiên khớp lệnh vượt 9.000 tỷ đồng, 8 phiên khớp lệnh vượt 10.000 tỷ đồng. Đây là mật độ thanh khoản cực lớn có tuần suất dày đặc chưa từng thấy. Nêu như giai đoạn bùng nổ trước, ví dụ thời điểm đầu 2018, thị trường chỉ có một vài phiên đột biến trên 10.000 tỷ đồng, sau đó suy giảm thanh khoản ngay, thì lúc này duy trì liên tục.
Góc nhìn chứng khoán: Đảo chiều cuối phiên, tâm lý rất thận trọng
Lý do duy nhất khiến thị trường không tăng tưng bừng được cùng với cả thế giới chính là sự thận trọng của nhà đầu tư trước diễn biến phục hồi không chắc chắn.
Nguyên nhân khiến VN-Index mất sạch đà tăng trong phiên và đảo chiều giảm cuối ngày là các blue-chips quá yếu.
Đêm qua chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng mạnh không có gì bất ngờ. Điều chờ đợi là một phiên phục hồi cũng tưng bừng của chứng khoán Việt Nam hôm nay. Rất tiếc sự hi vọng chỉ gói gọn trong buổi sáng.
Mức tăng tốt nhất của VN-Index phiên này là 0,84% so với tham chiếu. Đó là mức tăng cũng khá mạnh và nếu duy trì được đến hết phiên thì có thể phát đi tín hiệu tích cực, vì ít nhất nhà đầu tư còn hưng phấn đủ dài. Tuy nhiên chiều nay thị trường rất yếu. Lực đỡ từ nhóm blue-chips không nhiều và hoạt động xả hàng mạnh đã kéo hầu hết cổ phiếu trở về mặt đất.
VN-Index lao dốc suốt cả phiên chiều và đóng cửa còn giảm 0,5 điểm so với tham chiếu. VN30-Index khá hơn, trụ lại mức tăng 1,43 điểm. Nếu so với mức tăng tại đỉnh thì VN-Index mất tới xấp xỉ 8 điểm, VN30-Index mất gần 6,8 điểm. Cả hai chỉ số này đều đóng cửa gần sát mức thấp nhất phiên.
Gần như tất cả các cổ phiếu đều suy yếu so với đỉnh cao trong phiên và rõ nhất là tại nhóm VN30. Duy nhất REE trong nhóm này là đóng cửa cao nhất, còn lại giảm khá nhiều: 19 cổ phiếu bốc hơi ít nhất 1% giá trị trở lên so với đỉnh. Như VHM còn đảo chiều giảm tới trên 3% so với giá cao nhất, VIC giảm khoảng 2,2%. VNM và TCB là hai trụ mạnh nhất phiên này cũng đều thụt lùi một vài giá.
Blue-chips đã xuất hiện lực xả trong phiên chiều là rõ ràng. Nếu bên bán không xả hàng ra đủ lớn thì không thể khiến giá đạt đỉnh ngay đầu phiên chiều rồi quay đầu hàng loạt như vậy. Chiều nay giao dịch hoàn toàn đối nghịch so với phiên sáng và thị trường cũng diễn biến xấu hơn.
Lý do duy nhất khiến thị trường tỏ ra yếu ớt như vậy là do nhà đầu tư đã không đủ hào hứng để tham gia mua trong một ngày kỳ vọng thị trường tăng. Với mức phục hồi rất mạnh từ chứng khoán Mỹ, ít nhất thị trường trong nước cũng phải có một ngày tăng. Nếu không tăng được tức là nhà đầu tư cảm nhận sự thiếu chắc chắn trong diễn biến phục hồi này. Có thể thấy ngay thị trường tương lai chứng khoán Mỹ cũng thể hiện sự thiếu chắc chắn này khi xanh đỏ không ổn định. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý đáng kể.
Khá nhiều các cổ phiếu đầu cơ, mã vốn hóa nhỏ vẫn có mức tăng tốt trong phiên này. Diễn biến xấu chủ yếu đến từ blue-chips. Điều này ở góc độ nào đó sẽ được nhìn nhận là tích cực vì số lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ hay mua bán trong nhóm penny vẫn thấy danh mục ổn định hoặc có lãi. Tuy vậy nếu quan điểm của nhà đầu tư nhỏ lẻ thể hiện ở các mã penny thì quan điểm của tổ chức, các nhà đầu tư lớn lại thể hiện ở blue-chips.
Sau vài phiên giảm nhiều thị trường rất dễ đảo chiều một hai ngày. Kiểu phục hồi kỹ thuật như vậy không có gì đặc biệt. Nếu tâm lý nhà đầu tư trong nước phụ thuộc vào diễn biến từ bên ngoài, ví dụ chứng khoán Mỹ, thì rủi ro đang tăng lên vì rất có thể các thị trường đảo chiều tăng chỉ là một bull-trap thường thấy. Thị trường Việt Nam ít nhất cũng đang có đỉnh cao 900 của VN-Index khá cứng cho tới lúc này. Phiên hôm nay cho thấy các nhà đầu tư đánh giá diễn biến đảo chiều tăng trở lại giống với một phiên bull-trap hơn là một cơ hội mua. Vì vậy hoạt động xả hàng ra khi giá tăng lấn át các giao dịch mua vào.
Thanh khoản hôm nay khá đặc biệt vì có giao dịch lớn của VHM qua hình thức thỏa thuận. Nếu đã đánh giá thị trường qua các chỉ số thì không nên tính thỏa thuận, vì chỉ các giao dịch khớp lệnh mới tạo nên giá cổ phiếu, từ đó tạo nên chỉ số. Tổng giá trị chuyển nhượng hai sàn phiên này đạt trên 11.900 tỷ đồng, rất cao nhưng tổng thỏa thuận là 6.643 tỷ đồng, trong đó 5.423 tỷ đồng là của VHM. Như vậy giao dịch khớp lệnh thực tế là giảm gần 6% so với hôm qua.
Trong 3 phiên gần nhất thanh khoản khớp lệnh đã rơi xuống mặt bằng khá thấp, trung bình chỉ đạt 5.455 tỷ đồng/phiên. Trong khi đó 10 phiên trước giá trị trung bình trên 6.300 tỷ đồng/phiên (thấp hơn khoảng 14%). Đặc biệt giao dịch suy giảm đáng kể ở nhóm blue-chips Vn30 khi mức bình quân 3 phiên gần nhất chỉ còn hơn 2.200 tỷ đồng/ngày trong khi 10 phiên trước đạt hơn 2.700 tỷ đồng/ngày (thấp hơn khoảng 19%). Đây là lý do khiến thị trường gặp khó khăn ở vùng cản 900 điểm, khi dòng tiền thực tế là đang thoát ra khỏi các động lực mang tính quyết định chỉ số.
Góc nhìn chứng khoán: VHM, VCB dẫn VN-Index công phá vùng cản Đà tăng của VN-Index đột ngột mạnh trở lại phiên đầu tuần nhờ một số mã lớn nhất tăng giá chóng mặt. Cả tuần trước chỉ số tăng 11,7 điểm thì riêng hôm nay đã tăng 14,2 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn đang đẩy VN-Index lên cao hơn và tiến vào vùng kháng cự quan trọng tương đương 880-884 điểm. Rất...