Tiến tới xét giáo viên dạy giỏi
Một trong những nỗ lực cụ thể của ngành giáo dục, nhằm giảm áp lực cho giáo viên trong năm 2019 là xây dựng dự thảo của các kỳ thi giáo viên giỏi theo hướng: chuyển việc thi sang xét giáo viên giỏi thông qua tiêu chí cốt lõi của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, gắn với thực tế giáo dục và hoạt động giảng dạy.
Tiến tới ngành giáo dục sẽ xét giáo viên dạy giỏi.
Thông tin trên vừa được ông Hoàng Đức Minh- Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho hay. Theo ông Minh, thời gian qua Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo quyết liệt việc rà soát các cuộc thi dành cho giáo viên, trong đó có cuộc thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi. Bộ cùng với các chuyên gia và các giáo viên rà soát các quy định từ các cuộc thi để lựa chọn những yếu tố tích cực, những gì không phù hợp cần thay đổi. Hiện Bộ đã xây dựng xong dự thảo quy định giáo viên dạy giỏi, trong đó thay vì thi sẽ chuyển sang xét. Ngoài các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên đã công bố, việc công nhận giáo viên dạy giỏi sẽ thực hiện thông qua hậu kiểm, sự tiến bộ của học sinh về đạo đức, học tập, sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh, của đồng nghiệp và cộng đồng…
Chia sẻ thêm, ông Minh cho biết, Dự thảo này đã được xây dựng công phu, thông qua ý kiến của thực tiễn, địa phương và nhất là của chính đội ngũ giáo viên. Trong thời gian tới Bộ GDĐT sẽ công bố Dự thảo lần một để xin ý kiến rộng rãi toàn xã hội.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ- nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, phương án bỏ thi sang xét giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi của Bộ GDĐT đã thể hiện sự tiếp thu những ý kiến, những đóng góp của nhiều nhà giáo và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một số băn khoăn về việc làm sao để xét đúng đối tượng, thể hiện được sự công bằng và trên hết là chọn ra được người thật sự xứng đáng để trao danh hiệu cao quý đó.
“Trước đây một số địa phương cũng đã từng thực hiện việc bình xét giáo viên dạy giỏi nhưng chủ yếu mang tính hình thức. Những người đạt danh hiệu chưa hẳn là dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi mà có thể là quan hệ giỏi, được ưu ái… thậm chí là được chỉ định. Mặc dù Bộ GDĐT có nói là sẽ dựa theo các chuẩn nghề nghiệp có sẵn nhưng nếu không có sự hướng dẫn cụ thể, không có những quy định rõ ràng thì việc bình xét đúng người xứng đáng sẽ khó khả thi”- ông Nhĩ nhấn mạnh.
Nhiều giáo viên cũng nêu quan điểm, việc bình xét sẽ căn cứ cả trên thành tích của học sinh, ý kiến của phụ huynh, đồng nghiệp, cộng đồng… như dự thảo nêu đang còn khá mông lung. Cụ thể, cộng đồng là những ai? Căn cứ trên sự tín nhiệm của phụ huynh là đúng nhưng hình thức khảo sát sẽ là thế nào? Sẽ thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hay công khai bỏ phiếu?
Video đang HOT
Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang- Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, theo Điều 21, tại Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên thì kết quả Hội thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị và cá nhân. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi là căn cứ để xem xét, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên. Căn cứ điều kiện cụ thể, UBND các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục địa phương quy định chế độ ưu đãi đối với giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, đối với tập thể có nhiều thành tích trong Hội thi.
Như vậy, kết quả hội thi liên quan sát sườn tới quyền lợi của giáo viên và sự thăng tiến của cán bộ quản lý cơ sở nên áp lực đến với giáo viên được chọn tham dự khiến họ trở thành những diễn viên chính, học sinh buộc phải trở thành diễn viên phụ, cả hai cùng diễn cho ban giám khảo xem, đánh giá ai đạt, ai chưa đạt. Nay, Bộ dự định bỏ thi sang bình xét nhưng một khi dân chủ trong trường học không được đẩy mạnh thì liệu sự bình xét này có cho kết quả khách quan?
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Đức Minh cho biết, Dự thảo nhấn mạnh việc giáo viên đăng ký tham gia xét công nhận giáo viên dạy giỏi sẽ là tự nguyện và không gắn kết quả giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi với thành tích của tập thể.
Dự kiến năm học 2020-2021 sẽ ban hành chính thức để triển khai trên thực tế, giúp lựa chọn những giáo viên xứng đáng nhất mà không khiến giáo viên áp lực bởi bệnh thành tích của cuộc thi.
Thu Hương
Theo Đại Đoàn Kết
Sẽ chỉ xét công nhận giáo viên giỏi, không tổ chức thi
Ông Hoàng Minh Đức cho biết: "Xét duyệt giáo viên chủ nhiệm giỏi gắn với các tiêu chí về giáo dục, giáo viên dạy giỏi sẽ gắn với tiêu chí về giảng dạy".
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1 năm 2019, ngày 26/3, vấn đề giảm tải, giảm áp lực cho giáo viên là nội dung được báo chí quan tâm.
Vấn đề này được ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ông Hoàng Đức Minh cho biết, việc này luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm trong những năm qua.
Ngày 18/1/2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tinh trang lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.
Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (ảnh Trinh Phúc).
Theo Chỉ thị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo và Hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không đươc quy định thêm hoăc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tai Điều lệ hoặc Quy chế nha trương do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giáo viên được phép chọn hình thức trinh bay, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.Từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho các loại hồ sơ, sổ sách hiện hành theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.
Theo ông Hoàng Đức Minh, những nội dung trên đã được địa phương ủng hộ và chỉ đạo thực hiện quyết liệt.
Liên quan đến các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, ông Hoàng Đức Minh thông tin: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự thảo sửa đổi quy định về 2 kỳ thi trên theo hướng chuyển việc thi sang xét giáo viên giỏi thông qua tiêu chí cốt lõi của chuẩn nghề nghiệp.
Với giáo viên chủ nhiệm giỏi thì gắn với các tiêu chí về giáo dục; với giáo viên dạy giỏi, gắn với tiêu chí về giảng dạy trong chuẩn nghề nghiệp.
Tiến tới công nhận thông qua hậu kiểm, qua tiến bộ của người học, qua tín nhiệm của phụ huynh học sinh và cộng đồng.
Đặc biệt, không gắn kết quả thi giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi với thành tích tập thể; coi đây là sân chơi, qua đó giáo viên không chỉ được tôn vinh mà còn bồi dưỡng nâng cao năng lực.
Ông Hoàng Đức Minh nhấn mạnh: "Chúng tôi đã trình Bộ trưởng dự thảo này và trong thời gian sớm nhất sẽ công khai trên mạng để lấy ý kiến góp ý".
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net.vn
Xét giáo viên giỏi sẽ vẫn hình thức và nhiêu khê Chúng tôi cho rằng hình thức xét còn nhiêu khê và phức tạp cũng không kém so với hướng dẫn của Thông tư 21 hiện nay. Làm sao để trở thành giáo viên dạy giỏi?Ước gì tiết nào giáo viên cũng dạy như tiết dự thi giáo viên giỏiChúng tôi đi thi giáo viên dạy giỏiTrường kỳ chinh chiến thi giáo viên giỏi...