Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là một giải pháp quan trọng để giúp đồng bào dân tộc thiểu số ( DTTS) và miền núi thoát nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã đặt ra mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong đó, chú trọng phát triển giáo dục mầm non – cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển của đồng bào DTTS.
Giáo dục mầm non vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục với mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Chính vì vậy, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng cho trẻ em. Tuy nhiên, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3-4 tuổi đặt ra nhiều thách thức đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Tính đến cuối năm học 2021 – 2022, cả nước có 30.786 cơ sở giáo dục mầm non (15.401 trường mầm non, 15.385 cơ sở giáo dục mầm non độc lập). Có 995.821 lượt trẻ mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa với kinh phí 1.170 tỷ đồng; 28.837 giáo viên được hưởng chính sách đối với giáo viên dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt với tổng kinh phí 561 tỷ đồng…
Theo thống kế, số trường vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ 23% tổng số trường mầm non toàn quốc. Các trường này chủ yếu nằm ở vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới, hải đảo. Trong năm qua, giáo dục mầm non vùng khó khăn có chất lượng còn thấp, tỷ lệ chuyên cần thấp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp thấp, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ. Việc phổ cập giáo dục mầm non gặp phải một số khó khăn do địa bàn trải rộng, nhiều điểm trường có số trẻ ít nên khó bố trí giáo viên đứng lớp, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Trước những khó khăn này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với ngành giáo dục và các cơ quan chức năng của từng địa phương thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng với các trường mẫu giáo công lập trên địa bàn tỉnh, phường xã, thị trấn hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia phát triển giáo dục mầm non tại địa phương theo Luật Giáo dục, như: chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non, thực hiện nghiêm quy định về chuyên môn, tổ chức quản lý tốt trẻ em, quan tâm, giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; đảm bảo đủ số lượng phòng học, công trình vệ sinh, nước sạch đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên mầm non; tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận, ngành Giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể phát động, triển khai, góp phần tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lào Cai tiên phong trong việc phổ cập giáo dục mầm non (Ảnh: Laocai.gov.vn)
Tại Lào Cai – địa phương tiên phong trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, tỉnh đã tạo mọi điều kiện, nguồn lực để huy động trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đến cơ sở giáo dục mầm non. Lào Cai đã triển khai thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi tại 8 huyện, thị xã, thành phố. Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, tính đến tháng 8/2022, toàn tỉnh có 197 trường mầm non, 58.507 trẻ em đến trường, lớp; tỉ lệ huy động nhà trẻ đạt 27,8%, mẫu giáo đạt 96,9%; trong đó: huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,8%; trẻ mẫu giáo 4 tuổi đạt 98,0%, mẫu giáo 3 tuổi đạt 95,5%. Tỉnh Lào Cai và 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
Video đang HOT
Ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đặt mục tiêu: Giai đoạn 2023-2024 công nhận mới 90 xã, phường, thị trấn; nâng tổng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi lên 148/152, đạt 97,3%; 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi; quý I/2025, tỉnh Lào Cai đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi.
Tuy nhiên, giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như một số quy định, cơ chế, chính sách chưa được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu; nhiều trường mầm non phải bố trí vượt quá số điểm trường quy định và khoảng cách giữa các điểm xa nhau; thiếu nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ…
Để đạt những mục tiêu đã đề ra, ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đã tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong việc tuyển dụng giáo viên mầm non; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuẩn cho giáo viên; hoàn thiện mạng lưới trường lớp; xây phòng học mới và mua sắm thiết bị dạy học; đồng thời giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và tầm vóc cho trẻ.
Tại tỉnh Điện Biên, thực hiện Nghị định số 105 của Chính phủ, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND Quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ các hoạt động của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ trẻ em. Cụ thể, năm học 2021-2022, có hơn 36.600 trẻ em được hỗ trợ tiền ăn trưa với kinh phí hỗ trợ trên 47 tỷ đồng. Hỗ trợ nhân viên nấu ăn đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 18 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS trong 2 năm học 2020-2021, 2021-2022 hơn 14 tỷ đồng.
Trong suốt những năm qua, tỉnh Bắc Kạn, nơi có DTTS chiếm gần 90%, luôn triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ giáo dục vùng DTTS : Thực hiện tốt việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, góp phần duy trì vững chắc các tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; 100% trẻ em 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non
Những khó khăn trong giáo dục mần non nói riêng và các cấp học nói chung ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là vấn đề kinh phí mà với điều kiện địa hình hiểm trở, nhiều địa bàn vùng núi cao, giao thông không thuận lợi, nhiều nơi đường đất, dốc đứng, vùng hải đảo xa đất liền, dân cư sống rải rác đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập mạng lưới trường, điểm trường mầm non. Do vậy, mặc dù giáo dục mầm non vùng khó khăn được quan tâm đầu tư, nhưng mới chỉ thu hút được 59,1% trẻ em đến trường,
Thời gian tới, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng bền vững, ưu tiên địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng khó khăn; việc đề xuất xây dựng hệ thống nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của các ban ngành, địa phương, cấp ủy chính quyền các cấp và toàn xã hội./.
Cần có chương trình giáo dục mầm non đối với lớp mẫu giáo ghép ở vùng sâu, xa
Nếu triển khai Đề án phổ cập GDMN cho trẻ 3-4 tuổi thì cần phải giải quyết được bài toán thiếu giáo viên, điều kiện học tập.
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang gấp rút triển khai "Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi". Vấn đề này đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Nên hạ chuẩn trình độ giáo viên mầm non
Bày tỏ quan điểm về việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi, bà Nguyễn Thị Minh Quý, công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết:
"Hiện huyện Sìn Hồ đã thực hiện được công tác huy động gần như 100% trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi đến lớp. Tuy nhiên, về các điều kiện để giáo dục cho các em thì chưa thể đảm bảo. Đặc biệt là khó khăn trong nguồn tuyển dụng đội ngũ giáo viên.
Các em học sinh Trường Mầm non Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu trong giờ ra chơi (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ).
Hiện tại, toàn huyện Sìn Hồ còn thiếu 28 giáo viên cấp mầm non theo quy định, nhưng theo Luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên. Điều này gây ra khó khăn trong việc tìm nguồn tuyển giáo viên mầm non trên địa bàn, bởi hầu hết những giáo viên có trình độ cao đẳng hay đại học cũng đều lựa chọn làm việc tại những nơi có điều kiện sống tốt hơn như đồng bằng.
Do vậy, tôi mong rằng, có thể hạ chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non cho riêng những vùng khó, vùng cao như huyện Sìn Hồ để chúng tôi có thêm nguồn tuyển, đảm bảo trẻ được học tập đầy đủ".
Cũng theo bà Quý, để khắc phục vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên trên, phía huyện Sìn Hồ cũng đã có những biện pháp như cho giáo viên của trường đang thiếu ít nhân lực dạy kiêm nhiệm thêm lớp của trường thiếu nhiều. Do vậy, có nhiều giáo viên mầm non trên địa bàn hiện nay đang phải dạy cho cả hai trường nên rất vất vả.
Ngoài vấn đề khó khăn về đội ngũ giáo viên, các trang thiết bị, bếp ăn, nhà vệ sinh của các trường mầm non trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục cho các em.
Vậy nên, bà Quý cũng hi vọng, các cấp có thẩm quyền có thể bổ sung thêm kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các bếp ăn, nhà vệ sinh, phòng bộ môn cho các nhà trường.
Bên cạnh đó, bà Quý cũng chia sẻ, bản thân cũng mong muốn tất cả các trẻ 3 - 4 tuổi trên địa bàn được học "Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo" theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, hiện cũng chỉ có số ít trường có điều kiện thực hiện được chương trình này. Do đây là một chương trình được áp dụng tùy theo nguyện vọng của gia đình, nên nguồn kinh phí học cho các em phải do phụ huynh tự đóng góp. Bởi vậy, phía huyện cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động phụ huynh đóng góp cho các con đi học.
Hầu hết người dân huyện Sìn Hồ đều là đồng bào dân tộc thiểu số nên kể cả việc nộp 5.000 - 10.000 đồng đã khó chứ chưa nói đến việc nếu học theo chương trình tiếng Anh thì một tuần các cháu phải học 2 buổi sẽ cần phải đóng 50.000 đồng/tuần.
Bà Quý tin rằng, nếu các cấp có thẩm quyền có chế độ hỗ trợ cho các con vùng cao thêm được phần chi phí học tập tiếng Anh, sẽ giúp các con có thể được phát triển toàn diện, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước.
Cũng bàn về vấn đề này, bà Hoàng Thị Thơm, công tác tại bộ phận giáo dục mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên cho hay, đối với trẻ 3 - 4 tuổi, để thực hiện được công tác phổ cập giáo dục thì hầu như mọi thứ của những huyện miền núi đều khó khăn.
Tuy nhiên, khó khăn nhất trong công tác giáo dục mầm non của huyện Mường Chà là các em học lớp mẫu giáo ghép nhưng lại không có chương trình dạy cho hình thức lớp này.
Cô giáo cùng các em học sinh Trường Mầm non số 1 Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà).
Việc học lớp ghép sẽ giúp cho trẻ em mẫu giáo vùng cao có cơ hội được tiếp cận giáo dục. Bởi điều kiện kinh tế của các huyện vùng này gặp khó khăn, giao thông đi lại vất vả, dân cư phân bố thưa thớt.
Hiện các trường mầm non trên địa bàn huyện Mường Chà cũng đã lập ra những kế hoạch tùy theo hoạt động của lớp học để buổi học được diễn ra hiệu quả hơn như xác định buổi học đó có thể dạy chung hay riêng theo độ tuổi,... Nhưng vẫn gặp nhiều bất cập do trẻ không cùng lứa tuổi, đặc biệt là đối với lớp ghép cho trẻ 3 và 4 tuổi.
Cũng theo bà Thơm, hàng năm trường cũng có những mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí, quần áo, sách vở,... cho các em nhưng chỉ cải thiện được phần nào. Chính sách mỗi năm từ địa phương do là vùng khó khăn nên cũng không có nhiều.
Cơ sở vật chất của các trường mầm non trên địa bàn huyện cũng còn thiếu trầm trọng, thậm chí, có những trường không có cả đường nước chứ chưa nói đến các thiết bị dạy học hay đồ chơi cho trẻ.
Do vậy, theo bà Thơm, để công tác phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo trong thời điểm hiện tại được diễn ra thuận lợi thì cần phải cải thiện, khắc phục từ chương trình học tới các cơ sở vật chất cho những vùng khó, vùng cao như huyện Mường Chà.
Đồng tình về những khó khăn mà các trường mầm non trên vùng đồi núi đang gặp phải, cô Phạm Thị Chang, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho biết, hiện tại, Trường Mầm non Cổ Lũng đã hoàn thành được việc phổ cập được giáo dục cho trẻ 4 tuổi. Tuy nhiên, đối với trẻ 3 tuổi chắc phải đến 2025 mới có thể phổ cập được.
Bởi Trường Mầm non Cổ Lũng thuộc một miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên khu vực có địa hình rộng, lắm đồi nên việc di chuyển đưa trẻ đến trường học cũng gặp một số bất cập. Có những bạn ở khu vực cách trường học đến 6 - 7km nên việc huy động trẻ 3 tuổi đến lớp của trường vẫn còn nhiều khó khăn.
Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số Để đạt mục tiêu tiếp tục duy trì tỷ lệ ít nhất 8% học sinh (HS) người dân tộc thiểu số (DTTS) được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành Giáo dục tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp. Chuẩn...