Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công

Theo dõi VGT trên

Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị khám chữa bệnh không mượn máy hoặc đặt máy trong viện khiến người bệnh, các cơ sở y tế “tiến thoái lưỡng nan”.

Để “chia lửa” cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện do thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thì việc xã hội hoá, liên doanh liên kết, đặt máy và mượn máy là một giải pháp.

Thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 59 tỉnh, thành đã thực hiện lắp đặt hơn 3.400 máy y tế “xã hội hóa”. Nhưng gần đây, Bộ Tài chính liên tiếp có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khám chữa bệnh không mượn máy hoặc cho phép máy đặt trong viện. Không phải ngẫu nhiên mà đơn vị quản lý tài chính đưa ra yêu cầu này. Tuy nhiên, động thái này khiến người bệnh, các cơ sở y tế và cả nhân viên y tế “tiến thoái lưỡng nan”.

Phóng viên phỏng vấn bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, về những kiến nghị, đề xuất cho việc đặt, mượn máy tại hệ thống bệnh viện công lập.

- Thưa bà, sau một thời gian dài thực hiện, theo bà, mặt tích cực của mô hình xã hội hóa và liên doanh liên kết đặt máy, gửi máy tại các bệnh viện công được thể hiện như thế nào?

Tôi nghĩ ai cũng thấy được lợi ích lớn nhất chính là cho người bệnh. Trên thực tế kinh phí chúng ta đầu tư cho ngành y tế còn rất hạn chế, chưa kể là với những thủ tục; chủ trương cấp kinh phí, dự trù kinh phí để thành lập đề án cho đến lúc tiến hành đấu thầu và mua được máy có thể kéo dài hàng năm trời. Nếu làm một thống kê thì số lượng máy móc, trang thiết bị được các bệnh viện mua bằng tiền ngân sách hoặc tự chủ bệnh viện chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi bây giờ hơn 90% là máy xã hội hóa.

Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công - Hình 1

Bà Phạm Khánh Phong Lan.

- Có thể nói việc liên doanh liên kết cũng như hợp tác đặt máy và cho mượn máy tại các bệnh viện công đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nói chung, nhưng theo bà, vì sao Bộ Tài chính liên tiếp có công văn yêu cầu không thực hiện máy mượn hoặc cho phép máy đặt trong bệnh viện công lập?

Khi nhìn một sự vật hiện tượng, tôi nghĩ cần phải nhìn nhiều chiều. Việc liên doanh liên kết đặt máy mang lại hiệu quả rất lớn trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Nhưng đi kèm theo nó là những rủi ro về pháp lý, và đúng như Bộ Tài chính nói là hình thức này chưa được quy định trong pháp luật.

Nhưng điều tôi không thống nhất với Bộ Tài chính là cách giải quyết. Nếu chưa có trong luật, thì hãy tổng kết đánh giá và đưa vào trong luật. Bây giờ chúng ta phải cho nó một cơ sở pháp lý, bởi mục tiêu cao nhất của chúng ta là phục vụ người bệnh.

Một điều băn khoăn nữa là nếu Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị khám, chữa bệnh không mượn máy hoặc cho phép đặt máy trong viện thì liệu Nhà nước có bảo đảm là sẽ trang bị đủ và kịp thời máy móc; trang thiết bị cho bệnh viện đủ đáp ứng được yêu cầu của bệnh nhân hay không? Và đương nhiên nếu như chúng ta cấm trong hệ thống công lập thì sự việc cũng sẽ tái diễn giống như tình trạng thuốc hiện nay.

Video đang HOT

Tiến thoái lưỡng nan với máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công - Hình 2

Hệ thống máy đặt, máy mượn từ các công ty trúng thầu hóa chất hoạt động hiệu quả tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

- Theo bà, điều gì đang cản trở sự quản lý minh bạch các thiết bị xã hội hóa và dịch vụ xã hội hóa?

Theo quan điểm của tôi, chúng ta đang ở một tình thế mà tất cả đều mang tính tương đối. Tôi chọn làm sao để phục vụ cho bệnh nhân được nhiều nhất và đương nhiên tiêu cực tới đâu thì chúng ta là đó xử lý tới đó, nhưng phải có một nền pháp lý rõ ràng.

Còn bây giờ các bệnh viện hầu như ngưng trệ, mua máy mới thì không dám; máy đáng sử dụng thì cũng phập phù không biết tới ngày nào bởi bảo hiểm y tế “khóa van” chi trả đối với bệnh nhân.

- Vậy bà bình luận như thế nào về việc Bộ Y tế, Bảo hiểm Y tế và Bộ Tài chính đẩy “quả bóng” trách nhiệm trong việc tiến hành xem xét, chấn chỉnh lại các liên doanh liên kết và cho mượn máy?

Từ Bộ Y tế cho tới Bảo hiểm cho tới Bộ Tài chính không thấy bộ nào phân tích đánh giá một cách tổng hợp để thấy được là hơn 90% số bệnh viện của chúng ta đang sử dụng máy đặt.

Bây giờ, cứ hết Bộ này, Bộ kia quản không được nhưng mà chỉ đưa ra được những lý giải để trốn tránh trách nhiệm. Bộ Tài chính trả lời không có trong luật. Vậy tại sao hàng chục năm nay hình thức mượn máy, cho phép đặt máy trong bệnh viện vẫn hiện hữu? Nếu trái pháp luật thì tại sao Bộ Tài chính không cảnh báo, không cấm ngay từ đầu.

Còn bây giờ đã cho các đơn vị thí điểm thì anh phải có tổng kết đánh giá, phải kết luận giữa mặt lợi mặt hại, cái nào quan trọng hơn thì chúng ta phải là tiến hành làm. Không phải tự nhiên mà tất cả bệnh viện với một cơ chế như nhau, nhưng có bệnh viện thì lại được nhiều bệnh nhân tín nhiệm. Bởi vì ở đấy không những có bác sĩ giỏi mà còn phải có máy móc trang thiết bị hiện đại và có thuốc tốt.

Tôi không thống nhất với Bộ Tài chính về cách giải quyết. Nếu chưa có trong luật, thì hãy tổng kết đánh giá và đưa vào trong luật. Bây giờ chúng ta phải cho nó một cơ sở pháp lý, bởi mục tiêu cao nhất của chúng ta là phục vụ người bệnh..

- Trong giai đoạn này theo bà thì Bộ Y tế cũng như Bộ Tài chính cần có hướng giải quyết như thế nào để không ảnh hưởng tới quyền lợi của người bệnh bởi trên thực tế thì sự ảnh hưởng này đã và đang xảy ra ở nhiều cơ sở y tế?

Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Bộ Tài chính thử đặt mình vào vị trí người bệnh đi đến khám chữa bệnh và nhận được thông báo bây giờ muốn xét nghiệm phải đi ra ngoài mà làm; phải tự bỏ tiền túi, thậm chí trả tiền cao gấp mấy lần. Đây chính là hệ lụy nếu chúng ta tiến hành theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Thêm nữa các bệnh viện từ trước tới giờ vẫn phải chạy đua với quá tải, nếu bây giờ bị ngưng trệ vì những quy định của Bộ Tài chính, Bảo hiểm y tế thì tôi nghĩ sau này chúng ta sẽ phải trả giá.

Tôi nhớ cách đây nhiều năm, tại kỳ họp Quốc hội khóa 13, các đồng chí trong Ban kinh tế Trung ương cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này nhưng tới bây giờ vẫn trôi về đâu rồi.

Ngân sách phân bổ cho y tế đã nâng từ 6,3% lên gần 7,2% (tính đến năm 2020) nhưng nhiều cơ sở y tế còn lạc hậu, thiếu thốn… và phải chi cho y tế dự phòng hơn 20%, ưu tiên cho các vùng sâu vùng xa, cũng như dàn trải cho hơn 60 tỉnh thành. Để “chia lửa” cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện do thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thì việc xã hội hóa, liên doanh liên kết, đặt máy và mượn máy là một giải pháp

- Theo bà nếu duy trì cơ chế máy đặt, máy mượn trong bệnh viện thì mô hình này nên thực hiện theo hình thức nào cho phù hợp?

Thực ra, các hình thức nào đấy chỉ là cái tên gọi thôi. Nhưng chúng ta cần chính thức hóa trong luật để có những ràng buộc nhất định.

Tôi khẳng định, với tình hình ngân sách chúng ta chưa thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm trang thiết bị của các bệnh viện và dù cho có đáp ứng được thì cũng phải mất thời gian cho tất cả thủ tục đấu thầu, lập dự án chưa kể khi chúng ta mua một cái máy sẽ kèm theo chi phí bảo trì, bảo dưỡng rồi thì khấu hao…. một hồi thì nó cũng giống như một doanh nghiệp thôi. Ta hãy tính toán xem là con đường nào có lợi nhất, số tiền chúng ta chi ra thấp nhất nhưng lo được cho bệnh nhân nhiều nhất.

- Có cần một cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò trung gian để giám sát mối quan hệ này giữa tư nhân vào bệnh viện công không, thưa bà?

Tôi không có ý định là đặt thêm một cơ quan gì nữa. Tôi nghĩ chúng ta có quá đủ rồi là khác. Vấn đề có chịu làm hay không thôi.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tạo động lực tăng trưởng cho vùng, 'cởi trói' cho doanh nghiệp

Ngày 5/12, Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tạo động lực tăng trưởng cho vùng, cởi trói cho doanh nghiệp - Hình 1
Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu, chuyên gia và doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững" của Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021 cũng như đề xuất nhiều giải pháp cụ thể trong việc khôi phục và phát triển kinh tế thời gian tới.

Trao đổi bên lề Diễn đàn, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Diễn đàn được tổ chức là cơ hội, điều kiện để các đại biểu lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức tài chính trong các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế, thể chế, gói hỗ trợ phục hồi - phát triển kinh tế dự kiến sẽ được thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội tới.

Ông Trần Hoàng Ngân nhận định: Đại dịch COVID-19 đã tác động hết sức nặng nề, nghiêm trọng đến toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng trên nhiều mặt, cả kinh tế, xã hội, sức khỏe và tính mạng con người. Về kinh tế, dịch COVID-19 đã gây ra tổn thất chưa từng có, khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang đặt mức bình quân 7% năm (2018 -2019) giảm xuống 2,91% trong năm 2020 và năm 2021 có thể chỉ tăng trưởng khoảng 2%. Nhưng nặng nề nhất là dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của người dân Việt Nam với con số tử vong hàng chục nghìn người, trong đó 70% là tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Diễn biến của dịch vẫn sẽ tiếp tục phức tạp, khi trong tuần qua, số ca nhiễm tiếp tục tăng, đặc biệt là số ca tử vong vẫn cao, đe dọa đến khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian tới. Chính vì vậy, rất cần gói hỗ trợ phục hồi - phát triển kinh tế có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tạo động lực tăng trưởng cho vùng, cởi trói cho doanh nghiệp - Hình 2
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân. Ảnh: Viết Tôn/Báo Tin tức

Theo ông Trần Hoàng Ngân, cuộc khủng hoảng hiện nay xuất phát từ vấn đề y tế, do đó gói hỗ trợ phục hồi - phát triển mới phải đủ lớn để nâng cao được năng lực y tế từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vaccine, thuốc điều trị... và cả cơ chế tài chính, thu nhập của lực lượng y bác sỹ phục vụ tuyến đầu. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ phải đủ rộng để tất cả các đối tượng yếu thế, người bị ảnh hưởng đều tiếp cận được.

Đối với kinh tế, Nhà nước cần gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có nhiều đối tượng được thụ hưởng như giao thông, hạ tầng số, hạ tầng viễn thông, kinh tế số và có tác động dài hạn như các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất lao động trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, không có nghĩa là đầu tư dàn trải mà phải chú ý đến động lực tăng trưởng. Đông Nam Bộ vốn chiếm tới 40% tổng thu ngân sách, riêng Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 27% lại chính là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất và cần có gói hỗ trợ để khôi phục lại động lực tăng trưởng. Cụ thể, cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư đường Vành đai 3 kết nối Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực tăng trưởng cho vùng, khôi phục sự đứt gãy chuỗi hàng hóa, giảm chi phí logistics.

Ngoài ra, cần tính đến gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi "cơn bão COVID-19" như hỗ trợ lãi suất, tiếp cận vốn, về bảo lãnh tín dụng, giúp hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ đến các "vườn ươm" sáng tạo, khởi nghiệp để tạo nên đà phát triển toàn diện hơn cho đời sống kinh tế.

Trao đổi về các nội dung liên quan đến chủ đề của diễn đàn, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phân tích: Năm 2021, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế so với năm 2020. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 tại các tỉnh thành phía Nam mà Thành phố Hồ Chí Minh là "điểm nóng" nhất đã "vô hiệu hóa" hầu hết các cơ hội tăng trưởng mà doanh nghiệp đang có.
Việc bắt buộc phải áp dụng chính sách chống dịch nghiêm ngặt như cách ly tập trung, phong tỏa vùng đỏ, chốt chặn bảo vệ vùng xanh... gây nhiều khó khăn cho sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước. Các nguồn lực của doanh nghiệp bị đóng băng, không thể lưu thông, thậm chí bị bào mòn do chi phí cố định vẫn phải chi, thậm chí tăng thêm để đáp ứng quy định phòng, chống dịch trong khi doanh thu giảm mạnh hoặc bằng không. Những doanh nghiệp có chi phí cố định lớn và vay ngân hàng càng nhiều thì rủi ro càng cao.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, việc "lệch pha" trong chiến lược "Zero COVID-19" khi thế giới đã chuyển sang thích ứng để phục hồi khiến kinh tế Việt Nam trong quý III/2021 suy giảm nghiêm trọng chưa từng có. Rất may, Chính phủ và các Bộ, ngành đã điều chỉnh chiến lược ứng phó với dịch COVID-19 theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Ngay khi được "cởi trói", các doanh nghiệp đã nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa trong nước cũng như tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu dịp cuối năm. Nhờ đó, kinh tế quý IV/2021 sẽ khởi sắc và bù đắp phần nào những tổn thất trước đó.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, việc khôi phục kinh tế phụ thuộc vào chính sách ứng phó với dịch bệnh. Khi Nhà nước đã xác định thích ứng, chung sống an toàn, tạo điều kiện để các nguồn lực, dòng vốn của doanh nghiệp được lưu thông thì kinh tế sẽ nhanh chóng phát triển theo quy luật thị trường. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn thời gian qua đã đi đúng hướng và từng bước phát huy được hiệu quả. Điển hình như chính sách giãn nợ, khoanh nợ, không để doanh nghiệp rơi vào nhóm "nợ xấu"; hỗ trợ về chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội giúp doanh nghiệp giảm bớt phần nào áp lực về tài chính.

Về chiến lược phục hồi và phát triển bền vững kinh tế thời gian tới, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền khuyến nghị cần đẩy mạnh đầu tư công bởi việc thực hiện các dự án đầu tư công sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các gói thầu phụ. Đầu tư công cũng kích cầu, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp vào các lĩnh vực khác, thúc đẩy chi tiêu của xã hội.

Song song đó, Nhà nước cần mở rộng nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp tiếp cận phục vụ sản xuất. Tuy nhiên cần có giải pháp để hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất thay vì đầu tư chứng khoán hay bất động sản dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tăng trưởng nóng nhưng không tạo ra hàng hóa cho xã hội. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, để đảm bảo môi trường cho kinh tế khôi phục, cần tiếp tục phủ nhanh vaccine cho toàn bộ người dân, duy trì và phát huy hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân của hệ thống y tế lưu động để giảm số ca tử vong xuống mức tối thiểu; nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người dân để có thể sống chung an toàn.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Hiện nay tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố cơ bản phục hồi khá tốt. Riêng các doanh nghiệp trong ngành cơ khí - điện đã phục hồi trên 90% công suất hoạt động; thậm chí, có doanh nghiệp đạt trên 100% để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của khách hàng trong dịp cuối năm. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được ban hành trong thời gian qua cũng đã phần nào trợ giúp các doanh nghiệp hồi phục nhanh hơn, nhưng thực sự vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

"Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hiện nay có rất nhiều rồi, vấn đề nằm ở chỗ hiệu quả thực thi chính sách. Doanh nghiệp mong muốn thời gian tới các Bộ, ngành liên quan có giải pháp hiệu quả hơn trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận chính sách dễ hơn, phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng doanh nghiệp", ông Đỗ Phước Tống chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?
06:19:21 26/12/2024
Tế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt NamTế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt Nam
09:51:38 26/12/2024
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩmNhững điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm
11:42:28 26/12/2024
Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnhPhụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
19:54:06 26/12/2024

Tin đang nóng

Phạm Hương flex bên trong tiệc Noel tại Mỹ, zoom cận phát hiện 2 thứ phơi bày cuộc sống chốn hào mônPhạm Hương flex bên trong tiệc Noel tại Mỹ, zoom cận phát hiện 2 thứ phơi bày cuộc sống chốn hào môn
19:25:19 26/12/2024
Công an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấpCông an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấp
23:30:54 26/12/2024
Mẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hônMẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hôn
20:10:36 26/12/2024
1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi
22:09:15 26/12/2024
Cô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹpCô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹp
20:05:48 26/12/2024
Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"
22:26:07 26/12/2024
SBS Drama Awards 2024: Đại hội tỏ tình của các nữ diễn viên xứ HànSBS Drama Awards 2024: Đại hội tỏ tình của các nữ diễn viên xứ Hàn
19:50:56 26/12/2024
Tỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổiTỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổi
22:06:06 26/12/2024

Tin mới nhất

Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

20:11:01 26/12/2024
Nếu cảm thấy khó tiêu thì hãy ăn một quả chuối để cảm thấy dễ chịu hơn. Đạt được công dụng này là do chuối chứa prebiotic làm tăng khả năng xử lý thức ăn của vi khuẩn đường ruột nên hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

20:08:25 26/12/2024
Chống lại sự cám dỗ của đồ ăn vặt nhiều calo hoặc nhiều đường trước khi đi ngủ. Những thói quen như vậy có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon.
Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

20:04:43 26/12/2024
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cam chứa nhiều vitamin C, B9 (acid folic) và có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch.
Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

20:02:38 26/12/2024
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh.
Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

19:57:03 26/12/2024
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được. Thêm vào đó, nguy cơ cao từ máu độc trong phần chi hoại tử có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân sau nối.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

19:48:26 26/12/2024
Bệnh cúm thường tiến triển lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch. Các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng có thể dẫn đến tử ...
Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn

Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn

19:45:42 26/12/2024
Đây là một trường hợp hy hữu và đầy thách thức khi lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải của bệnh nhân bị đứt lìa hoàn toàn.
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?

Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?

19:39:56 26/12/2024
Bác sĩ cảnh báo, khi thời tiết chuyển sang lạnh, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim gia tăng đáng kể.
Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

19:34:06 26/12/2024
Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI vừa cấp cứu thành công sản phụ Nguyễn Thị Quý và thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm: dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, đa ối, thai to.
5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi

5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi

19:29:30 26/12/2024
Bạc hà là phương pháp chữa trị tự nhiên đã có từ lâu đời giúp điều trị các vấn đề về hô hấp. Các hợp chất dược liệu trong trà bạc hà có thể chữa đau họng bằng cách làm sạch chất nhầy và giảm viêm do nhiễm trùng phổi.
Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng

Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng

19:26:32 26/12/2024
Sau một thời gian dùng thuốc, bà B. vẫn đau lưng, sẹo vẫn y nguyên nên phải đến BVĐK Yersin Nha Trang thăm khám, điều trị. Sau một tuần điều trị tại đây, tình trạng đau lưng của bà B. giảm dần.
Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

12:02:52 26/12/2024
Tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn là thực phẩm giúp giảm và duy trì cân nặng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tôi mất 30 năm để biết 8 "bí mật" của máy sấy tóc, bạn tốn 2 phút để biết tất cả!

Tôi mất 30 năm để biết 8 "bí mật" của máy sấy tóc, bạn tốn 2 phút để biết tất cả!

Sáng tạo

00:59:04 27/12/2024
Bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra: Máy sấy tóc có nhiều công dụng rất thần kỳ . Máy sấy tóc là món đồ quá đỗi quen thuộc trong gia đình, riêng nhà tôi phải có trên dưới 5 chiếc.
Loài chim 'không chân' có khả năng bay liên tục 10 tháng không nghỉ

Loài chim 'không chân' có khả năng bay liên tục 10 tháng không nghỉ

Lạ vui

00:58:07 27/12/2024
Các nhà khoa học từ lâu đã biết chim yến còn mệnh danh là loài chim không chân có thể bay liên tục trong thời gian dài, nhưng gần đây mới có chứng cứ xác thực và con số cụ thể.
Đình Triệu rạng rỡ khi được bắt chính ở bán kết ASEAN Cup

Đình Triệu rạng rỡ khi được bắt chính ở bán kết ASEAN Cup

Sao thể thao

00:57:33 27/12/2024
HLV Kim Sang-sik làm CĐV bất ngờ khi trao cơ hội bắt chính cho Đình Triệu ở trận đấu thứ 2 liên tiếp tại ASEAN Cup 2024.
Ukraine "bồn chồn" trước nguy cơ Nga mở mũi tiến công mới

Ukraine "bồn chồn" trước nguy cơ Nga mở mũi tiến công mới

Thế giới

23:29:06 26/12/2024
Giới chức và chuyên gia Ukraine cảnh báo khả năng Nga tiếp tục mở thêm mũi tấn công mới vào Kherson, khu vực mà nhịp độ chiến sự diễn ra tương đối chậm trong thời gian qua.
'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

Sao việt

23:12:37 26/12/2024
Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai , Phan Đinh Tùng trở lại với các hoạt động nghệ thuật, song cũng dành thời gian cho gia đình nhỏ của mình.
11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện

11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện

Netizen

23:11:43 26/12/2024
Ngày nay, nhiều gia đình, đặc biệt là những nhà có con nhỏ, hoặc ông bà lớn tuổi thường lắp camera để tiện quan sát và quản lý. Chị Tú Anh (45 tuổi, ở Hà Nam, Trung Quốc) cũng không ngoại lệ.
Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào

Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào

Hậu trường phim

23:03:34 26/12/2024
Quyền Linh nói anh ngượng ngùng, toát mồ hôi khi lần đầu đóng cảnh hôn với nghệ sĩ Hồng Đào - đàn chị lớn hơn gần 10 tuổi.
Phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán pháo nổ trái phép

Phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán pháo nổ trái phép

Pháp luật

22:40:28 26/12/2024
Ngày 26/12, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển pháo nổ trái phép trên địa bàn.
Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim châu á

22:33:07 26/12/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Who Is She đã lên sóng tuần thứ 2 và tiếp tục trở thành chủ đề được truyền thông, khán giả Hàn săn đón nhiệt tình.
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả

Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả

Phim việt

22:23:44 26/12/2024
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa đưa khán giả đi qua một cơn mưa rào của tuổi thiếu niên trong trẻo bằng câu chuyện vừa mới mẻ vừa hoài niệm.
Phản ứng của nam ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz khi nghe bài hát "meme" chế nhạo mình

Phản ứng của nam ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz khi nghe bài hát "meme" chế nhạo mình

Nhạc việt

22:19:47 26/12/2024
Nam ca sĩ khá điềm nhiên, tận hưởng màn trình diễn của Ngô Lan Hương. Ở các phần cao trào của màn trình diễn, J97 còn không quên lắc lư, nhịp nhịp theo nhạc.