Tiến sỹ Việt giúp Mỹ dự báo siêu bão
Tuổi 30 làm trưởng một phòng nghiên cứu về khí tượng thủy văn khá mạnh tại Mỹ, TS Trịnh Quang Toàn là đối tác của Cục Công binh Mỹ trong vấn đề dự báo tác động của siêu bão lên hệ thống hồ đập nước này. Anh cũng đang chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất thế giới về Việt Nam.
ặc cách học thẳng tiến sỹ ở Mỹ
TS Trịnh Quang Toàn nguyên là sinh viên Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. 9 năm trước, khi vừa tốt nghiệp đại học, anh vinh dự được một GS Mỹ nhận đặc cách làm nghiên cứu sinh (không qua thạc sỹ) tại Đại học California Davis. Lý do của sự đặc cách này là thời sinh viên, anh tham gia vào nhiều nghiên cứu khoa học, có cả những công bố quốc tế khi đang trên ghế nhà trường đồng thời nhận được nhiều Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam. “GS thấy mình có định hướng nghiên cứu rõ ràng nên nhận làm nghiên cứu sinh, thay vì học qua thạc sỹ”, TS Toàn chia sẻ.
TS Trịnh Quang Toàn (giữa) tham dự lễ ký kết thỏa thuận tài trợ chuyên gia giỏi nước ngoài tham gia dự án của FIRST. (Ảnh: Nguyễn Hoài)
Năm ngoái, ở tuổi 30, TS Toàn đã làm Trưởng phòng nghiên cứu khí tượng thủy văn của Đại học California Davis. Đây là phòng nghiên cứu khá mạnh trong lĩnh vực mô hình tính toán khí tượng thủy văn của Mỹ. TS Toàn chia sẻ, phòng nghiên cứu của anh có hơn 20 sinh viên, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Li-băng, Mỹ. Đáng tiếc chưa có sinh viên Việt Nam. Vì vậy, mong muốn của anh là thời gian tới có thể đưa một vài sinh viên Việt sang đây nghiên cứu. “Sinh viên Việt Nam có tư duy, nỗ lực và sự cầu tiến”, anh nói.
Phòng nghiên cứu của TS Toàn có rất nhiều đối tác ở Mỹ và các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm ngoái, siêu bão Irma đổ bộ vào bang Florida của Mỹ khiến giới chức phải sơ tán 6,3 triệu dân, một trong những chiến dịch sơ tán lớn nhất lịch sử nước Mỹ. “Bọn mình được Cục Công binh Mỹ giao cho số tiền gần 1 triệu USD để dự báo ảnh hưởng của siêu bão đến hệ thống hồ đập của nước này”, TS Toàn chia sẻ. Anh cho biết thêm, phòng nghiên cứu của mình đang hợp tác với Malaysia trong vấn đề biến đổi khí hậu, hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề chuyển giao mô hình tính toán, dự báo thực với hệ thống hồ đập. “Bọn mình vừa làm nghiên cứu cơ bản, vừa có những mô hình ứng dụng, tính toán tiên tiến nhất được áp dụng trong dự báo khí tượng thủy văn”.
Là người phát triển một trong những mô hình tính toán dự báo thủy văn hiện đại của Mỹ, TS Trịnh Quang Toàn mong muốn sẽ đưa công nghệ về Việt Nam, để giải quyết một trong những vấn đề bức xúc của Việt Nam hiện nay là an toàn hồ đập trên lưu vực sông lớn. Vì thế, trong lần về nước vừa qua, anh không chỉ tham gia vào Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 mà là một trong 10 nhà khoa học được dự án First (Dự án khoa học công nghệ có vốn ODA lớn nhất ở Việt Nam) mời tham gia nghiên cứu.
TS Toàn sẽ thực hiện dự án chuyển giao công nghệ tính toán mưa, lũ lớn cho các lưu vực sông liên quốc gia trong điều kiện hạn chế hoặc không có dữ liệu đo đạc – Áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Đà, sông Thao, gồm cả lưu vực thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Giúp Việt Nam giải bài toán dự báo tác động hệ thống hồ đập từ Trung Quốc
TS Toàn chia sẻ, tại thượng nguồn của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình và sông Mê Kông, Trung Quốc xây dựng nhiều hồ đập song quốc gia này không chia sẻ dữ liệu. Bài toán đặt ra là nếu hệ thống hồ đập đó có sự cố, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như nào? Dự án của TS Toàn sẽ khôi phục dữ liệu từ phía Trung Quốc. “Bọn mình sẽ dùng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, radar, vệ tinh để khôi phục lại một phần dữ liệu cần thiết cho Việt Nam”.
Video đang HOT
Dự án cũng sẽ giúp phía Việt Nam quan trắc được mực nước hồ ở Trung Quốc thông qua ảnh vệ tinh. “Công nghệ ảnh vệ tinh sẽ giúp phía Việt Nam theo dõi mực nước hồ trên thượng nguồn hàng ngày, thậm chí hàng giờ”.
TS Toàn cho biết, công việc bên Mỹ rất bận rộn, khi nhận thêm dự án này, áp lực với anh là rất lớn nhưng anh vẫn quyết tâm làm bởi mong muốn “làm sao đưa công nghệ của mình về Việt Nam để Việt Nam không chỉ ứng dụng mà còn có thể làm chủ công nghệ, thay vì đi vay mượn. Một lý do nữa là “khi làm dự án tại Việt Nam mình có cảm giác như làm cho chính bản thân mình”.
Chia sẻ việc có về nước làm việc không? TS Toàn nói, nếu ở Việt Nam mà đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam thì mình sẵn sàng trở về, còn nếu ở bên kia mà có thể đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam thì mình sẽ ở bên kia. Mình không có mục tiêu rõ ràng là ở lại Mỹ hay về Việt Nam mà quan trọng nhất là ở đâu có thể giúp cho Việt Nam nhiều hơn.
Trước mắt, vị TS trẻ sẽ có 11 tháng để hoàn thành dự án của FIRST. Năm 2019 anh sẽ lại về nước để tham gia chương trình đào tạo tiên tiến cho Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, tham gia đào tạo về nguồn nhân lực cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Áp dụng mô hình tính toán do TS Toàn chuyển giao, Việt Nam có thể dự báo thực tác động của hệ thống hồ đập Trung Quốc đến Việt Nam. Trường hợp xảy ra sự cố, chúng ta có thể dự báo trước 12h, 36h, 48h để có thể làm công tác chuẩn bị như di dân.
Nguyễn Hoài
Theo Tiền Phong
"Trường Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập"
Các trường từ phổ thông đến Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập chứ không phải để các em phải sang nước khác học tập.
Ngày 24/8, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng các sở, ngành liên quan đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên.
Chưa có sự liên kết ba nhà: Nhà trường - doanh nghiệp - nhà quản lý
Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, quy mô đào tạo của Đại học Đà Nẵng hiện nay là 55.413 sinh viên, trung bình hàng năm tuyển sinh 11.000 chỉ tiêu cho bậc Đại học và 1.500 chỉ tiêu trình độ Cao đẳng.
Các trường từ phổ thông đến Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập. Ảnh: AN
"Đại học Đà Nẵng phấn đấu trở thành Đại học đẳng cấp quốc tế, phát triển theo hướng đại học nghiên cứu, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực.
Đến năm 2025, một số trường Đại học thành viên trở thành đại học nghiên cứu và Đại học Đà Nẵng nằm trong nhóm 5 Đại học hàng đầu Việt Nam đẳng cấp khu vực và quốc tế, thuộc nhóm 200 đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á và nhóm 500 Đại học hàng đầu khu vực châu Á", ông Vũ cho hay.
Góp ý cho sự phát triển của nhà trường, ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho rằng, đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các trường đại học trong khu vực và ngay cả giữa các trường ở Đà Nẵng. Vai trò dẫn dắt của Đại học vùng Đà Nẵng đang có "nguy cơ bị đe dọa".
Ông Dũng cho biết, vừa rồi thành phố làm việc với các doanh nghiệp Công nghệ thông tin và Du lịch đều kêu thiếu nhân lực trầm trọng nhưng nhà trường lại không đáp ứng đủ.
"Chúng ta chưa có sự hợp tác tốt giữa ba nhà là: Nhà trường - nhà sử dụng lao động (doanh nghiệp) - nhà quản lý.
Bởi chúng ta đào tạo nhưng thả nổi cho thị trường quyết định, không có dự báo nguồn nhân lực.
Để rồi hậu quả là nhà trường đào tạo ra những ngành nghề không phù hợp, sinh viên thất nghiệp trong khi ngành mà doanh nghiệp cần tuyển thì không".
Ông Dũng nói thêm, Đà Nẵng từng kỳ vọng vào chương trình đào tạo ngoại ngữ sẽ giúp địa phương này có được một nguồn nhân lực phục vụ du lịch phong phú.
Nhưng cách đào tạo không đúng khiến học sinh chỉ biết đọc thông, viết thạo nhưng khi giao tiếp với người nước ngoài thì lúng túng, không nói chuyện được.
Do đó, ông Dũng đề nghị nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, cho "ra lò" những lứa sinh viên năng động, không thụ động.
"Trong làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ thì nhà trường phải đào tạo ra những sinh viên biết tự tạo công ăn việc làm cho mình và người khác. Chứ không phải là những sinh viên ra trường rồi cắp cặp đi xin việc", ông Dũng nói.
"Lôi kéo con em mình ở lại học tập"
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ ấn tượng với con số 70% sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng của Đại học Đà Nẵng.
"Các trường từ phổ thông đến Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập. Nếu có chương trình đào tạo chất lượng cao, môi trường học tập tốt thì không việc gì các em phải đến nơi khác học.Ông Nghĩa khẳng định, hướng phát triển của thành phố là bên cạnh dịch vụ du lịch, y tế thì giáo dục thuộc nhóm ưu tiên kêu gọi đầu tư.
Đà Nẵng đang tìm kiếm các đối tác để đầu tư và làm việc đó. Thành phố kỳ vọng sẽ xây dựng thành một trung tâm đào tạo đẳng cấp".
Do đó, Bí thư Nghĩa đề nghị Đại học Đà Nẵng phải chuyển đổi mạnh mẽ, khẩn trương hoàn thiện và chuyển về Làng Đại học (tại phường Hòa Qúy, quận Ngũ Hành Sơn). Nếu chậm trễ, làng đại học này có thể sẽ bị chia 5 sẻ 7 và lúc đó các nhà đầu tư khác sẽ nhảy vào.
Ngoài ra, về hướng đào tạo của trường phải hướng đến các ngành nghề mà thành phố đang khát nguồn nhân lực. Đó là ngoại ngữ, công nghệ thông tin và du lịch.
Ông Nghĩa cũng dẫn ra câu chuyện về các khu công nghệ cao Đà Nẵng, đó là hướng đầu tư mà nhà trường nên hướng đến.
Các trường cần tập trung đào tạo những ngành mà mà Khu công nghệ cao này cần đến. Ngoài ra, Bí thư Đà Nẵng yêu cầu nhà trường tổ chức ngày khai giảng là một ngày vì học sinh, sinh viên.
Đó phải thực sự là ngày hội của thầy trò chứ không phải là ngày hội "của các bác muốn lên tivi". Ông Nghĩa nói nhà trường nên tổ chức một cách khoa học, tạo ra những niềm vui trong ngày đầu tiên các em đến trường.
Theo giaoduc.net.vn
Đồng Tháp: Chuẩn bị ứng phó với lũ ngày khai giảng Theo dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn, năm 2018 lũ ở khu vực đầu nguồn sông Cửu Long sẽ cao hơn năm trước và có thể sẽ vượt báo động 2. Ảnh minh họa/internet Nếu thực sự lũ đạt mức đỉnh như dự báo, sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức tựu trường, khai giảng và thực hiện dạy và...