Tiến sĩ Võ Tá Hân trao tặng 957 quyển sách khoa học cho Trường ĐH Sư phạm TPHCM
Gần 1000 cuốn sách nằm trong dự án trao tặng sách cho các trường đại học ở Việt Nam nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy do Tiến sĩ Võ Tá Hân tài trợ.
Ngày 10/11/2021, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 957 quyển sách về khoa học do Tiến sĩ Võ Tá Hân trao tặng thông qua Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng. Nguồn sách này nằm trong dự án trao tặng sách cho các trường đại học ở Việt Nam nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy do Tiến sĩ Võ Tá Hân tài trợ.
Tham dự buổi lễ, về phía đơn vị trao tặng sách có: Bà Lê Thị Mỹ Châu – Chủ tịch công ty cổ phần Vinafirst, đại diện Quỹ học bổng Võ Tá Hân; ông Võ Thành Chất – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh; bà Vũ Thị Kiều Dung – Phòng Văn hóa Thông tin xã hội; Đại tá Lê Nam Sơn – Lữ đoàn 125; ông Lê Bá Linh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Pacific Foods; ông Phạm Thái Lâm – Tổng Công ty địa ốc Sài Gòn.
Về phía Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng nhà trường; Tiến sĩ Cao Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng ; Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung – Phó Hiệu trưởng; Tiến sĩ Lâm Thanh Minh – Quyền Trưởng phòng Công tác chính trị và Học sinh sinh viên; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Thành Vinh – Quyền Trưởng phòng Hợp tác quốc tế; Thạc sĩ Lê Văn Hiếu – Giám đốc Thư viện cùng với sự có mặt của các thầy cô cán bộ của Thư viện.
Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi lễ.
Bà Lê Thị Mỹ Châu – Đại diện Quỹ học bổng Võ Tá Hân phát biểu.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư Huỳnh Văn Sơn đã bày tỏ niềm vui khi nhận được sự hỗ trợ của Tiến sĩ Võ Tá Hân và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh.
Với số sách mà Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận sẽ là nguồn tài liệu quý giá giúp cho giảng viên, sinh viên, cán bộ nhà trường có cơ hội cập nhật kiến thức về các lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế của trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia.
Tiến sĩ Cao Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng tiếp nhận sách quyên tặng
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung – Phó Hiệu trưởng trao tặng Quỹ học bổng Võ Tá Hân.
Trong dịp này, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trao tặng Quỹ học bổng Võ Tá Hân với số tiền là 20.000.000 đồng. Với sự hỗ trợ này, trường hy vọng sẽ đồng hành cùng Quỹ học bổng chung tay giúp đỡ các thế hệ trẻ Việt Nam có thêm nguồn hỗ trợ, động viên trong học tập, rèn luyện.
Trong những năm qua, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng, quan tâm đến phát triển văn hóa đọc trong cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường. Nhà trường đã đầu tư xây dựng Thư viện đạt chuẩn Quốc gia, hiện đại, với đầy đủ phòng đọc, kho sách, tài liệu với hơn 100.000 đầu sách và hệ thống học liệu điện tử kết nối với nhiều trường đại học trong và ngoài nước. Đây là nơi cung cấp nguồn thông tin phong phú phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của sinh viên, giảng viên.
Các trường học khu vực miền núi nhìn nhận về sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6
Với nhiều ưu điểm vượt trội giúp định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, kênh hình, kênh chữ bắt mắt, thu hút... sách giáo khoa (SGK) mới lớp 2 và lớp 6 đang nhận được những phản hồi tích cực.
Giờ học môn tiếng Anh của học sinh lớp 6 Trường Phổ thông cấp 2 Dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc.
Nhiều ưu điểm nổi bật
Năm học 2021 - 2022, thêm khối lớp 2 và lớp 6 ở tất cả trường học trong tỉnh được học theo SGK Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (sau khối 1 được áp dụng từ năm học 2020 - 2021). Sau gần 2 tháng trải nghiệm thực tế, các trường học ở miền núi đã có những phản hồi tích cực về các bộ sách này.
Giờ học tiếng Anh của các em học sinh (HS) lớp 6, Trường Phổ thông cấp 2 Dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc, đã diễn ra trong bầu không khí sôi nổi hơn với nhiều hoạt động nhỏ thú vị trong năm học mới này. Giáo viên môn tiếng Anh Nguyễn Thị Hằng, cho biết: SGK tiếng Anh lớp 6 năm nay sử dụng cuốn i-Learn Smart World của Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Bộ sách năm nay có sự tiếp nối, phát triển của chương trình học các năm trước, HS được rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các hoạt động nhỏ trong mỗi bài học và các học liệu là sách mềm. Giáo viên có thể sử dụng công nghệ để tiết học sinh động, tạo hứng thú cho HS.
Theo ông Phạm Tuấn Quảng, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Ngọc Lặc: Năm học 2021 - 2022, Ngọc Lặc có 2.730 HS khối 2 và 2.316 HS khối 6. Phòng GD&ĐT đang yêu cầu các nhà trường nhận xét, đánh giá về SGK mới lớp 2 và lớp 6, đồng thời đề xuất những cách dạy phù hợp, hiệu quả.
Theo đánh giá của cô giáo Phạm Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lang Chánh 1 (huyện Lang Chánh): Chương trình SGK mới lớp 2 năm nay có rất nhiều ưu điểm do chương trình được xây dựng mang tính tổng quát, phù hợp với yêu cầu đổi mới tư duy phương pháp dạy học. Cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên lớp 2C, Trường Tiểu học thị trấn Lang Chánh 1, chia sẻ: SGK lớp 2 mới rất phù hợp với HS, nhất là môn Toán, giúp các em tính nhẩm rất nhanh. Còn môn tiếng Việt giúp các em đọc tốt hơn rất nhiều so với những năm trước.
Từ tháng 5 - 2021, UBND tỉnh đã ban hành danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 áp dụng trên địa bàn, trong đó, phần lớn SGK thuộc bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Theo phản hồi của nhiều giáo viên, sách mới có rất nhiều ưu điểm nổi trội, giảm tải những nội dung không còn phù hợp hoặc quá hàn lâm với HS; quy trình dạy sách mới rất rõ ràng, dễ thực hiện; tính cảm thụ của chương trình sách mới cao; SGK môn ngữ Văn lớp 6 thay đổi rất nhiều so với chương trình cũ, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS, các tác giả chọn lựa được các văn bản rất gần gũi để các em có thể vận dụng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, phát huy được tính chủ động của người học; các môn học tích hợp liên môn bổ trợ kiến thức cho nhau, giúp HS củng cố kiến thức nền tảng và có thêm nhiều hiểu biết về văn hóa, xã hội; kênh hình, kênh chữ đảm bảo tính thẩm mỹ, gây hứng thú cho người học... Ngoài ra, giảng dạy SGK mới, giáo viên còn có các học liệu, sách điện tử để làm công cụ hỗ trợ.
Vẫn còn những điểm chưa hợp lý
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật không thể phủ nhận, nhưng theo nhiều giáo viên, SGK mới lớp 2 và lớp 6 vẫn còn những điểm chưa hợp lý như: Có những bài thiết kế dài, khiến giáo viên khó khăn trong việc chuyển tải đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nhất là đối với lớp đông HS, trình độ không đồng đều; một số bài học chưa phù hợp với lứa tuổi; trang thiết bị, đồ dùng dạy học cung ứng chậm... Do vậy, các nhà trường cũng như giáo viên ở khu vực miền núi mong muốn sớm được đầu tư, cung ứng kịp thời trang thiết bị, đồ dùng dạy học để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Cô giáo Ngô Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kiên Thọ 1 (Ngọc Lặc), cho rằng: "SGK mới về thể thức thì đúng, nhưng về mặt nội dung một số bài học tính giáo dục chưa cao, không gần gũi, không dễ đi vào lòng người, nhất là với trẻ nhỏ; thỉnh thoảng vẫn còn một số hình ảnh bị méo mó, nếu người làm sách chau chuốt hơn thì sẽ tốt hơn".
Nhận xét kiến thức của chương trình SGK lớp 2 năm nay cô giáo Đỗ Thị Duyên, Trường Tiểu học Hải Long (Như Thanh), cho biết: So với năm trước kiến thức đưa vào chương trình SGK lớp 2 năm nay nhiều hơn, vì thế tốc độ làm việc của giáo viên và HS vất vả hơn. Khi dạy sách mới, giáo viên phải nghiên cứu nhiều hơn, HS ở nhà cũng cần rất nhiều sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh để việc học tập đạt kết quả cao hơn, do các tiết luyện tập của HS trên lớp quá ít. Ngoài ra, SGK môn Giáo dục thể chất bài đọc rất dài, không phù hợp với lứa tuổi HS.
Thầy giáo Hoàng Thanh Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Khang (Như Thanh), chia sẻ: Đối với HS miền núi, nhiều bài học khá dài, kiến thức nhiều. Môn Khoa học tự nhiên, nhà trường không có giáo viên được đào tạo cả 3 môn, do đó phải bố trí 2 giáo viên giảng dạy. Nhà trường kiến nghị nên đào tạo sớm giáo viên để có thể giảng dạy tốt môn học này trong thời gian tới.
Những phản hồi của giáo viên ở các nhà trường khu vực miền núi - những người trực tiếp giảng dạy là một kênh thông tin quan trọng để các tác giả, nhà xuất bản tham khảo, nghiên cứu và có những điều chỉnh phù hợp trong những năm tới để SGK được hoàn thiện hơn.
Ranh giới và quy tắc nào trong giao tiếp thầy - trò bên ngoài giảng đường? "Không phân định rõ ràng sẽ dễ khiến học trò xem thầy cô như "một người bạn lớn tuổi đang đứng lớp", từ đó vô tình đánh mất đi những sự tôn trọng cần thiết của trò dành cho thầy". Giao tiếp thầy - trò bên ngoài giảng đường Nghiên cứu sinh Đào Lê Tâm An - chuyên viên tâm lý của trường...