Tiến sĩ “Quả cầu vàng” với hàng loạt bài báo quốc tế
Tiến sĩ Vòng Bính Long, người gây ấn tượng với hàng chục bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế, nhiều báo cáo tại hội nghị quốc tế… là gương mặt nổi bật nhất của giải thưởng “ Quả cầu vàng 2018″.
Nói T.S Vòng Bính Long, sinh năm 1984, khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM là con người của thành tích không hề quá – anh đang sở hữu bộ thành tích đáng nể bằng chính niềm đam mê nghiêm túc với nghiên cứu khoa học.
TS Vành Bính Long
Sau khi tốt nghiệp ĐH, Vòng Bính Long là một trong hai sinh viên được giữ lại làm việc tại trường. Từ 2012-2015, anh đi làm nghiên cứu sinh ở Nhật Bản với học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật bản và hoàn thành xuất sắc khóa học tiến sĩ. Ngay trong thời gian học, anh đã có 9 bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín, tác giả của một số bằng sáng chế.
Được giữ lại Nhật Bản làm việc nhưng TS Vành Bính Long quyết định trở về nước làm việc với khát khao về nước phát triển các vật liệu nano – polymer có hoạt tính sinh học để điều trị các bệnh viêm nhiễm và cả ung thư. Đây là lĩnh vực rất phát triển ở các nước tiên tiến nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Từ năm 2012 đến nay có thể nhìn thấy nỗ lực làm việc, nghiên cứu của TS. Vành Bính Long qua các con số đáng nể phục: 18 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó 8 bài là tác giải chính; 5 báo cáo Oral xuất sắc và 8 báo cáo Poster xuất sắc tại các hội nghị khoa học quốc tế; 3 chương trình sách quốc tế; đồng tác giải 6 bằng sáng chế và vật liệu nano – polymer ứng dụng trong y học.
Ngoài ra, anh còn chủ nhiệm một dự án nước ngoài đã báo cáo nghiệm thu, một đề tài cấp Nhà nước, thành viên chính của một một dự án nước ngoài đang triển khai…
Video đang HOT
Năm 2015, TS. Vành Bính Long giành giải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ tại Hội nghị Vật liệu Sinh học Châu Á. Cùng thời điểm này, anh tiếp tục nhận giải thưởng Taylor & Francis dành cho nhà khoa học trẻ tại Hội nghị Châu Á về nghiên cứu các Gốc tự do tại Thái Lan. Năm 2017, anh được trao giải thưởng tại Hội nghị vật liệu sinh học Nhật Bản.
TS Vành Bính Long là gương mặt nhà khoa học xuất sắc được trao giải thưởng “Quả cầu vàng 2018″
Đam mê nghiên cứu nhưng TS. Vành Bính Long không phải là “mọt sách”. Ngay từ thời sinh viên, anh đã rất năng nổ, tích cực trong các hoạt động xã hội. Sau này, anh tham gia các nhóm học thuật trong vai trò chủ chốt để kết nối, hỗ trợ sinh viên trong học tập, trong nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, anh có nhiều hoạt động kết nối hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản với các trường, viện nghiên cứu ở TPHCM.
Năm 2018, TS. Vòng Bính Long được T.Ư Đoàn chọn là đại biểu tiêu biểu của Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
Và mới đây, anh là gương mặt nổi bật của giải thưởng “Quả cầu vàng 2018″ được trao cho 10 nhà nghiên cứu khoa học trẻ trong cả nước.
Hoài Nam
Theo Dân trí
PGS Trần Đan Thư từ nhiệm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen
Sau 5 tháng về làm hiệu trưởng đại học này, ông Trần Đan Thư từ nhiệm vì "một số lý do cá nhân".
Trong thư điện tử gửi cán bộ, giảng viên và sinh viên Đại học Hoa Sen, PGS Trần Đan Thư cho biết 8/11 là ngày làm việc cuối cùng của ông trên cương vị hiệu trưởng trường này. Ông được UBND TP HCM công nhận Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nhiệm kỳ 2017-2022 theo đề nghị của Hội đồng quản trị trường này từ giữa tháng 7.
"Khoảng thời gian không dài, nhưng cũng không phải quá ngắn, trên cương vị Hiệu trưởng, tôi đã có cơ hội và vinh dự được làm việc trực tiếp với rất nhiều các anh chị của trường đại học tư thục đầy năng động và cá tính", ông Thư chia sẻ trong thư. Nguyên nhân của việc từ nhiệm được ông đưa ra là "một số lý do cá nhân".
Ông Trần Đan Thư. Ảnh: Đại học Hoa Sen.
Ông Thư 52 tuổi, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP HCM, được giữ lại trường làm giảng viên và nhận bằng thạc sĩ vào năm 1995.
Tiếp đó, ông Thư tu nghiệp tại Viện Bách khoa Toulouse (Pháp) rồi nhận bằng tiến sĩ năm 2001. Ông trở về Việt Nam, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM).
Ông Thư được phong hàm phó giáo sư năm 2007, được bổ nhiệm chức vụ Trưởng khoa Công nghệ thông tin. Ông là tác giả và đồng tác giả của gần 40 bài báo khoa học, trong đó có nhiều bài đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành và có một bằng phát minh sáng chế tại Hàn Quốc.
Hồi đầu tháng 5/2018, người từng được đề cử làm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen - GS Trương Nguyện Thành, đã gửi thư chia tay giảng viên, sinh viên sau một năm làm Phó hiệu trưởng tại đây.
Ông Thành được 16 trong tổng số 18 thành viên Hội đồng quản trị Đại học Hoa Sen đồng ý đề cử giữ chức hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng không đủ cơ sở pháp lý để công nhận tiêu chuẩn hiệu trưởng đại học đối với ông Thành (tiêu chí là phải tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm).
Trước đó, một tập đoàn giáo dục tại TP HCM cho biết gần đây có một số cổ đông của Đại học Hoa Sen tiếp cận tập đoàn này và muốn chuyển nhượng lại cổ phần của họ tại đại học này.
Ngày 30/10, Đại học Hoa Sen tổ chức đại hội cổ đông bất thường với 42 cổ đông và đại diện ủy quyền của cổ đông với tỷ lệ hơn 91% số cổ phần của trường.
Tại đây, các cổ đông đã thông qua đơn từ nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị đồng thời tiến hành bầu bổ sung sáu thành viên mới nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Những chính sách giáo dục nổi bật nào có hiệu lực từ tháng 10 Giáo sư phải có ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế; Giáo viên sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí hay bỏ giới hạn tuổi với giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là những chính sách giáo dục nổi bật có hiệu lực từ ngày 10/10. Giáo sư phải có ít nhất...