Tiến sĩ ở Pháp thi trượt viên chức trường Ams chia sẻ về “sốc văn hóa ngược”
Nhân sự kiện “Ngày hội Giáo dục châu Âu” diễn ra tại Hà Nội mới đây, thầy giáo Đặng Minh Tuấn – một cựu du học sinh xuất sắc tại Pháp nhưng thi viên chức lại không đỗ vào Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm 2014 đã có những chia sẻ về hội chứng “ sốc văn hóa ngược” đối với du học sinh khi trở về nước.
Mọi người thường nghe đến “sốc văn hóa” khi sang sinh sống học tập tại một đất nước khác nhưng ít ai để ý rằng khi du học sinh trở về sinh sống và lập nghiệp trên chính quê hương mình thì họ cũng lại phải đối mặt với “sốc văn hóa” lần nữa, thậm chí còn khó khăn hơn rất nhiều.
Sốc do chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm thế
Anh Trịnh Xuân Tuân từng du học ngành Trí tuệ nhân tạo tại Thụy Điển cho biết, ngay lúc bước chân xuống sân bay Nội Bài, anh đã choáng váng bởi sự ồn ào, chen lấn bất lịch sự của một số người ở đây. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của chuỗi sốc sau này.
“Tôi đã từng trải qua một thời gian dài thất nghiệp ở nhà, đi xin việc nơi nào cũng không nhận cho dù trước khi du học tôi có vị trí làm việc rất thuận lợi. Tôi đã trầm cảm khi gặp những vấn đề từ “sốc ngược”, anh Xuân Tuân nói thêm.
Tiến sĩ tại Pháp Đặng Minh Tuấn chia sẻ: “Khi các bạn du học ở châu Âu về, các bạn tự tin có nền tảng, kiến thức tốt. Nhưng đó không phải là tất cả. Có nhiều chuyện xảy ra không như ý muốn đó không phải vấn đề xuất phát từ bạn mà là do xã hội.
Cách đánh giá năng lực của mỗi người khác nhau nhưng theo tôi, tựu chung là có hai khía cạnh kiến thức và sự ảnh hưởng của bạn đến xã hội.
Nếu xét lỗi từ chính bản thân thì là do du học sinh chưa tìm hiểu về thông tin, tình hình nước nhà, công việc mình thích và chưa sẵn sàng về tâm thế để mở lòng “tái hòa nhập” với cuộc sống mình từng thấy thân quen nhưng nó đã không còn như trước nữa”.
Tiến sĩ tại Pháp Đặng Minh Tuấn đang chia sẻ về “sốc văn hóa ngược”.
Giải pháp chống sốc
Trước hết mỗi du học sinh (DHS) cần nhận thức được sự thay đổi của chính bản thân mình.
Chị Nguyễn Thái Thanh (cựu DHS Ireland) chia sẻ: “Tôi đã từng hay phê phán, chỉ trích, đánh giá, có định kiến với mọi thứ khi tôi chưa du học. Du học đã giúp tôi thay đổi thái độ, hành vi của mình. Dần dần, tôi không còn định kiến nữa. Thế nên, về nước, tôi đã áp dụng cảm quan ấy cho cuộc sống của mình, tôn trọng mọi sự khác biệt văn hóa cũng như trình độ phát triển để tôi nhanh chóng thích nghi hơn.”
Cựu DHS Thụy Điển Xuân Tuân cho rằng, sinh viên không nên giới hạn khả năng và vị trí của mình.
“Không có công ty nào trong nước tuyển dụng nên tôi đã nộp hồ sơ cho nước ngoài. Và tôi đã được nhận vào Silicon Valley.
Nói như thế không phải khuyên các bạn chỉ nộp cho công ty nước ngoài. Mà điều tôi muốn các bạn hiểu là đừng giới hạn mình ở một nơi.
Bạn có nhiều cách phát triển, có thể vào Nhà nước, nộp hồ sơ cho các công ty tư nhân hoặc công ty nước ngoài, miễn là ở nơi đó các bạn áp dựng được kiến thức, kỹ năng của mình”, anh Xuân Tuân nói.
Chị Nguyễn Thái Thanh (cựu DHS Ireland) và cựu DHS Thụy Điển Trịnh Xuân Tuân trong buổi chia sẻ.
Anh Đặng Minh Tuấn kết luận, du học không chỉ là học kiến thức chuyên môn mà còn học cách sống.
“Điều học được từ châu Âu về là khả năng quyết định, khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn. Khi về nước, chúng ta chưa giải quyết được khó khăn xung quanh mình thì tức là chúng ta chưa học được những kiến thức chúng ta cần phải học.
Trước khi về nước, DHS phải tìm hiểu thông tin từ các bạn trong nước, người thân về công việc, vị trí làm việc mình muốn. Mỗi nơi, mỗi tập thể có một văn hóa riêng vì thế, các bạn nên tìm hiểu văn hóa ấy.
Sau khi ra trường, nếu có cơ hội, tôi nghĩ DHS nên làm một năm ở nước ngoài. Lúc đó, hồ sơ của các bạn sẽ tốt hơn vì các bạn đã có kinh nghiệm thực tế.
Quan trọng là DHS đừng nản chí và hãy tự tin vào bản thân”, anh Đặng Minh Tuấn chia sẻ.
Hồng Vân
Theo Dân trí
Nam sinh lớp 7 giành 15 huy chương vàng Toán
Với việc đổi màu huy chương tại IMSO 2018, Trịnh Anh Minh đã hoàn thành mục tiêu giành huy chương vàng ở mọi giải Toán mà em từng tham gia.
18h30 ngày 4/10, gia đình anh Trịnh Khải Ca có mặt ở sảnh A1, sân bay quốc tế Nội Bài để chờ đón đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế (IMSO 2018) từ Hàng Châu, Trung Quốc trở về.
Đến sớm hơn một tiếng, cả gia đình mong ngóng sự xuất hiện của con trai Trịnh Anh Minh cùng tấm huy chương vàng. Ông ngoại của Minh đã 78 tuổi, ôm bó hoa hướng dương đứng chờ cháu, chốc chốc lại phóng tầm mắt vào trong khu lấy hành lý xem cháu trai đã ra chưa. Anh Khải Ca cũng thấp thỏm đứng ngồi không yên, mong sớm gặp lại con trai sau gần một tuần xa cách.
Không chỉ gia đình mà rất đông thầy cô, bạn bè trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và phụ huynh các thành viên trong đội tuyển có mặt từ sớm, mang theo hoa, băng rôn, cờ truyền thống của trường đến chào mừng Trịnh Anh Minh và đội tuyển Việt Nam. Dù chuyến bay trễ một giờ, ai nấy vẫn vui vẻ.
Đội tuyển Việt Nam về nước trong sự chào đón của gia đình, thầy cô, bạn bè.
Một năm chinh phục giấc mơ giành huy chương vàng thứ 15
Không nhớ chính xác lần thứ bao nhiêu ra sân bay đón con trai đi thi Toán quốc tế trở về, nhưng anh Khải Ca vẫn cảm nhận rõ được cảm xúc khác lạ trong lần này. "Nó khác và đặc biệt lắm, bởi đây là cuộc thi duy nhất con chưa giành vàng trước đó", anh Ca nói.
Trịnh Anh Minh, con trai anh Ca, đã nhiều lần tham dự các kỳ thi Toán quốc gia, quốc tế. Riêng huy chương vàng, Minh đã đoạt 14 tấm kể từ năm 2016 đến nay, trong đó gần nhất là huy chương vàng IMAS, IKMC 2018, giải bạch kim APMOPS 2018 hay hai lần quán quân AMC Australia...
Trịnh Anh Minh trở về Việt Nam sau khi giành huy chương vàng IMSO 2018. Ảnh: Dương Tâm
Ở kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) năm 2017, Minh là thí sinh nhỏ tuổi nhất trong đội tuyển Toán của Việt Nam. Dù đạt huy chương bạc, em vẫn rất buồn bởi mất điểm chỉ vì khâu trình bày.
Cứ kỳ thi nào sử dụng hình thức thi trắc nghiệm 100%, Minh đều đạt kết quả xuất sắc, còn với các cuộc thi có phần tự luận, em nhiều lần đạt điểm số không như kỳ vọng. Điều này khiến anh Ca trăn trở, quyết định giúp con nâng cao kỹ năng trình bày bởi nó không chỉ cần trong các kỳ thi mà còn hữu ích cho công việc, cuộc sống của con sau này.
Hè năm 2018, ngoài việc học Toán, đều đặn 4 buổi mỗi tuần, anh Ca đưa con đi học luyện viết chữ đẹp cùng các em lớp 1, lớp 2 và học thêm môn Văn. Dần dần, văn phong và cách trình bày của con khá lên. Vào năm học mới, bạn bè phải ngạc nhiên, trêu Minh "chuyển sang chuyên Văn hay sao mà mê Văn thế".
Cũng chính nhờ rèn kỹ năng trình bày, Minh đã đạt được mục tiêu đặt ra ở IMSO 2018. Em là một trong ba thí sinh cuối cùng được gọi tên lên bục danh dự nhận huy chương mà theo thông lệ ở các cuộc thi quốc tế, điều này đồng nghĩa với việc em đã giành điểm số cao thứ ba trong tổng 400 thí sinh.
Minh chia sẻ rất tự hào khi đã đổi màu huy chương. Bài thi có 25 câu trắc nghiệm, 13 câu tự luận và 6 câu khám phá. Dù cải thiện được cách trình bày, em vẫn chưa thực sự hài lòng với phần khám phá. "Phần đó chiếm nhiều điểm nhất và khó nhất, buộc học sinh tập trung suy nghĩ và sáng tạo", Minh nói và cho biết cần luyện thêm phần này để đạt kết quả tốt hơn ở các cuộc thi sau.
Thành tích không bất ngờ của "cậu bé vàng" Toán học
Cũng có mặt ở sân bay đón học trò, cô Cao Thị Vân Oanh, giáo viên chủ nhiệm lớp Minh tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đánh giá em học đều các môn, đặc biệt nổi trội ở Toán và Tiếng Anh. Em thông minh, có tính sáng tạo và rất chăm chỉ.
"Ngay từ khi vào học lớp 6 ở trường Ams, tôi đã phát hiện ra năng khiếu học Toán của em và thường xuyên dành riêng cho con những bài toán khó. Minh không tỏ ra e ngại mà ngược lại còn rất thích thú. Con thường làm bài một cách logic và luôn cố gắng tìm ra nhiều cách giải", cô Oanh chia sẻ.
Trịnh Anh Minh cùng thầy giáo Trần Phương trong buổi lễ chúc mừng thành tích của đoàn Việt Nam tại sân bay Nội Bài tối 4/10. Ảnh: Dương Tâm
Gắn bó với Trịnh Anh Minh từ các cuộc thi quốc tế, thầy Trần Phương, Phó giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng, rất ấn tượng với cậu học trò thường xuyên giải được các bài toán khó. Nhiều bài toán mà các anh chị khối trên phải đầu hàng thì em vẫn giải "ngon lành" theo cách của một học sinh lớp 5.
Đánh giá cao tư duy nhanh và sắc của Minh, thầy cô không bất ngờ trước thành tích 15 huy chương vàng Toán trong nước và quốc tế mà em đạt được. Minh chia sẻ vẫn muốn tiếp tục tham dự thêm các cuộc thi Toán để giao lưu với bạn bè quốc tế, đồng thời thử thách bản thân và làm quen với nhiều dạng bài.
Kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) lần thứ 15 được tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc) từ ngày 28/9 đến 4/10, với sự tham gia của 400 thí sinh đến từ 22 quốc gia. Đây là cuộc thi Toán và Khoa học bằng tiếng Anh thường niên dành cho học sinh tiểu học, không quá 13 tuổi trên toàn thế giới.
Năm 2018 là lần thứ tư Việt Nam tham dự kỳ thì này. 23/23 học sinh tham gia đều đạt giải, trong đó có 8 huy chương vàng, 10 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Đây là thành tích tốt nhất của đội tuyển Việt Nam kể từ khi tham dự giải.
Năm 2019, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế lần thứ 16. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Tổ chức giáo dục IEG được giao phụ trách tổ chức kỳ thi này.
Dương Tâm
Theo Vnexpress
Sau Quốc Học Huế thì đâu là ngôi trường đứng top 'rinh' cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long) là những cái tên nổi bật trong ngành giáo dục. Hai ngôi trường này từng nhiều lần mang cầu truyền hình trực tiếp chương trình Đường lên đỉnh Olympia về với quê hương, đạt được những thành tích xuất sắc. THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam - Cái...