Tiến sĩ… nợ đầu vào
Năm 2019, hàng loạt trường ĐH thông báo tuyển sinh chương trình tiến sĩ dự bị. Đáng nói, ở một số trường dù người học chưa đạt chuẩn đầu vào nhưng vẫn được theo học một phần chương trình đào tạo tiến sĩ chính thức.
Thông báo tuyển sinh chương trình dự bị tiến sĩ của các trường – ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Học trước 50% tín chỉ
Các trường ĐH thành viên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM thông báo xét tuyển dự bị tiến sĩ cho năm học này. Theo thông báo trên website Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ứng viên đăng ký chương trình dự bị tiến sĩ có thể tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp ĐH loại khá với điểm trung bình tích lũy từ 7.5 trở lên. Bên cạnh điều kiện văn bằng, ứng viên còn phải có bài luận về hướng nghiên cứu và có ít nhất một nhà khoa học hướng dẫn. Khi đó, phòng đào tạo sau ĐH của trường sẽ xem xét hồ sơ và công bố kết quả xét tuyển.
Thông báo tương tự cũng đang được triển khai tại các trường: Công nghệ thông tin, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn…
Quy định chung của ĐH Quốc gia TP.HCM cho phép người học dự bị tiến sĩ được đăng ký học các môn ở học phần tiến sĩ cùng các nghiên cứu sinh chính thức (trừ tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ). Người học dự bị tiến sĩ được tích lũy tối đa 50% số tín chỉ trong chương trình đào tạo tiến sĩ tương ứng và tối đa trong 24 tháng.
Đáng chú ý, các bài báo khoa học được công bố trong thời gian dự bị tiến sĩ sẽ được công nhận trong điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh. Kết quả các môn học được tích lũy để bảo lưu trong 24 tháng kể từ ngày thi hoặc bảo vệ kết thúc môn học đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh chính thức và được dùng để xét miễn môn trong chương trình tiến sĩ chính thức.
Viện Năng lượng nguyên tử VN (Bộ Khoa học – Công nghệ) cũng áp dụng chương trình tương tự với người học dự bị tiến sĩ.
Bồi dưỡng… ứng viên trước khi dự tuyển chính thức!
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Vũ Phan Tú, Trưởng ban Đào tạo sau ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết chương trình dự bị tiến sĩ được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của ĐH này (ban hành năm 2016).
Video đang HOT
Nói về mục tiêu triển khai, theo ông Tú, quy định mới của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ (năm 2017) yêu cầu dự tuyển trình độ tiến sĩ được nâng cao về trình độ ngoại ngữ, năng lực nghiên cứu, bài báo khoa học… Nhiều ứng viên có nguyện vọng học chương trình tiến sĩ nhưng chưa đủ điều kiện dự tuyển. Chương trình dự bị tiến sĩ sẽ giúp bồi dưỡng, hỗ trợ các ứng viên đạt được các yêu cầu này trước khi dự tuyển theo đúng quy định.
Một hình thức “nợ” đầu vào?
Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành năm 2017 của Bộ GD-ĐT quy định, chỉ khi người học đạt đủ các điều kiện tối thiểu thì đơn vị đào tạo mới phê duyệt danh sách trúng tuyển và ra quyết đinh công nhận nghiên cứu sinh. Vậy việc cho phép người học dự bị được các quyền lợi này phải chăng là một hình thức “nợ” đầu vào tiến sĩ?
Phó hiệu trưởng một trường ĐH thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng: “Chương trình dự bị tiến sĩ không phải là hình thức “nợ” đầu vào vì sau 24 tháng người học không hoàn tất được đầu vào thì mọi kết quả học tập trước đó đều bị hủy. Trong khoảng thời gian 24 tháng đó, người học chỉ được công nhận các học phần đã tích lũy vào chương trình chính thức nếu đạt đầu vào”.
PGS-TS Vũ Phan Tú khẳng định: “Người học dự bị tiến sĩ không phải là nghiên cứu sinh, do đó không phải là “nợ đầu vào”. Các cá nhân có nhu cầu thì đăng ký học dự bị tiến sĩ. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về tuyển sinh trình độ tiến sĩ, các ứng viên này phải đăng ký và dự tuyển đúng theo lịch tuyển sinh của ĐH Quốc gia TP.HCM và sau khi trúng tuyển mới chính thức là nghiên cứu sinh”.
Sai quy chế của Bộ GD-ĐT
Về việc tích lũy trước chương trình, ông Tú cho biết hiện ĐH này thực hiện đào tạo theo tín chỉ, người học được linh động đăng ký học để tích lũy các tín chỉ. Nếu người học đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu hoàn thành các môn học thì được tích lũy tín chỉ của môn học đó. Nhưng các học phần khác như môn học, báo cáo tổng quan, các chuyên đề tiến sĩ… chỉ được học khi trúng tuyển đầu vào.
Về việc này, theo tiến sĩ Đặng Quang Việt, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), việc học tiền tiến sĩ tách bạch với quy trình tuyển sinh, vì vậy không phải là hình thức cho “nợ đầu vào” đối với các ứng viên không đạt điều kiện tuyển sinh. Việc triển khai các chương trình dự bị tiến sĩ là tự chủ của các trường để hỗ trợ người học có mong muốn được chuẩn bị các kỹ năng hoặc nâng cao kiến thức để được tuyển sinh vào trường theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ.
“Nhưng thông báo cho phép người học được bảo lưu kết quả học tiền tiến sĩ để tính vào chương trình chính thức nếu được tuyển sinh chính thức là sai quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Hiện quy chế đã quy định rõ quy trình tuyển sinh đầu vào tiến sĩ, các cơ sở nào làm sai sẽ có chế tài xử phạt”, ông Việt khẳng định.
Điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh
Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành năm 2017 của Bộ GD-ĐT, người dự tuyển phải có bằng ĐH loại giỏi trở lên hoặc thạc sĩ; là tác giả 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời gian 3 năm tính đến ngày dự tuyển; có năng lực ngoại ngữ từ IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương.
Theo Thanh niên
Học viện BC&TT tổ chức lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ đợt 1 năm 2019
8 tân Tiến sĩ và 222 Thạc sĩ thuộc các chuyên ngành đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã vinh dự được nhận bằng tốt nghiệp, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu.
PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trao bằng Tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh tốt nghiệp.
Vừa qua (25/4), Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2019.
Đến tham dự buổi Lễ và chúc mừng các tân Tiến sĩ, Thạc sĩ về phía khách mời có TS AuThay Pala Vông, Bí thư Thứ nhất Đại sứ Quán Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam; PGS,TS Phạm Minh Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Khắc Trương, chuyên viên cao cấp Vụ lý luận chính trị Ban Tuyên giáo Trung ương.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Giám đốc Học viện cùng lãnh đạo các Khoa/Ban/Phòng và các đơn vị trực thuộc Học viện, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ hướng dẫn luận văn, luận án các lớp và đặc biệt có mặt đông đủ các NCS và học viên cao học.
PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu bế giảng khóa học. (Ảnh; Trí Nhân).
Phát biểu chúc mừng các tân Tiến sĩ, Thạc sĩ tại buổi lễ trao bằng PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền ghi nhận nỗ lực học tập và nghiên cứu không ngừng nghỉ của các học viên trong thời gian qua đồng thời hy vọng các tân Tiến sĩ, Thạc sĩ sẽ tiếp tục học tập và trau dồi để lĩnh hội tri thức mới nhất trong thời đại phát triển mãnh liệt của khoa học công nghệ. PGS,TS Lưu Văn An tin tưởng các tân Tiến sĩ, Thạc sĩ sẽ vận dụng sáng tạo những kiến thức được học tập tại nhà trường để làm tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.
PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trao bằng thạc sĩ cho các học viên
Trong niềm vui hân hoan của buổi Lễ bế giảng và giây phút rạo rực khi cầm tấm bằng trên tay, tân Thạc sĩ Nguyễn Văn Lực lớp Xây dựng Đảng và CQNN k231.B đã đại diện cho NCS, học viên cao học phát biểu cảm tưởng bày tỏ lòng biết ơn đối với các Giảng viên cùng những lời chúc tốt đẹp nhất đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
"Chúng em xin hứa với các thầy, cô giáo chúng em sẽ đem những kiến thức được trang bị để vận dụng sáng tạo áp dụng thực tiễn vào từng vị trí công tác để trở thành những cán bộ, những công dân có tri thức góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước...", tân Thạc sĩ Nguyễn Văn Lực chia sẻ.
Niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt các tân Thạc sĩ ngày nhận bằng tốt nghiệp...
Tại buổi lễ, 8 nghiên cứu sinh khóa 16, 18, 20, 21 của 3 ngành/chuyên ngành, gồm: Triết học có 4 nghiên cứu sinh, Công tác tư tưởng có 3 nghiên cứu sinh, Báo chí học có 1 nghiên cứu sinh được nhận bằng Tiến sĩ.
PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trao bằng thạc sĩ cho các học viên.
222 học viên cao học các khóa 20, 21, 22 của 12 ngành/chuyên ngành, gồm: Báo chí học có 54 học viên, Chính trị học phát triển có 13 học viên, Quan hệ công chúng có 12 học viên, Quản lý hoạt động văn hóa tư tưởng có 20 học viên, Quản lý xã hội có 55 học viên, Kinh tế chính trị có 8 học viên, Triết học có 11 học viên, Chủ nghĩa xã hội có 5 học viên, Hồ Chí Minh học có 4 học viên, Xã hội học có 3 học viên, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước có 30 học viên, Xuất bản có 7 học viên đã được công nhận tốt nghiệp và được nhận bằng Thạc sĩ.
Đăng Chung
Theo GDTĐ
Học đến bằng nào thì đủ? Tôi nảy ra ý tưởng viết bài này khi trong một ngày phải đóng vai tư vấn việc học cho 2 người. Đầu tiên là bà chị họ ở quê đưa con trai lên gặp cậu xem có nên đầu tư ôn thi đại học hay chỉ cố gắng lấy bằng cấp 3 rồi đi XKLĐ. Cùng ngày, trên một diễn đàn online...