Tiến sĩ Lương Hoài Nam: “Việt Nam giờ mới cấm xe máy là hơi muộn”
Tiến sĩ Nam cho rằng, đến năm 2030 khi không còn xe máy, Hà Nội sẽ trở nên hiện đại, văn minh, an toàn hơn.
Sở GTVT đang phối hợp với Viện Chiến lược của Bộ GTVT, nghiên cứu xây dựng đề án quản lý phương tiện giao thông, trong đó, dự kiến phương án trước năm 2030 sẽ chọn một trong 2 tuyến đường: Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi để thí điểm cấm xe máy. Trước thông tin trên, nhiều chuyên gia, người dân đã bày tỏ ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Kinh tế Lương Hoài Nam về nội dung này.
Tiến sĩ Kinh tế Lương Hoài Nam
Quan điểm của ông về đề án hạn chế phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông tại TP.Hà Nội dự kiến áp dụng vào năm 2030?
Tôi là thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP HCM, nơi cũng đang xem xét đề án cải tạo giao thông đô thị tương tự như đề án của Hà Nội. Cá nhân tôi ủng hộ đề án mà UBND và HĐND TP.Hà Nội đã thông qua vào năm 2017, với hàng trăm đầu mục công việc sẽ được triển khai từ nay đến năm 2030 – thời điểm mà xe máy sẽ được loại bỏ hoàn toàn trong nội đô Hà Nội.
Tôi theo sát tình hình thực hiện các giải pháp này ở Hà Nội, xem có gì hay có thể kiến nghị cho TP HCM. Việc cấm xe máy ở một số tuyến phố như Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi chỉ là bước đầu để các loại hình giao thông công cộng có thể hoạt động hiệu quả trên các tuyến phố đó, đồng thời cũng để người dân tận mắt thấy đường phố khi không còn xe máy thì sẽ như thế nào.
Hà Nội năm 2030, khi không còn xe máy, sẽ là một Hà Nội rất khác, hiện đại, văn minh, an toàn hơn nhiều (giao thông, không khí, môi trường sống, cảnh quan, trật tự đô thị…).
Video đang HOT
Hà Nội dự kiến sẽ cấm xe máy trên tuyến đường Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương trước thời điểm thực hiện đề án từ 2-3 năm. Tuy nhiên, nhiều người dân lo ngại rằng, việc cấm xe máy sẽ gây khó khăn khi di chuyển, nhất là đối với những hộ dân ở trong ngõ sâu?
Người dân trong ngõ sâu có thể đi ra các tuyến phố lớn bằng các phương tiện giao thông công suất nhỏ, bằng xe đạp, nếu dưới 1 km thì có thể đi bộ. Tôi có gần 10 năm sống ở châu Âu, không có ô tô, chẳng có xe máy, mỗi ngày đi bộ mấy km. Cũng có lúc tôi sử dụng giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện). Đa số người dân ở đó cũng sống như vậy, không ô tô, không xe máy, chỉ biết đến giao thông công cộng.
Các con tôi sống ở Singapore cũng vậy, đâu có ô tô, xe máy? Bến xe, tàu cách nhà, cách nơi làm việc trên dưới 1 km là bình thường, đi bộ, xa hơn thì dùng xe đạp. Ở Yangon (Myanmar) có xe lam. Ở Hong Kong có xe buýt mini…
Đường Nguyễn Trãi xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm
Giao thông công cộng ở Hà Nội hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của người dân chưa thưa ông?
Giao thông công cộng hiện rất èo uột, ở cả Hà Nội và TP HCM, chỉ đáp ứng được trên dưới 10% nhu cầu đi lại của người dân. Xe máy đã tiêu diệt giao thông công cộng. Hà Nội vốn có tàu điện từ thời Pháp thuộc.
Chúng ta cố gắng phát triển xe buýt, nhưng xe buýt đã không còn đường thông thoáng để chạy nhanh, nhiều, an toàn. Xe buýt cũng không còn nhiều hành khách để bán vé và kinh doanh hiệu quả khi hơn 80% người dân đi lại bằng xe máy. Tàu điện ngầm thì quá tốn kém, mà cũng không ở đâu chọn tàu điện ngầm là phương tiện giao thông công cộng chủ lực.
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc cấm xe máy từ rất lâu rồi, TP. Hà Nội giờ mới đang hoàn thiện đề án và chuẩn bị thực hiện vậy có muộn không thưa ông?
Cấm xe máy và hiện đại hóa đô thị thành công nhất là ở Trung Quốc. Không chỉ các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu mới cấm xe máy mà mấy thành phố nhỏ, thị xã, thị trấn gần biên giới Việt Nam cũng cấm xe máy.
Chúng ta bây giờ mới bắt đầu cấm là hơi muộn trong khi số lượng xe máy đã quá lớn. Năm 1996 cả nước chỉ có 4 triệu chiếc xe máy, nhưng bây giờ đã gần 60 triệu chiếc. Khi xe máy giá rẻ từ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam cuối thập niên 90, ép xe máy Nhật hạ giá mạnh và diễn ra việc “bình dân hóa xe máy”, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình. Thời điểm đó, Trung Quốc đã bắt đầu cấm xe máy ở các đô thị lớn. Quy hoạch giao thông toàn quốc lập 2013 đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 36 triệu xe máy. Nhưng hiện tại, chúng ta đã vượt gấp gần 2 lần với gần 60 triệu chiếc xe máy.
Ông đã đi nhiều nước trên thế giới và tìm hiểu nhiều về giao thông, vậy họ thực hiện cấm xe máy như thế nào, lộ trình ra sao?
Điều này tùy thuộc quy mô từng thành phố. Những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM cần có mạng lưới tàu điện ngầm làm xương sống thì cần nhiều thời gian, cỡ 10-15 năm. Quảng Châu bắt đầu “siết” xe máy từ đầu thập niên 90, đến 1/1/2007 thì cấm (trừ xe máy của quân đội, cảnh sát, bưu điện).
Khi đó Quảng Châu mới chỉ có vài ba tuyến tàu điện ngầm. Xe máy bị “siết” và giảm dần qua nhiều năm, tại thời điểm cấm, cả Quảng Châu chỉ còn khoảng 400.000 xe máy (chưa bằng 1/10 số lượng xe máy ở Hà Nội hiện nay), nên không quá sốc với người dân. Tôi cho rằng mục tiêu năm 2030 là phù hợp với Hà Nội, TP HCM. Những thành phố khác, nếu muốn làm, sẽ cần ít thời gian hơn, vì chưa cần đầu tư tàu điện ngầm. Chỉ trên dưới 5 năm là làm được.
Cám ơn ông!
Theo Danviet
Quận Thanh Xuân: Chấn chỉnh vi phạm thức ăn đường phố
Ngày 7/3, Đoàn kiểm tra vệ sinh ATTP quận Thanh Xuân và lực lượng chức năng các phường đã đi kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố khu vực xung quanh các trường học.
Đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự đô thị trên địa bàn.
Tại phường Thanh Xuân Bắc, lực lượng chức năng phường đã đi kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố khu vực xung quanh các trường học trên địa bàn.
Qua kiểm tra, đoàn đã xử phạt 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trước cổng trường THCS Việt Nam - Algeria về lỗi không đeo tạp dề, khẩu trang khi tham gia chê biên thưc phâm.
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Bắc Ngô Mỹ Linh cho biết, trên địa bàn phường có 168 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Địa bàn phường có nhiều khu tập thể cũ, đông dân cư. Hàng tuần, Ban Chỉ đạo ATTP của phường đã kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo mỗi cơ sở kiểm tra ít nhất 4 lần/năm.
"Ngoài kiểm tra định kỳ về vệ sinh ATTP, còn có sự giám sát của HĐND và Ủy ban MTTQ phường về vệ sinh ATTP. Đối với các trường hợp bán hàng rong, UBND phường giao Công an phường tăng cường kiểm tra, xử lý, không để tồn tại" - bà Linh chia sẻ.
Công an phường Thanh Xuân Bắc xử lý các trường hợp vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn
Tại buổi kiểm tra, công an phường Thanh Xuân Bắc cũng đã xử lý các trường hợp vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn, khu vực xung quanh trường học.
Chiều cùng ngày, Đoàn kiểm tra vệ sinh ATTP quận Thanh Xuân đã đi kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khu vực xung quanh các trường học trên địa bàn.
Trưởng phòng Y tế quận Thanh Xuân Phạm Hồng Diệp cho biết, đoàn đã đi kiểm tra, đề nghị các phường thường xuyên giám sát các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, yêu cầu các cơ sở phải thực hiện 10 tiêu chí về đảm bảo vệ sinh ATTP.
Theo Danviet
Hà Nội: Ô tô, hàng quán "đẩy" người đi bộ xuống lòng đường Tại nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, ô tô, xe máy đỗ tràn lan; các cửa hiệu, hàng quán "độc chiếm" vỉa hè làm nơi kinh doanh, "đẩy" người đi bộ xuống đường. Ô tô ngang nhiên đỗ ở lòng đường trước cửa Công an phường Giảng Võ Ngày 16/3/2018, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ban hành Mệnh...