Tiến sĩ ĐH Công nghiệp TP HCM xin rút khỏi danh sách ứng viên phó giáo sư
Một công trình nghiên cứu khoa học cấp trường của TS Đặng Công Tráng và hai cộng sự bị tố cáo sao chép luận văn.
Đại học Công nghiệp TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Chiều 2/3, TS Nguyễn Thiên Tuế, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp TP HCM, cho biết TS Đặng Công Tráng – Trưởng khoa Luật trường này – vừa có email xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2017.
“Hiện ông Tráng có việc riêng nên chưa thể gửi bằng văn bản. Khi nào nhận được đơn này, chúng tôi sẽ họp và có công văn báo cáo Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước”, ông Tuế nói.
Động thái này của TS Tráng diễn ra sau khi đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2017 “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam” do ông chủ trì bị tố cáo sao chép luận văn thạc sĩ.
“Đại diện nhóm thừa nhận có sai sót khi trích dẫn các nguồn tài liệu. Tỷ lệ sao chép bao nhiêu, Hội đồng khoa học cấp cơ sở sẽ rà soát và đưa ra kết luận. Tuần sau, chúng tôi sẽ họp kiểm điểm với nhóm nghiên cứu này, đồng thời sẽ trình ra Hội đồng kỷ luật nhà trường”, Hiệu trưởng Tuế cho hay.
Video đang HOT
Ngoài ông Tráng, nhóm nghiên cứu đề tài còn có TS Vũ Thế Hoài và Ths Nguyễn Thị Hải Vân – đều công tác tại đại học này. Đại diện nhóm nghiên cứu đã xin trường hủy bỏ đề tài, trả lại tiền nghiên cứu khoa học đã được cấp.
Gửi thư đến PV, một giảng viên đại học cho biết thông qua hoạt động nghiên cứu chuyên môn, ông phát hiện công trình của nhóm TS Tráng sao chép luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới”, chuyên ngành Luật kinh tế, khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014.
Ngoài ra, tiểu mục “1.1.2. Đặc điểm của bán hàng đa cấp” trong đề tài nghiên cứu của nhóm TS Tráng sao chép lại bài viết “Hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo Luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị” đăng trên mục Nghiên cứu – trao đổi của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 28/3/2017.
Tiểu mục “3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp” của nhóm ông Tráng được giảng viên trên chỉ ra là sao chép bài viết “Hoan thiên phap luât nhăm quan ly hiêu qua hoat đông ban hang đa câp” đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
“Vì sao một công trình như vậy lại có thể vượt qua tất cả cửa thẩm định nghiêm ngặt như Hội đồng khoa học cấp trường, Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở, Hội đồng ngành luật, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, để bổ sung điều kiện công nhận chức danh phó giáo sư cho TS Tráng?”, giảng viên này bức xúc.
Ngày 2/2, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017, gấp 1,7 lần năm 2016 và 2,3 lần năm 2015. Theo quy trình, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước sẽ căn cứ nghị quyết của hội đồng để ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho các nhà giáo. Các giáo sư, phó giáo sư sau đó sẽ nộp hồ sơ và được cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm.
Tuy nhiên, việc ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 đã bị dừng lại sau khi có nhiều phản ánh về chất lượng ứng viên. Ngày 8/2, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục – Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước – rà soát kỹ lưỡng đảm bảo chất lượng. Ngày 1/3, báo cáo tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, Bộ Giáo dục cho biết có 94 hồ sơ ứng viên bị phản ánh không đủ tiêu chuẩn, đang được xác minh.
Theo VNE
Vì sao Mỹ có thể để trường đại học tự phong giáo sư?
Theo nghiên cứu sinh Châu Thanh Vũ, tại ĐH Harvard, xấp xỉ 70% giáo sư trợ lý được phong giáo sư sau 7 năm.
ảnh minh họa
Ở Mỹ, giáo sư không phải chức danh Nhà nước, mà là vị trí được công nhận bởi trường đại học (nơi công tác), đi kèm chế độ đãi ngộ cụ thể.
Trái với quan điểm giá trị của chức giáo sư sẽ bị ảnh hưởng nếu để các trường công nhận chức danh, hệ thống đại học tại Mỹ đã chứng minh tính hiệu quả của việc này qua thời gian.
Hệ thống công nhận giáo sư tại Mỹ
Ở Mỹ, học giả tốt nghiệp tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ (post-doc) sẽ tìm đến vị trí giáo sư trợ lý (assistant professor) hoặc phó giáo sư (associate professor), trong 6-7 năm.
Cuối năm thứ bảy, hội đồng của trường đại học, gồm hiệu trưởng, các trưởng bộ phận/khoa liên quan, đôi khi một số học giả khách mời (ẩn danh) sẽ xét duyệt chức danh giáo sư (full professor) cho ứng viên.
Tại Harvard hiện nay, xấp xỉ 70% giáo sư trợ lý được phong giáo sư sau 7 năm.
Sau khi được phong chức danh, một số giáo sư sẽ có "tenure" - tạm dịch là biên chế trọn đời. Điều này có nghĩa nhà trường không thể tùy tiện đuổi việc giáo sư nếu không có vấn đề nghiêm trọng (như quấy rối tình dục, gian lận...). Quá trình sa thải phải qua nhiều khâu xét duyệt chặt chẽ.
Mục đích của chính sách biên chế trọn đời là đảm bảo nhà khoa học được thoải mái nghiên cứu những đề tài của mình mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như bất đồng quan điểm, đấu đá nội bộ hay lý do nào khác.
Ngoài ra, tại Mỹ, quyết định phong giáo sư phụ thuộc một phần việc giảng dạy và chủ yếu là nghiên cứu khoa học. Giáo sư có thể làm quản lý (trưởng khoa là một giáo sư), nhưng làm quản lý sẽ không thể được phong giáo sư. Những chức danh chỉ đi dạy (lecturer, adjunct faculty) cũng không thể được xét thành giáo sư.
Theo Zing
Tiêu chuẩn công nhận giáo sư thấp hơn tiến sĩ Tiêu chuẩn công nhận giáo sư ở nước ta hiện thấp và còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng những người không giảng dạy, không có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus vẫn được phong. ảnh minh họa Năm 2017, 1.226 người được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS). Đây là con số cao kỷ lục...