Tiến sĩ cũng phải học… kỹ năng nghề ?
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lên tiếng về việc đề nghị Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề.
Báo Pháp Luật TP.HCM có đăng bài viết “306 giáo viên ở 1 trường Cao đẳng thiếu chứng chỉ kỹ năng nghề” nói về việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề.
Sau khi đăng tải, nhiều người cho rằng một số giáo viên là tiến sĩ cũng phải học… kỹ năng nghề là chưa hợp lý. trả lời Pháp Luật TP Hồ Chí Minh , bà Nguyễn Thị Việt Hương – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng những thông tin trên chưa thực sự đầy đủ.
Giáo viên dạy tích hợp mới cần chứng chỉ kỹ năng nghề
.PV: Vậy quy định hiện hành có bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành không thưa bà ?
Bà Nguyễn Thị Việt Hương – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Pháp luật hiện hành chỉ quy định chứng chỉ kỹ năng nghề đối với giáo viên dạy thực hành, hoặc dạy tích hợp (vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành) trình độ trung cấp, cao đẳng.
Cạnh đó, thông tư 21/2020 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp, cũng quy định tùy theo cấp trình độ giảng dạy, giáo viên là nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên, hoặc có chứng nhận bậc thợ hoặc tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề, tốt nghiệp trình độ cao đẳng (theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014) là đạt chuẩn về kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành, dạy tích hợp.
Giáo viên dạy thực hành phải đạt chuẩn kỹ năng nghề. Ảnh: V.LONG
Như vậy, những giáo viên này không cần phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giảng dạy thực hành, tích hợp trong thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tham mưu Bộ LĐ-TB&XH ban hành các văn bản công nhận đủ chuẩn để dạy thực hành, tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng cho hàng nghìn giáo viên giảng dạy các ngành, nghề thuộc lĩnh vực đặc thù như y tế, giao thông.
Video đang HOT
Song song đó, công nhận các chứng chỉ chứng nhận trình độ kỹ năng nghề của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài tương đương chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề.
Quảng Cáo
.Vậy việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng cho 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề có phù hợp ?
Theo các báo cáo của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ, toàn bộ 306 giáo viên được nhà trường bố trí, phân công giảng dạy 19 ngành, nghề trình độ cao đẳng và 15 ngành, nghề trình độ trung cấp không có giáo viên nào có hồ sơ chứng minh đạt chuẩn về trình độ kỹ năng để giảng dạy các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định.
Nhà trường cũng báo cáo chỉ bố trí, phân công 306 giáo viên giảng dạy tích hợp, giảng dạy thực hành một số môn học, mô đun và giảng dạy tích hợp liên môn trong chương trình đào tạo của 19 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng; 15 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp (mỗi giáo viên giảng dạy tối thiểu là 2 mô đun, môn học; tối đa là 11 mô đun, môn học).
Trường cũng không bố trí riêng giáo viên để giảng dạy lý thuyết, trừ giáo viên giảng dạy các môn học chung.
Như vậy, căn cứ hồ sơ chứng minh về trình độ kỹ năng nghề và phân công giáo viên giảng dạy của nhà trường, việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề là đúng quy định của Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Quy định đã có từ lâu
. Nhiều giáo viên cho rằng việc đề ra chứng chỉ kỹ năng nghề đối với giáo viên thực chất là “giấy phép con” trong ngành cần phải loại bỏ. Quan điểm của tổng cục về vấn đề này như thế nào?
Với mục tiêu đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được cấu trúc với 50-75% thời lượng dành cho thực hành.
Theo đó, đối với mỗi ngành nghề đào tạo, yêu cầu khoảng 50-75% giáo viên có năng lực giảng dạy thực hành, dạy tích hợp.
Vì vậy quy định giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy thực hành, dạy tích hợp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề không phải là quy định mới. Quy định này rất cần thiết nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho giáo viên giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.
. Xin cám ơn bà!
Đừng yêu cầu Tiến sĩ phải đi học thêm chứng chỉ kỹ năng nghề nữa, rất vô lý!
"Đã là Tiến sĩ, họ hoàn toàn đủ tư cách, trình độ để làm công việc đúng lĩnh vực được đào tạo ra, đừng yêu cầu họ phải đi học thêm mấy chứng chỉ kỹ năng nghề nữa"
Mới đây, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký văn bản thông báo kết quả kiểm tra các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp tại Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ.
Đáng chú ý trong kết luận này tại thời điểm kiểm tra vào tháng 12/2020 thì vấn đề về đội ngũ cán bộ của trường này được cho là có "vấn đề". Cụ thể, trường có 312 giảng viên (gồm 10 tiến sĩ, 266 thạc sĩ, 30 cử nhân và 6 cán bộ thỉnh giảng) thì có 306 giảng viên dù đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhưng không giảng viên nào có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành.
Kết luận cũng đề nghị trường không bố trí giảng viên chưa đủ chuẩn giảng dạy, bổ sung giảng viên đạt chuẩn với một số ngành chưa đủ theo quy định. Đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 nhà giáo chưa đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để đảm bảo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại thông tư 08/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau kết luận này của Vụ Pháp chế -Thanh tra, dư luận không chỉ dấy lên lo ngại về thực chất năng lực đào tạo bấy lâu nay của trường này là như thế nào mà còn có nhiều luồng ý kiến thắc mắc, liệu rằng nếu căn cứ vào những chứng chỉ bằng giấy ấy để đánh giá năng lực của những người đã từng đứng lớp dạy nghề liệu có quá khắt khe với những giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ hay không.
Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Ảnh: Thùy Linh
Chia sẻ quan điểm với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh vấn đề này, Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: "Khi một giảng viên ở trường cao đẳng nghề đã có bằng tốt nghiệp về chuyên môn giảng dạy và được nhà nước công nhận, đồng thời được một cơ sở giáo dục nhận vào với tư cách là một giảng viên thì đồng nghĩa với việc người đó đã được chuẩn hóa về tay nghề.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều, để đứng chân được trên bục giảng chắc chắn đội ngũ ấy đã phải đi học và được đào tạo bài bản qua trường lớp. Vì qua quá trình đào tạo trước đó nên đương nhiên họ đã có tay nghề, giờ lại yêu cầu phải học lại chỉ để lấy về cái chứng chỉ bằng giấy thì có khác gì mình đang làm khó các giảng viên đó đâu.
Ví dụ với một người thợ hàn xì, trong quá trình đào tạo thì tùy vào khả năng hoàn thiện sản phẩm đó theo độ khó của công việc mà họ được giao, người thợ ấy sẽ được cơ sở giáo dục đó đánh giá năng lực làm việc, hay nói cách khác là đánh giá về kỹ năng nghề ở những bậc cao hơn và được cấp các chứng chỉ cụ thể. Điều này thì nhất thiết phải thông qua quá trình thi cử, đánh giá thực tiễn để khẳng định được năng lực thực sự của một người thợ lành nghề.
Còn với các cán bộ giảng viên, công việc chính của họ là giảng dạy mà giờ cũng đòi hỏi cả kỹ năng nghề thì có vẻ hơi khiên cưỡng. Theo tôi nghĩ, những người này cái họ cần chính là kỹ năng giảng dạy chứ không phải là kỹ năng nghề.
Đó là chưa nói tới việc, một giảng viên đã được công nhận là Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ thì rõ ràng trình độ chuyên môn nghề nghiệp của họ đã được nhà nước công nhận. Từ đó suy ra, với những khả năng chuyên môn đó họ sẽ có năng lực truyền đạt tri thức đối với các học viên dưới dạng là lý thuyết. Khả năng truyền đạt của họ sẽ được kiểm chứng lại thông qua các bài tập của các sinh viên hàng ngày trên lớp chứ không phải kỹ năng ấy của giảng viên được vận dụng trên các ngành nghề cụ thể.
Vì thế, sau sự việc này không chỉ những người trong cuộc mà ngay đến bản thân tôi cũng khá ngạc nhiên đặt ra câu hỏi: "Bây giờ Tiến sĩ cũng phải đi học nghề hay sao?". Theo tôi, không ít người cũng sẽ tự có câu trả lời rằng: "Tôi là Tiến sĩ đi dạy nghề chứ đâu phải là ông thợ nghề đâu mà bắt tôi phải đi học lại kỹ năng nghề!".
Phóng viên cũng đặt ra câu hỏi, liệu có cần thiết phải tổ chức đào tạo lại trình độ kỹ năng nghề cho 306 giảng viên được nhắc tới hay không, vì việc này không chỉ mất thời gian mà còn có nguy cơ gây thiếu giáo viên cục bộ ở một số bộ môn của trường này. Việc này được Giáo sư Phạm Tất Dong bày tỏ: "Để đưa ra được quan điểm về vấn đề này thì mình phải biết được những giảng viên này đang được yêu cầu học những gì trong kỹ năng nghề từ đó mới có những bình luận xác thực được.
Nhưng theo tôi, một cán bộ giảng viên đã là Giáo sư, Tiến sĩ hay Thạc sĩ thì họ đã đạt được chuẩn nghiên cứu và giảng dạy ở một bậc cao rồi, nên đừng yêu cầu họ phải học thêm những cái kỹ năng ấy nữa. Họ hoàn toàn đủ tư cách, trình độ để làm những công việc theo đúng lĩnh vực họ được đào tạo ra.
Không những thế, việc dùng hai chữ "kỹ năng" trong xã hội của chúng ta hiện nay cũng không đồng nhất nên nhiều khi nói đi học bổ sung thêm kỹ năng cũng cần phải phân định rõ đó là kỹ năng gì, có cần thiết phải bổ trợ lại kỹ năng đó hay không".
Đề cập đến chuyện nên hay không việc Vụ Pháp chế - Thanh tra đề nghị Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ không bố trí giảng viên chưa đủ chuẩn giảng dạy, bổ sung giảng viên đạt chuẩn với một số ngành chưa đủ theo quy định, Giáo sư Phạm Tất Dong thẳng thắn chia sẻ: "Theo tôi, các đơn vị quản lý không nên "đẻ" thêm ra những yêu cầu khác ngoài những thứ mà nhà nước ta đã đưa vào khung chương trình đào tạo đang có sẳn.
Trong việc này nên đưa ra yêu cầu cụ thể với từng giảng viên cần phải đào tạo, bổ sung thêm những kỹ năng gì còn thiếu, hạn chế tối đa việc tạm dừng chuyện giảng dạy ở trường gây mất thời gian công sức vào những thứ dư thừa.
Bởi trên thực tế, rõ ràng là các giảng viên này đã phải trải qua một bộ khung chương trình đào tạo trước đó thì họ mới được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp này nhận vào làm việc, bây giờ lại nói là chưa đủ tiêu chuẩn thì có khác gì những kỹ năng mà các giảng viên này đã được học trước đó là hoàn toàn vô nghĩa. Mà đã là yêu cầu bắt buộc thì tại sao không đưa vào khung để họ được đào tạo và cấp bằng cho họ ngay từ ban đầu, thì bây giờ đâu phải mất thêm thời gian, công sức và gây ra nhiều bất tiện cho chính những người trong cuộc".
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ tuyển sinh vượt quá quy định Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp xác định, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ có nhiều sai sót trong khâu tuyển sinh. Ảnh minh họa Chiều 17/3, nguồn tin Báo Giao thông, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã có thông báo kiểm tra các điều kiện bảo đảm...