Tiến sĩ Chris Berg: ‘Công nghệ Blockchain ứng dụng đa lĩnh vực’
Theo đại diện RMIT Australia, với tính năng bảo mật cao và không thể tẩy xóa, Blockchain sẽ phát triển trong tương lai.
Tiến sĩ Chris Berg nhận định tại hội thảo “Blockchain: Tương lai khả thi cho quản lý tài chính” do đại học RMIT Việt Nam, Trung tâm Sáng tạo Công nghệ Blockchain RMIT (RMIT Blockchain Innovation Hub) và CPA Australia tổ chức ngày 1/8 tại Hà Nội, blockchain (công nghệ đứng đằng sau tiền mã hóa Bitcoin) là một trong những công nghệ phát triển mạnh thời gian gần đây. Với tính năng ưu việt như bảo mật cao và không thể tẩy xóa, giới công nghệ đánh giá Blockchain sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, công nghiệp sản xuất, dịch vụ, chuỗi cung ứng, giáo dục. Ngoài ra, Blockchain còn ứng dụng trong các cơ quan chính phủ để quản lý dữ liệu về dân cư, phương tiện giao thông.
Tiến sĩ Chris Berg – Đại học RMIT Australia chia sẻ về tiềm năng của Blockchain tại hội thảo “Blockchain: Tương lai khả thi cho quản lý tài chính” ngày 1/8.
Với lĩnh vực Tài chính ngân hàng, công nghệ này cho phép quản lý dữ liệu, tài sản và đảm bảo an toàn trong giao dịch nhờ thuật toán phức tạp, bảo mật cao, cho phép vô hiệu hóa việc can thiệp sửa đổi dữ liệu – giảm khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp từ nhiều nguồn khác nhau. Blockchain cũng loại bỏ yêu cầu sử dụng của một tổ chức trung gian (bên thứ 3), góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm chi phí trong các giao dịch.
Công nghệ này đang được đẩy mạnh ứng dụng trong giao dịch liên ngân hàng, giúp đảm bảo an toàn ở mức cao hơn so với phương thức giao dịch truyền thống. “Blockchain là một trong những động lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Đây cũng là nền tảng để ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tự động hóa, dữ liệu lớn”, tiến sĩ Chris Berg chia sẻ tại hội thảo.
Cũng theo tiến sĩ Chris, công nghệ Blockchain xuất hiện trên thế giới khoảng 10 năm nay, tuy có nhiều ứng dụng hiệu quả nhưng thực tế công nghệ này vẫn đang ở trong giai đoạn đầu tiên ứng dụng và tiếp tục hoàn thiện.
Chuyên gia đại học RMIT cũng cho rằng, sự phát triển của Blockchain là cơ hội cho Việt Nam tìm hiểu, khai thác và ứng dụng vào thực tế các lĩnh vực để tạo ra những bước tiến lớn, nhất là trong phát triển ngành sản xuất, tài chính.
Video đang HOT
Sự phát triển của Blockchain cũng là cơ hội cho Việt Nam tìm hiểu khai thác và ứng dụng vào thực tế.
Theo đánh giá của tiến sĩ Chris Berg, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang quan tâm đến công nghệ Blockchain ở cấp độ tối ưu hóa chuỗi cung ứng như ứng dụng để theo dõi luồng hàng xuất – nhập, giao dịch thương mại quốc tế…
Công nghệ này có những thiết kế, mục đích sử dụng khác nhau cho từng ngành, lĩnh vực, vấn đề đặt ra là phải tối ưu việc ứng dụng. Việt Nam tuy phát triển sau nhiều nước trong ứng dụng Blockchain nhưng có thể học hỏi những kinh nghiệm từ các quốc gia đã phát triển hơn và áp dụng vào thực tế.
Ngoài ra công nghệ Blockchain sở hữu tính năng bảo mật cao, có thể ngăn ngừa rủi ro về an ninh mạng tốt hơn nhiều các công nghệ cũ trước sự tấn công của hacker.
Tiến sĩ Chris Berg cho biết thêm, thời gian qua đại học RMIT đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về tác động của Blockchain đối với hoạt động của chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp… nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, chính phủ, các ngành kinh tế để phát huy lợi thế cũng như tìm hiểu mặt trái của Blockchain trong ứng dụng.
Năm 2018, đại học RMIT đã ra mắt khóa học ngắn hạn đầu tiên trong chương trình đại học của Australia về chiến lược Blockchain tại cơ sở Melbourne, nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo Blockchain – một ngành đang nổi và ngày càng khẳng định vị thế quan trọng.
“Dự kiến chúng tôi sẽ nhân rộng các khóa học ở trình độ đại học và sau đại học về Blockchain, hy vọng sẽ triển khai tại Việt Nam vào ngay đầu năm 2020″, tiến sĩ Chris Berg chia sẻ.
Thế Đan
Theo VNE
Giải pháp tài chính trong tự chủ đại học
Thực hiện được tự chủ tài chính sẽ giúp các cơ sở giáo dục ĐH khai thác, phát huy tốt các nguồn lực phục vụ cho sự tồn tại, phát triển của cơ sở giáo dục ĐH qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường.
Ảnh minh họa/ Internet
Vẫn còn rào cản
Theo GS.TS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - Luật Giáo dục ĐH năm 2012 đã tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ sở giáo dục ĐH (CSGDĐH) tiến tới tự chủ, tuy nhiên trong thời gian qua, bước đầu tổ chức thực hiện tự chủ, hiện trạng cho thấy vẫn còn các bất cập của hệ thống và từ bản thân các CSGDĐH:
Sau 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ ĐH, các CSGDĐH đã đạt được một số thành kết quả nhất định, 23 trường được thực hiện thí điểm tự chủ. Kết quả tự chủ bước đầu đã sắp xếp lại bộ máy, thành lập các hội đồng trường, ban hành rất nhiều quy định nội bộ.
GS Hà Thanh Toàn
Các CSGDĐH đã quan tâm đến quy mô, chất lượng đào tạo, đồng thời đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phần lớn các trường đã được tổ chức kiểm định. Đặc biệt, hoạt động tự chủ tài chính cũng giúp cho các trường có nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và nâng cao thu nhập cho đội ngũ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, GS Hà Thanh Toàn cho rằng vẫn còn một số bất cập. Đó là hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa phù hợp từ các cấp quản lý. Còn nhiều bộ luật, quy định không phù hợp, chưa được chỉnh sửa, bổ sung kịp thời đã dẫn đến hạn chế trong đổi mới ở các CSGDĐH đối với việc thực hiện chủ trương tự chủ.
Các cơ quan chủ quản can thiệp quá sâu vào các hoạt động và quyền tự chủ hoạt động của các CSGDĐH. Cơ chế quản lý theo kiểu "xin cho" từ các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn, CSGDĐH vẫn bị xem như một đơn vị hành chính nhất là trong công tác tài chính, kế hoạch, đầu tư, thanh tra và kiểm toán ...
Thực tế, các quy định hiện hành còn nhiều ràng buộc nên rất khó cho các CSGDĐH bứt phá và thực hiện việc tự chủ, như là các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã và đang làm triệt tiêu động lực đổi mới hoạt động hướng tới tự chủ và sáng tạo, không phù hợp cơ chế đổi mới quản lý tài chính công hiện nay.
Các quy định về quản lý tài chính, Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các CSGDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017 là cơ sở để các CSGDĐH xây dựng được cơ chế quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính, khuyến khích các CSGDĐH công lập được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch phát triển trường và chủ động trong tổ chức các hoạt động như đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, kế hoạch tài chính, tổ chức và nhân sự...
Cần giải pháp đồng bộ
Một số giải pháp thực hiện tự chủ tài chính được GS Hà Thanh Toàn đưa ra. Trong đó có việc đảm bảo và hoàn thiện cơ chế tự chủ cho các CSGDĐH; tổ chức bộ máy, nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả; xây dựng các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học và xã hội; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế; quản lý và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất và linh hoạt trong hoạt động tài chính.
Ảnh minh họa
GS Hà Thanh Toàn cho rằng, điều quan trọng là các CSGDĐH phải đổi mới đảm bảo cơ cấu nguồn thu ổn định và phát triển đáp ứng yêu cầu triển khai các hoạt động của CSGDĐH. Song song với đổi mới cơ chế phân giao kinh phí, khoán kinh phí, giám sát và kiểm tra thực hành tiết kiệm trong mua sắm, chi thường xuyên... Tìm kiếm, mở rộng và khai thác những nguồn thu tiềm năng khác trong tự chủ.
Riêng về học phí, cần được xác định theo nguyên tắc tính đủ chi phí đào tạo và có tích lũy hợp lý và tối thiểu bằng mức chi phí đào tạo trung bình tính cho một sinh viên hệ chính quy dựa trên cơ sở những điều kiện cần thiết để đảm bảo về chi thường xuyên, có hỗ trợ một phần chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, bao gồm cả việc thực hiện trách nhiệm xã hội và đối với người học cũng như giảm dần nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp trong đào tạo.
Theo giáo dục và thời đại
Sinh viên vui hết nấc với cuộc thi "Hiểu chi tiêu - Phòng cháy túi" "Cháy túi" là một trong những rắc rối các bạn sinh viên thường gặp trong việc quản lý tài chính cá nhân. Vì vậy, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam phối hợp với Công ty Visa tổ chức cuộc thi với chủ đề "Hiểu chi tiêu - Phòng cháy túi" giúp các bạn sinh viên học cách quản lý tài chính một...