Tiến sĩ bị tố hướng dẫn luận văn siêu số lượng, ĐH Kinh tế TPHCM nói gì?
Trường ĐH Kinh tế TPHCM vừa có thông tin phản hồi liên quan đến việc hai tiến sĩ của trường bị tố hướng dẫn học viên làm luận văn cao học vượt quá quy định để đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh phó giáo sư.
Từ năm 2019, việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư có nhiều thayôổi so với trước (ảnh minh họa)
Hai tiến sĩ bị tố là ông Đinh Công Khải, Trưởng khoa quản lý nhà nước và ông Lê Nhật Hạnh, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Theo đó, vụ việc bắt đầu từ việc công khai trên website của Trường ĐH Kinh tế TPHCM bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.
Cụ thể, tiến sĩ Đinh Công Khải khai đã hướng dẫn 240 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ trong 6 năm cuối từ 2013 đến 2019 và tiến sinh Lê Nhật Hạnh hướng dẫn 35 học viên cao học bảo vệ thành công luận án thạc sĩ, ngoài ra còn hướng dẫn chính một nghiên cứu sinh và hướng dẫn phụ hai nghiên cứu sinh khác, giai đoạn 2017- 2019. Việc làm này là trái quy định.
Trước thông tin này, phía Trường ĐH Kinh tế TPHCM đã có phản hồi về vấn đề này trên website của mình, khẳng định tiến sĩ Đinh Công Khải đã kê khai không chính xác về số lượng luận văn đã hướng dẫn.
Theo Trường ĐH Kinh tế, “Thứ nhất, tiến sĩ Đinh Công Khải chỉ hướng dẫn 52 luận văn tại trường, không phải 240 như trong bảng đăng ký công nhận đạt chuẩn phó giáo sư. Tiến sĩ Đinh Công Khải nhầm lẫn giữa số giờ quy đổi hoạt động hướng dẫn luận văn (là 240) với số luận văn đã hướng dẫn (chỉ là 52).
Thứ hai, về số lượng học viên hướng dẫn, đối chiếu với Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT thì 2 tiến sĩ này không vượt quá số lượng theo quy định, cụ thể, tiến sĩ Đinh Công Khải được hướng dẫn luận văn thạc sĩ từ tháng 12 năm 2010, tính đến nay là 8,58 năm. Trong thời gian này, tiến sĩ Đinh Công Khải đã hướng dẫn 52 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, tương đương với 52/8,58 = 6,06 luận văn/năm”- phía trường này thông tin.
Danh sách đuược công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư không có tên TS Đinh Công Khải và Lê Nhật Hạnh
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế TPHCM thông tin, tiến sĩ Lê Nhật Hạnh được hướng dẫn luận văn thạc sĩ từ tháng 5 năm 2014, tính đến nay là 5,17 năm. Số học viên tiến sĩ Hạnh đã hướng dẫn luận văn và bảo vệ thành công tại Trường là 22 học viên, tương đương với 22/5,17 = 4,26 luận văn/năm.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM khẳng định đã báo cáo vụ việc này với Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Trước đó, trong hai ngày 26 và 31/7 vừa qua Hội đồng giáo sư cơ sở Trường ĐH Kinh tế TPHCM đã tiến hành phiên họp để xét hồ sơ đăng ký của 8 ứng viên. Kết quả, có 3 ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định, trong đó có 1 ứng viên chức danh giáo sư và 2 ứng viên chức danh phó giáo sư.
Cả hai trường hợp là tiến sĩ Đinh Công Khải và tiến sĩ Lê Nhật Hạnh không lọt vào vòng cuối cùng ở hội đồng giáo sư cơ sở.
Theo Tiền phong
Buồn vui chuyện thực tập
Thực tập là một trong những mốc thời gian đáng nhớ của đời sinh viên, vì đây là cơ hội để các bạn khẳng định bản thân, học hỏi thêm nhiều điều mới mà thời gian ngồi trên giảng đường chưa có được... Thế nhưng, cũng không thiếu những tình huống khiến các bạn phải dở khóc dở cười.
Sinh viên thực tập tại nhà hàng - Nhân vật cung cấp
Thực tập mệt nhưng... vui
H' Lê Na Niê, ngành sư phạm ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã trải qua một kỳ thực tập vô cùng đáng nhớ. Kỳ thực tập của Na kéo dài 2 tháng tại một trường THPT ở Q.11. Na cho biết cô được nhà trường tạo nhiều cơ hội đứng lớp. Mỗi tuần, ngoài thời gian ngồi dự giờ và quan sát giáo viên hướng dẫn giảng dạy, Na được phân công đứng lớp 2 tiết dạy cho học sinh lớp 10. Trước mỗi buổi đến lớp, Na được giáo viên giúp chuẩn bị giáo án, và cả những mẹo trị những học trò cứng đầu.
Ban đầu, cô bạn còn gặp nhiều bỡ ngỡ nhưng được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và sự hợp tác của học trò nên cô bạn dần tiến bộ. Qua 2 tháng thực tập, Na đã tự tin hơn trước, học thêm được cách truyền tải kiến thức, quản lý, tổ chức lớp học, xử lý tình huống, đặc biệt là những tình cảm chân thành của những cô cậu học trò dành cho mình.
Lê Na chụp hình lưu niệm cùng học sinh khi kết thúc kỳ thực tập nhiều ý nghĩa - NHÂN VẬT CUNG CẤP
Na hào hứng chia sẻ: "Kết thúc mùa thực tập, điều quý nhất mình nhận được là có thêm nhiều mối quan hệ tốt với thầy cô ở trường. Đồng thời có những kỷ niệm không thể quên với những học trò dễ thương. Chắc chắn mình sẽ không quên quãng thời gian tươi đẹp này".
Mặc dù công việc khá vất vả nhưng Nguyễn Thị Quỳnh Chi, sinh viên ngành quản trị nhà hàng - khách sạn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, lại rất hào hứng khi nhớ lại quãng thời gian thực tập kéo dài 5 tháng của mình.
Cô bạn xin vào vị trí phục vụ cho một nhà hàng 4 sao tại Q.1, TP.HCM. Công việc của Chi là nhận order của khách, bưng bê và phục vụ đồ ăn. Cứ sau một tuần làm việc vào ca sáng sẽ đổi để làm vào ca tối và ngược lại.
Chi cho biết thêm công việc luôn chân luôn tay, đi lại nhiều khiến cô bị giãn dây chằng. Nhiều hôm nhà hàng đông khách, cô bạn phải đọc menu nhiều lần đến mức khan tiếng. Lúc nghỉ để ăn cơm, Chi và mọi người cũng phải đứng ăn.
Bù lại với những vất vả, công việc thực tập này giúp Chi học được rất nhiều kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ nhà hàng, cách đi đứng nói năng, học được tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, biết chú ý và quan sát hơn. Đồng thời, hiểu rõ hơn về công việc của mình, có thêm kinh nghiệm làm việc khi ra trường.
Kỳ thực tập "không như mơ"
Không phải chật vật xin thực tập, Lê Minh Trí, học ngành ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được gia đình giới thiệu vào làm tại một ngân hàng ở Q.3. Trước kỳ thực tập, cậu bạn vô cùng hào hứng vì nghĩ là chỗ thân tình nên sẽ được giúp đỡ, tạo điều kiện cho cậu học hỏi nhiều hơn.
Thực tế thì ngày thực tập đầu tiên, Trí được người quen ra chỉ thị đặc biệt là "không cần phải có mặt tại cơ quan" và mọi số liệu thống kê của ngân hàng để làm báo cáo sẽ được gửi qua mail. Sau khi Trí ngỏ ý xin được lên ngân hàng để quan sát mọi người làm việc nhưng tình hình cũng không khả quan hơn. Cuối kỳ thực tập Trí nhận được đánh giá xuất sắc cho những công việc mà cậu chưa làm. Trí buồn bã kể: "Mình đã rất kỳ vọng vào kỳ thực tập vì nghĩ đây là cơ hội để mình học hỏi thêm kinh nghiệm và khẳng định bản thân từ những kiến thức đã học được ở trường".
Nhiều sinh viên chọn công việc thực tập vất vả để học được nhiều kinh nghiệm - NHÂN VẬT CUNG CẤP
Bên cạnh câu chuyện của Trí, cũng có thực trạng đáng buồn là nhiều sinh viên đi thực tập phải chịu cảnh làm "chân sai vặt" như trường hợp của Ngô Thị Mỹ Linh, sinh viên Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM. Linh cho biết được nhận vào phòng kinh doanh của một công ty tại Q.3. Tuy nhiên, suốt quãng thời gian thực tập, Linh không được động tay vào bất cứ tài liệu nào của công ty vì lý do công việc không được phép sai sót. Thay vào đó, cô được giao công việc không đúng chuyên ngành là làm nội dung cho website và các công việc vặt như photo tài liệu, soạn hợp đồng, pha trà, gọt trái cây...
"Mình thấy thực tập là cơ hội tốt để khẳng định bản thân, học hỏi thêm nhiều điều mới mà thời gian ngồi trên giảng đường không dạy ta được. Vậy nên, không thể ngồi đợi cấp trên giao việc, là sinh viên thực tập thì càng phải chủ động, tích cực, dám đương đầu với cái mới, cái khó để bứt phá".
Trần Thị Thu Uyên
"Mình hiểu công việc cần sự chính xác cao, chỉ cần một lỗi nhỏ thôi là sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng chuyện sếp giao việc không đúng chuyên ngành khiến mình bối rối...", Linh buồn bã nói.
Linh cho biết thêm, 2 tháng thực tập không giúp cô trau dồi thêm được kinh nghiệm gì. Cuối kỳ thực tập, Linh phải năn nỉ trưởng phòng cho xin số liệu kinh doanh để làm báo cáo.
Phải biết chủ động
Trái ngược với câu chuyện của Linh, nhiều sinh viên tìm được công việc thực tập thuận lợi, đúng chuyên ngành và được các doanh nghiệp trả lương hậu hĩnh.
Như trường hợp của Hồ Thị Hà, sinh viên ngành Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nộp đơn thực tập vào một công ty phiên dịch tiếng Hàn tại TP.HCM. Nhiệm vụ của Hà phiên dịch cho các đoàn khách du lịch, đoàn từ thiện từ Hàn Quốc đến Việt Nam. Mỗi tháng, Hà được công ty phụ cấp 3 triệu đồng. Kết thúc kỳ thực tập, Hà được giữ lại công ty và ký hợp đồng làm việc.
Hà chia sẻ: "Công việc rất thú vị. Nó không những giúp mình trau dồi thêm vốn kiến thức, khả năng giao tiếp, được đi đến những vùng đất mới. Đặc biệt mình còn có thêm nhiều mối quan hệ mới với những người bạn ngoại quốc dễ thương. Và còn có được khoảng tiền để trang trải chi phí thực tập".
Bạn Hồ Thị Hà trong một chuyến đi phiên dịch tại Vĩnh Long - NHÂN VẬT CUNG CẤP
Cũng nhận được vào làm chính thức sau kỳ thực tập, Trần Thị Thu Uyên, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, rất tự hào về kỳ thực tập của mình. Uyên cho biết, cô bạn xin vào thực tập tại phòng kinh doanh của công ty xuất khẩu nông sản tại Q.5. Trong 3 tháng thực tập, Uyên luôn cố gắng học hỏi, đồng thời tận dụng mọi cơ hội để khẳng định bản thân. Sau một tháng làm quen được với tiến độ công việc của công ty, Uyên đã mạnh dạn xin sếp cho tham gia phụ các anh chị trong một dự án nhỏ. Ban đầu, sếp của cô có vẻ hoài nghi vì Uyên chỉ là sinh viên thực tập. Tuy nhiên, sau khi nhận ra năng lực của Uyên, sếp đã tạo điều kiện cho Uyên tham gia vào nhiều hoạt động của công ty hơn.
"Mình thấy thực tập là cơ hội tốt để khẳng định bản thân, học hỏi thêm nhiều điều mới mà thời gian ngồi trên giảng đường không dạy ta được. Vậy nên, không thể ngồi đợi cấp trên giao việc, là sinh viên thực tập thì càng phải chủ động, tích cực, dám đương đầu với cái mới, cái khó để bứt phá", Uyên tâm sự.
Chị Nguyễn Tuấn Huyền, Trưởng phòng nhân sự Công ty cổ phần công nghệ Mhealth, cho biết hằng năm công ty tiếp nhận nhiều thực tập sinh ngành công nghệ thông tin. Mỗi sinh viên vào thực tập sẽ đều được ký hợp đồng lao động và nhận được chế độ trợ cấp theo quy định.
"Sau khi kết thúc kỳ thực tập, những bạn có năng lực sẽ được giữ lại làm việc. Rất nhiều nhân sự trong công ty chúng tôi đều xuất phát từ vị trí thực tập sinh", chị Huyền nói.
Theo Thanh niên
Đẩy mạnh tự chủ ở các trường đại học: Cần sự phát triển đồng bộ Tự chủ đại học được xem là xu thế và là lực đẩy giúp cải thiện chất lượng đào tạo, nghiên cứu của các trường. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai và thúc đẩy mô hình trên, có không ít hạn chế nảy sinh khiến công tác quản lý, quản trị nhiều nơi gặp lúng túng. Giải pháp nào để mô hình...