Tiền sản giật nguy cơ và phương pháp điều trị
Hội chứng tiền sản giật là sự cao huyết áp do thai kỳ hay nói ngắn gọn là cao huyết áp. Những phụ nữ cao huyết áp mãn tính khi có thai nên thông báo sớm cho bác sĩ ngay từ đầu thai kỳ.
Đối với một số phụ nữ cao huyết áp mãn tính, mang thai càng làm huyết áp tăng hơn nữa. Tuy nhiên, ngay những phụ nữ không bị cao huyết áp mãn tính cũng có thể bị cao huyết áp trong thời gian mang thai. Cao huyết áp rất nghiêm trọng vì nó ngăn cản dòng chảy của máu và sự truyền dẫn oxy và dưỡng chất đến cơ thể của bé.
Hội chứng tiền sản giật thường xảy ra trong giai đoạn sau của thai kỳ, từ tuần 20 trở đi, và có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Có đến 30% phụ nữ mắc chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai. Ở 5% – 8% phụ nữ, nhất là những người mới mang thai lần đầu, cao huyết áp biến chứng thành tiền sản giật.
Có rất nhiều nghiên cứu về tiền sản giật được tiến hành trong cả thập kỷ qua, nhưng nhiều khía cạnh của bệnh này vẫn còn là bí ẩn.
Các chuyên gia tin rằng trong nhiều trường hợp, tiền sản giật bắt đầu từ rất sớm trong thai kỳ, trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng. Và chúng có liên quan đến việc giảm lưu lượng máu tới nhau thai.
Điều này có thể xảy ra nếu nhau thai không làm được tổ đúng cách trong niêm mạc tử cung và động mạch ở khu vực đó không giãn ra như mức cần thiết. Do đó, lượng máu tới nhau thai ít hơn. Những trường hợp cao huyết áp mãn tính và bệnh tiểu đường cũng có thể gây giảm lưu lượng máu đến nhau thai.
Tiền sản giật gây nguy hiểm cho bà mẹ mang thai
Có bằng chứng cho thấy việc thay đổi lưu lượng máu đến tử cung có thể khiến cho protein từ nhau thai đi vào máu mẹ. Điều này có thể gây ra một chuỗi phản ứng phức tạp bao gồm: co nhỏ các mạch máu (dẫn đến huyết áp cao), gây tổn thương thành mạch (dẫn đến phù nề và thoát protein ra nước tiểu), giảm khối lượng máu, những rối loạn đông máu… mà từ đó có thể gây ra hàng loạt các vấn đề khác.
Việc tại sao tiền sản giật xuất hiện ở người này mà không phải ở người khác vẫn chưa được lý giải một cách đầy đủ và sáng tỏ. Yếu tố di truyền, dinh dưỡng, một số bệnh cơ bản, cách hệ thống miễn dịch phản ứng khi bạn mang thai và các yếu tố khác đều có thể đóng một vai trò nào đó.
Gần đây, Các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc Trường Y, Đại học Washington ở St. Louis cho biết họ đã xác định được các lỗi di truyền có vẻ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai thông qua phân tích ADN của hơn 300 phụ nữ mang thai. 60 trong số đó là những phụ nữ khỏe mạnh nhập viện do bị tiền sản giật nặng. 250 người còn lại là những phụ nữ đang được theo dõi về các biến chứng sức khỏe khác. 40 trong số họ cũng bị tiền sản giật.
Phân tích ADN cho thấy một số lỗi di truyền có ở 5 trong số 60 phụ nữ khỏe mạnh và 7 trong số 40 phụ nữ có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Gen được xác định có khiếm khuyết đóng vai trò điều tiết đáp ứng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể giúp lý giải mối liên quan với tiền sản giật.
Các dấu hiệu của tiền sản giật bao gồm:
Cao huyết áp
Thừa quá nhiều đạm trong máu (gây ra do sự làm việc quá sức của thận).Phù nề (hay sưng) mặt và tayBất ngờ tăng cân nhanhNhức đầu, mờ mắt và đau bụng
Tiền sản giật ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như thế nào?
Video đang HOT
Tình trạng bệnh càng nghiêm trọng và xuất hiện càng sớm thì rủi ro cho bạn và em bé càng lớn. Hầu hết thai phụ bị tiền sản giật thường phát bệnh ở mức độ nhẹ khi đến gần ngày sinh, và khi đó, mẹ và bé đều ổn nếu được sự chăm sóc đúng mức.Nhưng nếu bị tiền sản giật nặng thì có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra những vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Đó là lý do tại sao bạn cần phải sinh em bé ra sớm nếu bệnh phát nặng hoặc ngày càng trở nên tồi tệ.
Tiền sản giật làm cho các mạch máu co lại, dẫn đến cao huyết áp và giảm lưu thông máu, gây ảnh hưởng đến các cơ quan như: gan, thận và não.Khi máu chảy đến tử cung ít hơn, nó có thể gây ra các vấn đề cho em bé, chẳng hạn như: kém tăng trưởng, thiếu ối, nhau bong non (nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi em bé ra đời). Ngoài ra, bé có thể phải chịu những ảnh hưởng của việc sinh thiếu tháng nếu bạn cần phải sinh bé sớm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cả hai mẹ con.Tiền sản giật gây ra những thay đổi trong mạch máu, có thể làm cho các mao mạch “rò rỉ” vào các mô gây ra tình trạng phù nề. Khi các mạch máu nhỏ trong thận bị rò rỉ, protein từ máu sẽ đi vào nước tiểu. Nếu chỉ có một lượng nhỏ protein trong nước tiểu thì là bình thường, nhưng nhiều hơn một chút thì đó là dấu hiệu của vấn đề.
Mắc bệnh cao huyết áp trước khi mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn không?
Câu trả lời là có. Nếu bạn bị huyết áp cao trước khi thụ thai hoặc trong nửa đầu của thai kỳ, bạn được xem là bị cao huyết áp mãn tính. Khi đó, bác sỹ sẽ cần phải theo dõi chặt chẽ quá trình mang thai của bạn để đảm bảo rằng huyết áp ở trong tầm kiểm soát và em bé phát triển khỏe mạnh bình thường. Bác sỹ cũng sẽ quan sát các dấu hiệu của tiền sản giật và những biến chứng khác.
Những người bị huyết áp cao mãn tính khi bị tiền sản giật thì có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn so với những người chỉ bị một trong hai bệnh trên.
Yếu tố khiến tiền sản giật gia tăng
Tiền sản giật thường thấy nhiều hơn ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, một khi bạn đã bị tiền sản giật thì nhiều khả năng bạn sẽ tiếp tục mắc trong những lần mang thai sau. Tình trạng bệnh càng nặng, xuất hiện càng sớm thì nguy cơ mắc lại ở lần mang thai sau càng cao. Thực tế cho thấy, nếu bạn bị tiền sản giật nặng từ trước tuần thứ 30 của thai kỳ, khả năng bạn mắc nó một lần nữa có thể cao tới 40%.
Các nguy cơ khác bao gồm:
Bạn bị cao huyết áp mãn tínhBạn bị một số rối loạn về máu (như đông máu), bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn dịch (như lupus ban đỏ).Bạn có người thân (mẹ, chị em, bà, cô, dì) đã từng mắc tiền sản giậtBạn bị béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI>= 30)Bạn mang đa thaiBạn trẻ hơn 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
Ngoài huyết áp và lượng protein trong nước tiểu cao (một vấn đề về thận), tiền sản giật có liên quan tới một số biến chứng khác nếu không được điều trị, bao gồm:
Bé sơ sinh nhẹ cân (dưới 2,5kg).Nhau bong non (nhau thai tách khỏi tử cung).Xét nghiệm chức năng gan bất thường.Động kinh.Sinh non (trước tuần 37).Tai biến mạch máu não.Suy thận.Mất thị lực thoáng qua.Vỡ gan.Người mẹ và thai nhi tử vong.
Điều trị tiền sản giật
Đối với tiền sản giật nhẹ và khi bé đã đủ tháng (từ 37 tuần), điều trị điển hình là tới viện nghỉ ngơi để bác sĩ theo dõi thai nhi và làm các xét nghiệm máu, nước tiểu. Phương pháp điều trị steroid có thể giúp phổi của em bé của bạn phát triển. Nếu sức khỏe người mẹ tốt, huyết áp ổn định thì có thể chờ đủ tháng để chuyển dạ như bình thường.
Nếu tiền sản giật nặng, người mẹ có thể được kích thích chuyển dạ trong một vài ngày.
Mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ tiền sản giật
Tỷ lệ mổ đẻ thường cao hơn ở những phụ nữ có tiền sản giật vì họ có xu hướng sinh non và quá trình chuyển dạ khó. Tuy nhiên, nếu đã tới tuần 35-36, cổ tử cung mềm thì người mẹ sẽ có cơ hội sinh thường thành công.
Kiểm soát tiền sản giật như thế nào?
Việc kiểm soát tiền sản giật phụ thuộc vào mức độ của bệnh, bạn mang thai ở tuần thứ bao nhiêu và em bé phát triển như thế nào. Bạn có thể sẽ phải nhập viện để được đánh giá tình trạng ban đầu và có thể phải nằm viện để theo dõi trong suốt phần còn lại của thai kỳ.
Ngoài đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một loạt xét nghiệm máu để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn cũng được siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai, chạy monitor để theo dõi tim thai và cử động của bé.
Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ và bạn đang ở tuần thứ 37 hoặc hơn thế, bạn có thể sẽ được giục sinh, đặc biệt là nếu cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mỏng đi và mở ra. Nếu có dấu hiệu nào cho thấy bạn hoặc em bé không thể chịu đựng được cuộc chuyển dạ, bác sỹ sẽ chỉ định mổ lấy thai (sinh mổ).
Nếu bạn chưa đến tuần thứ 37, bệnh của bạn nhẹ và ổn định, em bé ở trong tình trạng tốt, bạn có thể sẽ không cần phải sinh em bé ngay lập tức. Thay vào đó, bạn có thể được về nhà và phải tự theo dõi huyết áp thường xuyên, hoặc bác sĩ có thể đề nghị bạn ở lại bệnh viện để theo dõi kỹ lưỡng hơn và nghỉ ngơi trên giường.
Nếu bạn được chẩn đoán tiền sản giật nặng, bạn chắc chắn sẽ phải nằm viện trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Bạn có thể cần phải được chuyển sang một bệnh viện lớn, chuyên khoa và uy tín hơn, nơi có các bác sĩ chuyên chăm sóc những ca thai nghén gặp biến chứng. Bạn sẽ được dùng magnesium sulphate (tiêm qua đường tĩnh mạch) để ngăn chặn cơn co giật và thuốc hạ huyết áp nếu huyết áp của bạn rất cao.
Nếu bạn đã vượt qua tuần thứ 34 của thai kỳ, bạn có thể được giục sinh (can thiệp chuyển dạ) và trong một số trường hợp nhất định, có thể sẽ phải sinh mổ. Nếu bạn mang thai dưới 34 tuần, bạn sẽ được dùng corticosteroid để kích thích phổi của bé trưởng thành nhanh hơn, sẵn sàng cho việc bé phải ra đời sớm. Nếu chưa phải sinh em bé ngay thì cả bạn và bé sẽ được bác sỹ theo dõi rất chặt chẽ.
Tụt núm vú: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tụt núm vú là hiện tượng một phần hay toàn bộ núm vú bị tụt vào trong làm ảnh hưởng tới chức năng và hình thái thẩm mỹ của khối cấu trúc quầng núm vú.
Tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao trong cộng đồng (2- 10% phụ nữ). Bệnh có thể xuất hiện bẩm sinh hay xuất hiện trong quá trình cơ thể phát triển. Một số mắc phải sau sinh.
1. Nguyên nhân tụt núm vú
Nguyên nhân tụt núm vú chủ yếu do sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản và thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú; một số là do sự teo các tổ chức tuyến vú và tổ chức liên kết tuyến vú sau sinh. Tuy nhiên cũng không loại trừ các trường hợp viêm nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú. Do vậy, với các trường hợp tụt núm vú cần được khám loại trừ các trường hợp bị viêm nhiễm, u tuyến vú trước khi xử trí ... Tụt núm vú biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Sự hiểu biết nguyên nhân và mức độ bệnh là cơ sở cho các bác sĩ lựa chọn phương pháp xử trí
Mức độ I: Núm vú tụt nhưng có thể được kéo ra một cách dễ dàng và duy trì được khả năng nhô ra mà không cần kéo liên tục. Bạn cũng có thể chỉ cần kích thích nhẹ nhàng vùng quầng vú hay véo nhẹ vùng niêm mạc quầng vú này cũng có thể làm núm vú nhô ra. Trong trường hợp này thường không có sự thiếu hụt mô tuyến, không có viêm, hay u xơ tuyến vú... Để khắc phục tình trạng tụt núm vú mức độ này có thể bạn chỉ cần kích thích, kéo núm vú ra thường xuyên, liên tục, cho con bú hay dùng dụng cụ hút sữa kéo núm vú ra. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi các phương pháp trên không hiệu quả.
Mức độ II: Núm vú vẫn có thể kéo được ra (không dễ dàng như so với mức độ I), nhưng ngay sau khi kéo ra, núm vú có xu hướng tụt trở lại như cũ. Trong trường hợp này để kéo núm vú ra ngoài bắt buộc phải nhờ đến phẫu thuật. Những can thiệp tối thiểu được tiến hành mà không hề ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa sau này.
Mức độ III: Núm vú tụt hẳn vào trong và rất khó khăn hay không thể kéo ra ngoài được. Thường gặp do ngắn tuyến sữa, thiểu sản, thiếu hụt tổ chức mô liên kết tuyến hay do viên nhiễm, u xơ tuyến vú. Trong trường hợp này bắt buộc phải sử dụng phẫu thuật để kéo núm vú ra ngoài. Tùy mức độ, tính chất mô tuyến vú bên dưới mà có mức độ can thiệp khác nhau. Việc can thiệp sẽ ảnh hưởng ít nhiều, có khi mất hoàn toàn khả năng tiết sữa sau này.
2. Cách khắc phục
Tự thực hiện một vài động tác
- Trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm, dùng một tay nâng vú lên, tay kia dùng ba đầu ngón tay cái, trỏ và giữa túm vào phần quầng vú, kéo núm vú ra ngoài, đồng thời nhẹ nhàng hướng núm vú kéo lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái trong vài phút, sau khi kéo núm vú ra cũng có thể nhẹ nhàng dùng ngón tay vê tròn, sau đó dùng rượu 70% lau, mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 15 - 20 phút, khi da săn chắc rồi thì núm vú sẽ không tụt vào trong nữa.
- Hiện nay người ta có bán một số dụng cụ như máy hút núm vú, có thể dùng máy hút núm vú để hút núm vú ra, sau đó dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa kéo ra, tiến hành matxa và lau đầu vú như trên.
- Nếu đầu vú bị ẩn sâu vào bên trong có thể dùng cốc rượu nhỏ làm ống giác hút ra, mỗi lần khoảng 20 phút, sau đó lấy ra, mỗi ngày 2 lần.
Kinh nghiệm của các bà các mẹ là trong trường hợp núm vú chỉ tụt ở mức độ nhẹ thì khi mang thai đến tháng thứ 7 trở đi, mỗi ngày khi đi tắm, rửa sạch 2 đầu vú bằng nước lạnh, và kéo nhẹ dần núm vú cũng có thể làm cho núm vú không còn bị tụt nữa, nhưng tuyệt đối không được vê hay kích thích mạnh núm vú vì như thế có thể gây đẻ non.
Các phương pháp điều trị.
Phương pháp phẫu thuật
- Phẫu thuật kéo núm vú tụt là một thủ thuật nhỏ (tiểu phẫu), khi tiến hành chỉ cần gây tê tại chỗ. Do vậy, thủ thuật này có thể được tiến hành ở bệnh viện hay các phòng khám. Hiệu quả của phẫu thuật cũng thường cao và bền vững hơn các phương pháp khác. Điều quan trọng nhất khi khắc phục tình trạng tụt núm vú vào trong bằng phẫu thuật là khả năng đánh giá mức độ tụt núm vú để lựa chọn phương pháp và mức độ can thiệp nhằm đạt hiệu quả tối đa mà tổn thương mô tuyến vú tối thiểu.
Phương pháp sỏ khuyên
- Là phương pháp dùng khuyên xuyên ngang núm vú , nhằm mục đích cố định, không cho tổ chức tuyến kéo núm vú vào trong. Đây là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu bạn chăm sóc vết thương và khuyên núm vú không tốt. Thông thường chỉ áp dụng cho các trường hợp tụt núm vú nhẹ (mức độ II) và bạn phải đeo khuyên núm vú 4- 6 tháng. Kết quả cũng hạn chế.
Một số biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật:
Khi giải quyết tình trạng tụt núm vú bằng phương pháp phẫu thuật và sỏ khuyên có thể gặp một số biến chứng sau:
- Biến chứng nguy hiểm nhất là thiểu dưỡng núm vú sau phẫu thuật gây hoại tử núm. Nguyên nhân của biến chứng này là do sự can thiệp rộng, thô bạo vào các tổ chức mô nuôi dưỡng núm vú, hay do khâu cố định núm vú quá chặt, thắt các nguồn nuôi dưỡng tới phần núm vú. Biến chứng này thường chỉ xảy ra với các trường hợp núm tụt độ III.
- Các biến chứng khác: Núm tụt trở lại; Nhiễm trùng; Chảy máu; Tổn thương mô tuyến; Sẹo xấu. Núm vú 2 bên không cân đối. Giảm khả năng tiết sữa. Rối loạn tạm thời cảm giác núm vú: tê, hay không cảm giác. Để được điều trị hiệu quả, an toàn bạn nên liên hệ tới các cơ sở có trình độ chuyên môn về vấn đề này nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Theo Duocanbinh.vn
Hiện tượng dị ứng tinh trùng Dị ứng tinh trùng là hiện tượng sau khi quan hệ tình dục, niêm mạc âm đạo sẽ bị đỏ lên, kèm theo ngứa và sưng nề, có khi phát ban, có người còn cảm nhận thấy như có ngàn mũi kim đâm vào cùng lúc và rất khó thở... Những biểu hiện này có thể kéo dài đến 3, 4 ngày sau....