Tiền như 322, tiến sĩ nội sẽ như ngoại?
Ngày 18/1, Trường ĐH Kinh tế quốc dân mở tọa đàm bàn hướng nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều chuyện tiếp tục được xới lên, trong đó có câu chuyện nóng về đào tạo tiến sĩ với đề xuất với Bộ được đầu tư thỏa đáng như 322…
Những so sánh về mức chênh lệch khổng lồ trong đầu tư đào tạo tiến sĩ trong nước và đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài (đề án 322) được PGS.TS Hoàng Văn Cường, Viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH của trường Kinh tế Quốc dân đưa ra.
Theo ông Cường, mức đầu tư ít ỏi cho công tác đào tạo tiến sĩ trong nước ít ỏi khiến cho chất lượng đào tạo cũng rất hạn chế. Ông Cường so sánh, với những trường đang theo chế độ tự chủ như Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, chi phí cho đào tạo tiến sĩ phải tự lo và chủ yếu do nghiên cứu sinh đóng góp nên mức kinh phí đầu tư rất thấp. Trong khi đó, đầu tư cho một tiến sĩ 322 ở nước ngoài, tính ra có thể lên đến hơn 1 tỷ/một người.
“Nếu đào tạo tiến sĩ trong nước cũng được đầu tư mức kinh phí tương đương thì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sau một thời gian ngắn, khoảng 5 năm, chất lượng đào tạo nghiên cứu sinh trong nước không thua kém nghiên cứu sinh nước ngoài. NCS sẽ đạt chất lượng quốc tế, sẽ có đủ khả năng viết bài báo quốc tế, và quan trọng nhất là chất lượng đào tạo của trường được nâng lên.”- PGS.TS Hoàng Văn Cường lạc quan.
Video đang HOT
Do vậy, một trong những kiến nghị quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH của ĐHKTQD với lãnh đạo Bộ GD-ĐT là “khi triển khai đề án 911 (Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ), cần cho đào tạo tiến sĩ trong nước có đầu tư thỏa đáng để nâng cao chất lượng và taọ cơ hội cho các trường vươn lên.”
Hiện tại, theo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, có nhiều vướng mắc trong quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ không tạo cho trường sự linh hoạt. ĐH Kinh tế Quốc dân góp ý với Bộ, việc yêu cầu đào tạo thạc sĩ tập trung tại cơ sở đào tạo đang đi ngược lại với sự nghiệp đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Theo ông Cường, nhu cầu học tại chỗ kết hợp học và làm của người học ở các địa phương, các tập đoàn, tổng công ty…rất lớn. Vì vậy, rất nên phát triển hình thức đào tạo thạc sĩ theo địa chỉ.
Tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ (Tiếng Anh) phải đạt bậc B1 theo khung chuẩn Châu Âu của đào tạo thạc sĩ cũng được đánh giá là không thực tế với nhiều vùng dùng rất ít đến ngoại ngữ, gây nên tình trạng giả tạo, hình thức. Với nhiều kiến nghị về các mặt tự chủ tài chính, tự xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, vấn đề tại chức…ĐH Kinh tế Quốc dân mong muốn Bộ tiếp nhận những kiến nghị và tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, có sự điều chỉnh để linh hoạt với từng loại hình và đối tượng đào tạo.
Theo VNN
Nguy cơ xóa sổ liên thông
Quy định sinh viên hệ trung cấp, CĐ học liên thông phải dự kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy đã khiến không chỉ sinh viên mà ngay cả lãnh đạo các trường cũng lo lắng.
Vừa nghe thông tin muốn liên thông từ CĐ lên ĐH phải thi chung kỳ thi tuyển sinh với thí sinh chính quy, H. - một sinh viên Khoa Kế toán hệ CĐ của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - đã tỏ ra lo lắng. Trượt ĐH kỳ thi tuyển sinh năm 2010, H. chọn con đường học CĐ để liên thông lên ĐH, hy vọng có thể dễ dàng xin việc sau này. Tuy nhiên, với quy định mới, nữ sinh này sẽ trải qua một kỳ thi tuyển sinh khá căng thẳng để có thể học tiếp lên bậc ĐH.
Tránh "vàng thau lẫn lộn"
Cũng lo lắng không kém, Tuyết Lan - một sinh viên đang học ngành quản trị kinh doanh - dự định học liên thông lên hệ ĐH của Trường ĐH Thương mại, cho biết quy định này gây khó cho không chỉ cô mà nhiều sinh viên khác. Thực tế, để tốt nghiệp được CĐ phải mất 3 năm. Ba năm ấy kiến thức toán, lý, hóa không dùng đến đã mai một đi rất nhiều, làm sao có thể nhớ để dự thi tuyển sinh cùng thí sinh chính quy được. Trong trường hợp này, chỉ có thể vừa học chương trình CĐ trên lớp vừa phải đi ôn thi theo chương trình phổ thông để theo kịp các thí sinh khác. "Nếu Bộ GD-ĐT ban hành quyết định như vậy thì em chắc phải đi luyện thi toán, lý, hóa với học sinh lớp 12 ngay từ bây giờ" - Tuyết Lan cho biết.
Trao đổi với phóng viên, một chuyên viên của Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết dự thảo quy định này bắt nguồn từ quan điểm lấy bằng ĐH hệ chính quy thì phải tôn trọng các quy định trong đào tạo chính quy (đầu vào như nhau, học như nhau). Liệu một học viên trung cấp (chỉ xét đầu vào chứ không phải thi tuyển), học hành lớt phớt mà lấy bằng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy như các sinh viên chính quy khác thì có công bằng không? Để bảo đảm chất lượng đào tạo thì thi chung với chính quy là công bằng, nếu "vàng thau lẫn lộn" dễ dẫn đến thiệt thòi cho những người học chăm chỉ.
Quan điểm của Bộ GD-ĐT không chỉ khiến các sinh viên đang học CĐ, trung cấp gặp khó khăn mà ngay cả cán bộ quản lý các trường cũng dẫn ra nhiều bất hợp lý. Lãnh đạo một trường ĐH cho rằng thay vì yêu cầu sinh viên phải thi cùng thí sinh khác trong kỳ thi tuyển sinh chính quy, bộ nên tăng cường giám sát các kỳ thi liên thông của các trường CĐ, ĐH.
Thí sinh nộp hồ sơ học liên thông tại Trường Đại học Công nghiệp TPHCM.
Không ai thi được!?
Với những trường thường xuyên phải xin phép bộ hoán đổi chỉ tiêu đào tạo chính quy sang chỉ tiêu liên thông vì tuyển không đủ chỉ tiêu thì việc sinh viên liên thông phải thi như chính quy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho trường. Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất, cho rằng liên thông theo tín chỉ là tích lũy kiến thức, tích lũy đủ thì đạt được văn bằng. Nếu đang học theo hình thức tín chỉ mà buộc phải thi lên ĐH thì không ai thi được.
Cũng theo ông Thắng, chất lượng liên thông có thể làm Bộ GD-ĐT lo lắng nhưng phải có một giải pháp khác hài hòa hơn, như thi một môn toán hoặc văn và hai môn chuyên môn. Còn nếu thi như thi ĐH thì chắc chắn sẽ không có mấy người đỗ và trượt ở đây không phải kém mà vì kiến thức phổ thông qua thời gian đã mai một dần. "Nếu vậy, hình thức liên thông sẽ có nguy cơ đóng cửa vì không có thí sinh trong khi chất lượng đào tạo liên thông tốt hơn đào tạo tại chức rất nhiều" - ông Thắng khẳng định.
Ông Đặng Thế Huy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh, cho rằng yêu cầu cao như vậy là rất khó cho cả sinh viên cũng như các trường. Bản thân việc tổ chức thi chung với thí sinh chính quy như vậy cũng phức tạp vì học sinh phổ thông chỉ có vài khối nhưng sinh viên liên thông thì rất nhiều ngành. Phải nghiên cứu kỹ để tạo điều kiện cho người học phấn đấu trên con đường học vấn của mình.
Cần giải pháp phù hợp Một chuyên gia giáo dục đánh giá việc liên thông hiện nay quá dễ dãi, để tuyển cho đủ chỉ tiêu, không ít trường tìm cách hạ chuẩn. Việc đào tạo cũng không khác gì đào tạo tại chức. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng thừa nhận quy định như dự thảo đang gặp phải những tranh cãi "nảy lửa" giữa các nhà quản lý. Việc tìm ra một giải pháp phù hợp nhất để vừa nâng cao chất lượng đào tạo vừa bảo đảm quyền lợi của người học xem ra không phải là việc dễ dàng.
Theo người lao động
Báo động chất lượng liên thông Nếu cứ để như tình trạng hiện nay, sau hệ tại chức và bằng tốt nghiệp ĐH của các trường ngoài công lập, sẽ đến lúc xã hội từ chối bằng của chương trình liên thông. Liên thông có nhiều mặt tích cực, giúp người học có điều kiện học tập suốt đời. Thế nhưng vừa qua nhiều trường đã vận hành chương...