‘Tiền nhiều’ triệt tiêu áp lực thanh khoản ngân hàng cuối năm
VCBS dự báo thị trường sẽ không ghi nhận áp lực thanh khoản cuối năm nay. Điều này khác với chu kỳ hàng năm khi cuối năm thường là thời kỳ hệ thống ngân hàng chịu áp lực thanh khoản đáng kể.
‘Tiền nhiều’ triệt tiêu áp lực thanh khoản ngân hàng cuối năm
Thanh khoản dồi dào đang hỗ trợ lãi suất liên ngân hàng duy trì tại mặt bằng thấp nhất lịch sử. Cuối tháng 10/2020, lãi suất các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt ở mức 0,155%, 0,183%, 0,246%, 0,354% và 1,221%.
Trong báo cáo công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo trong quý IV/2020, lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì ở mặt bằng thấp và thị trường không ghi nhận áp lực thanh khoản cuối năm khi xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới vẫn được duy trì. Cùng với đó, tỷ giá diễn biến thuận lợi. Ngoài ra, số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng dù giảm nhưng nguồn lực này có thể sớm trở lại hệ thống.
Tuy nhiên, VCBS cho rằng vẫn tồn tại rủi ro khi cuối năm thường là thời điểm tăng tốc cho tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần chuẩn bị thanh khoản đáp ứng nhu cầu khách hàng cuối năm.
Dù vậy, công ty chứng khoán này tái khẳng định quan điểm mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì tại mức thấp như hiện nay.
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đang ở mức thấp kỷ lục
Trên thị trường 1 (thị trường tổ chức kinh tế và dân cư), mặt bằng lãi suất huy động ghi nhận mức giảm nhẹ 0,2 điểm% trong tháng, trong bối cảnh cuối tháng 10, nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay với nhiều đối tượng khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tháng cao điểm cuối năm. Trong đó, đối tượng được nhiều ngân hàng lựa chọn là các khoản vay cá nhân và các khoan vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong báo cáo, VCBS duy trì dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý IV sẽ tiếp tục cải thiện đáng kể, đạt mức 4%-5%. Tăng trưởng GDP cả năm 2020 dự báo đạt 2,73%-3,06%. Theo đó, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong tăng trưởng so với các nước trong khu vực.
Trong khi đó, lạm phát dự báo sẽ ở mức 3-3,5% trong cả năm 2020, dù các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có thể ghi nhận mức tăng nhẹ do ảnh hưởng từ thiên tai.
Về tỷ giá, trong bối cảnh sức mạnh của đồng bạc xanh tiếp tục suy giảm, đồng thời trong nước, nguồn ngoại tệ từ suất siêu hay giải ngân FDI tiếp tục là điểm nhấn, tỷ giá được dự báo sẽ ổn định trong giai đoạn này. Theo đó, VCBS duy trì dự báo tỷ giá sẽ biến động không quá 2% cho cả năm nay.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: FLC và HTN bùng nổ
Các chỉ số chính tăng điểm trở lại nhờ nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng hồi phục, nhưng thanh khoản thị trường lại suy giảm mạnh. Dòng tiền ưu ái vào các mã vừa và nhỏ có tính đầu cơ cao như FLC, HSG, OGC, EVG, và đáng kể khác tại HTN với thông tin chia cổ tức.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 12,82 điểm ( 1,39%), lên 938,29 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 25,5% xuống 30.372 tỷ đồng, khối lượng giảm 26,3% xuống 1.539 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 3,96 điểm ( 2,93%), lên 139,31 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 28,8% xuống 2.676 tỷ đồng, khối lượng giảm 25,7% xuống 198,5 triệu cổ phiếu.
Trong tuần, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tăng trở lại hỗ trợ thị trường với VCB ( 2,4%), CTG ( 4,3%), BID ( 1,4%), TCB ( 1,2%), MBB ( 1,1%), HDB ( 3,72%), STB ( 0,38%), EIB ( 0,58%), TPB ( 2,85%), ACB ( 4,1%), SHB ( 4,5%)...
Các cổ phiếu lớn khác phân hóa với đà tăng từ VRE ( 1,19%), VJC ( 4,4%), VNM ( 0,7%), MSN ( 7%), GAS ( 0,57%), NVL ( 0,16%), trong khi mất điểm có VIC (-1,31%), VHM (-0,39%), HPG (-0,49%), SAB (-0,11%), PLX (-1,43%).
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất đa số là các mã vừa và nhỏ, có tính đầu cơ cao như FLC, YBM, OGC, HSG, EVG, với FLC đáng kể nhất, sau khi Chủ tịch HĐQT là ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua 35 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 09/11 đến 4/12, qua đó, muốn nâng sỡ hữu tại FLC lên hơn 200,43 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 28,23%.
Đáng kể có HTN và DGW, trong đó, HTN giao dịch bùng nổ với 3 phiên liên tiếp từ đầu tuần tăng kịch trần và nhích thêm 2,7% trong phiên tiếp theo, trước khi điều chỉnh nhẹ -1,8% trong phiên cuối tuần. Giá theo theo đó leo lên mức cao nhất kể từ khi niêm yết từ ngày 12/11/2018.
Có lẽ thông tin thúc đấy giá cổ phiếu HTN là việc ngày 16/11 tới đây, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 18%.
Cổ phiếu DGW không có thông tin mới nào gần đây đáng kể, ngoài kết quả kinh doanh quý III/2020 được công bố vào cuối tháng 10 vừa qua với doanh thu đạt 3.624 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 75 tỷ đồng, tăng 44%.
Ở chiều ngược lại, đại diện giảm giá là TTF, khi có thêm một tuần giảm sâu, mất gần 11% sau khi tuần trước -19,8%, là mã giảm mạnh nhất HOSE trong tuần trước đó.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 30/10 đến 6/11:
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/10
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/11
Biến động giảm (%)
HTN
27.25
33.6
23,30%
HOT
37.95
28.75
-24,24%
DGW
53.4
63.2
18,35%
TNT
2.09
1.72
-17,70%
FLC
4.18
4.93
17,94%
TTF
6.41
5.72
-10,76%
YBM
4.4
5.17
17,50%
HU3
7.89
7.1
-10,01%
PET
9.25
10.5
13,51%
LM8
11.6
10.45
-9,91%
EVG
Video đang HOT
4.65
5.27
13,33%
PXI
3.4
3.11
-8,53%
OGC
7.13
8.06
13,04%
RIC
5.41
4.98
-7,95%
DTA
3.61
4.07
12,74%
PTL
7
6.47
-7,57%
SVT
14.2
16
12,68%
TCR
3.31
3.1
-6,34%
HSG
15
16.85
12,33%
COM
48.2
45.15
-6,33%
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất cũng chiếm phần lớn là các mã nhỏ với thanh khoản thấp, trừ phần nào đó là DST, MST và MPT.
Trong tuần, HNX chào đón tân binh GIC của CTCP Đầu tư dịch vụ và Phát triển Xanh với 12,12 triệu cổ phiếu niêm yết, giá tham chiếu trong phiên đầu tiên 06/11 là 18.600 đồng. Tuy nhiên, cổ phiếu này lại chỉ đứng giá tham chiếu với hơn 83.000 đơn vị khớp lệnh.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 30/10 đến 6/11:
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/10
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/11
Biến động giảm (%)
VE4
5.5
7.4
34,55%
DIH
16
13
-18,75%
SDG
21.6
28.6
32,41%
PMP
10.3
8.4
-18,45%
DST
2.7
3.3
22,22%
CAN
29.4
24.2
-17,69%
VCM
15.1
18.2
20,53%
VNT
60.4
50.1
-17,05%
KTS
11.6
13.9
19,83%
TST
12.7
10.6
-16,54%
PHP
11.2
13.3
18,75%
SFN
22
18.9
-14,09%
MST
3.8
4.5
18,42%
VC6
6.9
6.1
-11,59%
BNA
23.6
27.7
17,37%
SGH
44
39.2
-10,91%
VMS
6.6
7.7
16,67%
V21
4.6
4.1
-10,87%
NGC
1.9
2.2
15,79%
MPT
1.9
1.7
-10,53%
Trên UpCoM, giao dịch không đáng kể, khi phần lớn các cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất đều giao dịch thưa thớt, thanh khoản kém.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 30/10 đến 6/11:
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/10
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 30/10
Giá ngày 6/11
Biến động giảm (%)
WTC
16
23.7
48,13%
PND
3.7
2.1
-43,24%
CKD
16.4
23
40,24%
DTC
17
10.2
-40,00%
HKC
14.4
20.1
39,58%
THR
115.7
69.5
-39,93%
BMF
17.7
24.7
39,55%
CEG
19.6
11.8
-39,80%
NSL
10.4
14.5
39,42%
SKN
5.5
3.4
-38,18%
PVA
0.3
0.4
33,33%
NDC
64
41.1
-35,78%
SOV
27.1
35.7
31,73%
MRF
31.8
20.9
-34,28%
BHK
9.7
12.7
30,93%
G20
0.3
0.2
-33,33%
HUG
29.1
38.1
30,93%
HLA
0.3
0.2
-33,33%
POB
27.6
35.9
30,07%
KHL
0.3
0.2
-33,33%
Lãi suất tiết kiệm vẫn giảm mạnh, sẽ giữ mức thấp đến hết năm? Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng đều ở sâu dưới mức trần 4%. Trong khi đó, ở kỳ hạn 12 tháng tiếp tục mức giảm 0,47%/năm lãi suất huy động tại nhóm ngân hàng gốc quốc doanh, và giảm 0,05% ở các ngân hàng quy mô nhỏ. Mặc dù NHNN tiếp tục không có hoạt động bơm/hút ròng vốn đáng...