‘Tiên hướng nghiệp, hậu hướng trường’ lập kỷ lục tại Trà Vinh
Sáng chủ nhật 06/03 tới, như kế hoạch đã định trước, chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh ĐH CĐ 2011 “Tiên hướng nghiệp, hậu hướng trường” do báo SGGP tổ chức, công ty VNG đồng hành cùng sẽ về với các em học sinh lớn 12 tỉnh Trà Vinh.
Theo tiết lộ của ban tổ chức, đến thời điểm nay, số học sinh đăng ký tham dự tại Trà Vinh đã đạt con số kỷ lục: hơn 7000. Trong số đó có cả những học sinh đến từ các trường cách địa điểm tổ chức chương trình đến hơn 100km.
Cụ thể, theo ban tổ chức, chương trình tại Trà Vinh sẽ được thực hiện tại một điểm chính và 3 điểm cầu, với sự tham gia của học sinh đến từ 6 huyện và thành phố Trà Vinh. Trong đó, điểm chính có hơn 4000 học sinh tham dự sẽ được tổ chức tại trường Đại Học Trà Vinh, và hơn 3000 học sinh của các huyện xa khác, sẽ được tập trung tại 3 điểm cầu còn lại. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Trà Vinh và có điện thoại đường dây nóng để kết nối các bạn xem đài với các chuyên gia trực tiếp tư vấn tại chương trình.
Cũng theo BTC, ban tư vấn của chương trình tại Trà Vinh sẽ có sự góp mặt của các chuyên gia uy tín như PGS. TS Võ Văn Thắng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang, Thạc sĩ Nguyễn Vĩnh An, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Cần Thơ, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng ĐH Trà Vinh, Thạc sĩ Trần Đình Lý, Ban chủ nhiệm CLB Hướng hiệp các trường ĐH-CĐ phía Nam, Ông Nguyễn Quốc Cường, đại diện Bộ GD-ĐT, Ông Trà Thanh Trung, Trưởng Phòng ĐH chính quy ĐHQG TP HCM….
Ngoài việc giải đáp và cung cấp cho học sinh những thông tin, quy định mới nhất của kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, các chuyên gia sẽ giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích bản thân… để định hướng cho tương lai. Để giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, ban tổ chức cũng sẽ bố trí các phòng tư vấn chuyên sâu để các chuyên gia tư vấn giải đáp cho những nhóm ngành mà học sinh quan tâm.
Mỗi học sinh tham gia buổi tư vấn sẽ được tặng ấn phẩm Báo SGGP có phần trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp, Cẩm nang chọn nghề 2011 của Báo SGGP và Cẩm nang tuyển sinh ĐH Quốc gia TP HCM. Đặc biệt, kết thúc buổi tư vấn, ban tổ chức và đơn vị đồng hành cùng chương trình là Công ty VNG sẽ tặng quà những học sinh có câu hỏi hay nhất.Thông tin chi tiết hơn về chương trình có thể tham khảo tại báo điện tử SGGP và mạng xã hội Zing Me – VNG tại các địa chỉ:
http://www.sggp.org.vn/giaoduc/
http://me.zing.vn/huongnghiep2011/profile
Video đang HOT
PV
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2011 trên Dân trí
Chuyên mục Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp ĐH,CĐ trên báoDân trí hàng năm nhận được nhiều câu hỏi của HS, SV và phụ huynh, các câu hỏi này đều được giải đáp chính xác, nhanh, gọn bởi các chuyên gia tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ.
Để giải đáp những vướng mắc, băn khoăn về tuyển sinh năm 2011 như: Nộp hồ sơ dự thi; xu hướng nghề trong tương lai; chọn ngành, chọn trường phù hợp với năng lực bản thân; nghề nào dễ tìm việc làm; thông tin về trường đại học, cao đẳng mà thí sinh quan tâm... Đặc biệt, năm nay chuyên mục Tư vấn tuyển sinh Dân trí thực hiện thêm tư vấn cho thí sinh về vấn đề giữ gìn sức khỏe trong mùa thi.
Ban tư vấn tuyển sinh Dân trí sẽ trả lời ngay các câu hỏi của độc giả trên mục Tư vấn tuyển sinh hàng ngày bởi các chuyên gia tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, các trường đại học, cao đẳng và các nhà tâm lý giáo dục... Mọi thắc mắc, băn khoăn lo lắng của thí sinh về mùa thi 2011 xin vui lòng gửi về hộp thư: Tuyensinh@dantri.com.vn.
Dưới đây là những điểm quan trọng thay đổi trong mùa tuyển sinh 2011, các thí sinh cần lưu ý:
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi bắt đầu từ 14-3 đến 14-4/2011. Các trường ĐH nhận hồ sơ trực tiếp tại trường từ 15/4 đến 21/4.
Năm nay, bỏ quy định "nộp hồ sơ trúng tuyển" khi thí sinh trúng tuyển nhập học.
Đặc biệt, khi làm hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh chỉ có 1 nguyện vọng. Trên hồ sơ đăng ký dự thi chỉ ghi một ngành mà các em có nguyện vọng học. Sau khi thi xong, nếu các em trúng tuyển thì sẽ nhập học theo nguyện vọng đó. Khi đã trúng tuyển NV1 sẽ không được tham gia xét tuyển NV2, 3.
Mọi thắc mắc, băn khoăn lo lắng của thí sinh về mùa thi 2011 xin gửi về hộp thư: Tuyensinh@dantri.com.vn.
Nếu không trúng tuyển NV1 mà điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn chung của Bộ GD-ĐT sẽ được trường cấp hai giấy chứng nhận kết quả tuyển sinh để xét tuyển NV2, nếu không trúng tuyển NV2 sẽ tiếp tục xét tuyển NV3.
* Một thí sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định hỏi: Học ngành Tâm lý học có dễ tìm việc làm không và thường làm việc ở đâu?
Ông Phạm Tấn Hạ, Phó Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội trả lời: Những người học tâm lý giáo dục sẽ rất rộng đường tìm việc làm qua công việc tư vấn những vấn đề về học đường, tâm sinh lý học sinh. Ngoài ra, người học ngành này còn đáp ứng được các yêu cầu kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, tài chính, kinh tế học giáo dục, thanh tra, marketing giáo dục, nghiên cứu, tư vấn giáo dục...
Ngành tâm lý học đường mặc dù còn rất mới ở Việt Nam nhưng đã mở ra không ít triển vọng. Đây là một chuyên nganh Tâm ly ưng dung nhăm thưc hiên công tac phat hiên sơm, phong ngưa va can thiêp cho tre em - thanh thiêu niên trong cac linh vưc nhân thưc, hoc tâp, hanh vi, cam xuc hoăc xa hôi ở môi trương hoc đương, gia đinh va công đông; đông thơi tham gia nghiên cưu, xây dưng, phat triên va lương gia cac chương trinh nay. Khi giáo dục kỹ năng sống đang ngày càng được ngành Giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng thì sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể dễ dàng kiếm được việc làm.
* Phụ huynh Nguyễn Thị Tuyết ở thị xã Cao Bằng hỏi: Lệ phí tuyển sinh năm nay có tăng không? Nếu tăng là bao nhiêu?
Lệ phí tuyển sinh năm nay không tăng, giữ ổn định như năm trước. Ngay khi nộp hồ sơ ĐKDT, thí sinh phải nộp luôn lệ phí tuyển sinh (tổng cộng 80.000 đồng/hồ sơ, gồm: 50.000 đồng phí ĐKDT và 30.000 đồng phí dự thi).
Với những trường có sơ tuyển, có môn thi năng khiếu sẽ nộp mức lệ phí sơ tuyển đối với các ngành năng khiếu: 100.000 đồng/hồ sơ (với tất cả các môn), sơ tuyển đối với các ngành khác: 40.000 đồng/hồ sơ (với tất cả các môn). Lệ phí dự thi năng khiếu: 200.000 đồng/hồ sơ (với tất cả các môn).
* Thí sinh Lê Thị Thu Hồng, Đà Nẵng hỏi: Ngành Tài chính và ngành Ngân hàng nếu đào tạo ở trường hai trường đại học khác nhau, giáo trình có khác nhau không? Có phải khi ra trường, những trường chuyên về Tài chính dễ xin việc hơn hay không?
Thầy giáo Châu Minh Quý, Trường ĐH Marketing trả lời: Theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT, các ngành đào tạo chung về ngân hàng hay tài chính các trường đại học giảng dạy đều theo chương trình khung, phần cứng do Bộ GD-ĐT quy định, chỉ khác biệt 25% phần sau là do các trường xây dựng theo đặc thù, đặc điểm riêng biệt của các trường.
Ra trường thì những trường chuyên về Tài chính dễ xin việc hơn hay không? Điều này phụ thuộc vào các em. Các trường đều chú trọng và truyền đạt thông tin rất đầy đủ kiến thức để các em có khả năng làm cho các nhà tuyển dụng có ấn tượng với mình. Bên cạnh đó, để làm tốt công việc, các em còn phải trang bị thêm kiến thức là tiếng Anh, vi tính, kỹ năng mềm...
Học sinh Nguyễn Việt Dũng, TP.HCM hỏi: Nếu học về Công nghệ thông tin thì học chuyên ngành nào có cơ hội việc làm cao?
PGS.TS Đỗ Phúc, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Quốc gia TPHCM trả lời: Ngành Công nghệ Thông tin là một trong những ngành đào tạo trọng điểm, trong tương lai gần mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1755. Ngành sẽ trở thành ngành đóng góp rất mạnh mẽ vào GDP Việt Nam.
Chúng ta biết, người Việt Nam rất có năng lực về công nghệ thông tin và tư duy về toán học. Trong những năm qua, sau nhiều năm phấn đấu, chúng ta đã có doanh thu 1 tỷ đô la về CNTT. Ngành CNTT có 2 lĩnh vực quan trọng: Thứ nhất, lĩnh vực nghiên cứu riêng về khoa học máy tính; Thứ hai, lĩnh vực quan trọng hơn là tăng cường ứng dụng CNTT, đặc biệt tăng cường ứng dụng CNTT trong khối kinh tế, doanh nghiệp để đẩy ngành kinh tế nước ta lên có sức cạnh tranh lớn, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập toàn cầu.
Trường ĐH Công nghệ thông tin , ĐH Quốc gia TPHCM đào tạo 5 ngành về CNTT: Ngành Khoa học máy tính đào tạo các cử nhân chuyên sâu về CNTT để phát triển khoa học về máy tính; ngành Khoa học thông tin để phát triển tích hợp các CNTT trong ứng dụng, trong doanh nghiệp và trong kinh tế; Ngành Kỹ thuật phần cứng máy tính liên quan đến các hệ thống phần cứng; Ngành Công nghệ phần mềm, sản xuất phần mềm và ngành Mạng Tin học và Truyền thông trong đó kết hợp với máy tính, bảo vệ an toàn máy tính để ứng dụng trong các ngân hàng. Ngày nay, ta có thể rút tiền ở các ngân hàng qua cây rút tiền ATM trong đó bảo vệ an toàn các dữ liệu.
Nói chung về các ngành học CNTT hiện nay đều có nhu cầu rất lớn. Đến năm 2015 chúng ta cần 1 triệu kỹ sư về CNTT. Nên tôi nghĩ đây là ngành rất có tương lai cho các em. Tuy nhiên, tôi cũng nhấn mạnh, bất cứ ngành khoa học nào để các em ra trường dễ tìm việc làm ngoài việc học giỏi chuyên môn thì các em lưu ý vấn đề ngoại ngữ và quan trọng hơn là vấn đề kỹ năng mềm, trong đó kỹ năng giao tiếp và truyền thông.
Theo Dân Trí
Ban tư vấn tuyển sinh đến với học sinh Củ Chi, Hóc Môn Gần 3000 học sinh của 7 trường THPT Củ Chi, Hóc Môn và quận 12 đã đến tham gia buổi tư vấn hướng nghiệp năm 2011 do báo Sài Gòn Giải Phóng kết hợp với VNG tổ chức. Gần 3000 học sinh các trường Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12 đến tham gia buổi tư vấn Theo như tin đã đưa trước đó,...