Tiền gửi Ngân hàng của Vinamilk tăng bằng lần
Cuối năm 2019, Vinamilk đem gửi Ngân hàng hàng chục tỷ đồng…
Ảnh: TTVN.
Trong năm 2019, khoản mục tiền gửi Ngân hàng của Vinamilk tăng mạnh. Cụ thể, năm 2019 tiền gửi Ngân hàng của Vinamilk đạt hơn 2.367 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2018.
Cũng trong năm 2019, khoản mục đầu tư nắm giữ ngắn hạn của Vinamilk tăng mạnh. Trong đó, đáng chú ý là hơn 12.400 tỷ đồng là khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn.
Vinamilk cho biết, đây là các khoản tiền gửi có thời gian còn lại đến ngày đáo hạn từ 1 đến 12 tháng tại các Ngân hàng. Mức lãi suất mà Vinamilk được hưởng nằm trong khoản 7,1% -8,6%/năm (cho năm kết thúc ngày 31/12/2018 từ 3,8% đến 8%/năm).
Những năm trước (2016 và 2017), các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của Vinamilk còn bao gồm các khoản đầu tư trái phiếu của doanh nghiệp cả ngắn hạn và dài hạn. Vinamilk cho biết đây là khoản đầu tư vào trái phiếu do Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM phát hành với thời gian đáo hạn gốc là 36 tháng kể từ ngày mua. Các trái phiếu không được đảm bảo và hưởng lãi suất năm từ 8,075%-8,175% (năm 2017).
Video đang HOT
Tiền gửi Ngân hàng của Vinamilk tăng bằng lần. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Tuy nhiên, từ năm 2018 trở đi, Vinamilk không còn đầu tư trái phiếu, mà thay vào đó là các khoản tiền gửi ngắn hạn và dài hạn. Trong đó khoản tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Có thể nói chỉ tiêu về tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để giới tài chính đánh giá về một doanh nghiệp nào đó.
Ví dụ mối tương quan giữa nợ ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn giúp nhà đầu tư nhìn nhận về quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thanh toán và tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Khoản mục Tài sản ngắn hạn bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, và đa số là đều có tính thanh khoản cao, tức là khả năng chuyển đổi ra tiền mặt nhanh chóng.
Khoản mục này bao gồm tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tương đương tiền.
Về khoản mục nợ ngắn hạn, năm 2019 nợ ngắn hạn của Vinamilk cũng tăng 35% so với hồi cuối năm 2018, ghi nhận hơn 14.400 tỷ đồng.
Theo nhipcaudautu.vn
Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán: Rào cản nâng hạng là room ngoại
UBCK Nhà nước sẽ phối hợp với Ngân hàng Thế giới để từng bước đạt các tiêu chuẩn nâng hạng của thị trường.
Đề cập về vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam tại buổi tổng kết hoạt động thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 20/12, Phó Chủ tịch Phạm Hồng Sơn cho biết rào cản chính vẫn là giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Sơn chia sẻ đã làm việc với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, và phần lớn lý do nằm ở việc hết "room" ngoại tại các doanh nghiệp như Vinamilk hay nhóm ngân hàng. Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác cũng liên quan nhiều đến định tính. Theo Phó Chủ tịch UBCK, có nhiều vấn đề rất khó sửa, khó bỏ và cần được bảo vệ.
Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán.
Đơn cử, về vấn đề tiền mua chứng khoán, nhà đầu tư đề xuất chỉ cần đủ tiền tại ngày T 2 (ngày chứng khoán về tài khoản). Tuy nhiên, yêu cầu đủ tiền khi mua là điều bắt buộc để đảm bảo bền vững.
"Giả sử tại ngày T 2, nhà đầu tư không có đủ tiền, thì phải trả lệnh, vấn đề này phức tạp và dù có phạt cũng chỉ đến mức", ông Sơn nói. Lãnh đạo UBCK cho rằng trên hết cần giữ an toàn cho thị trường, phòng vệ và ngăn chặn đổ vỡ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn phát triển, còn nhiều rủi ro. Trong tương lai, khi thị trường phát triển bền vững, nhà đầu tư chuyên nghiệp và quản trị tốt hơn, có thể UBCK sẽ cân nhắc, xem xét.
Theo ông Sơn, luật hiện tại đã rất mở cho thị trường chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài. Việc giới hạn sở hữu nước ngoài tại một số ngành nghề đã mở theo các hiệp định thương mại WTO hay CPTPP. Đơn cử như nhóm quản lý quỹ và công ty chứng khoán hiện nay đã cho phép 100% vốn ngoại. Năm qua, nhiều công ty chứng khoán Hàn Quốc đã xuất hiện, mua lại doanh nghiệp chứng khoán trong nước và tăng vốn lớn. Về ngành ngân hàng, hiện tại giới hạn sở hữu là 30%, con số này không thể khác.
Ngoài ra, khối ngoại cũng thắc mắc tại sao nhà đầu tư nội có thể giao dịch ký quỹ, trong khi nhà đầu tư nước ngoài không được phép. Tuy nhiên, theo quan điểm của UBCK, nhà đầu tư ngoại tham gia mua cổ phần của Việt Nam thì phải mang vốn vào thị trường, "không thể mang một ít vốn vào rồi đi vay tiền của trong nước đi mua chứng khoán".
Nhìn chung, ông Sơn cho rằng việc nâng hạng thị trường là tốt nhưng phải trên cơ sở bền vững, "không lên hạng bằng mọi giá". Kỳ 6 tháng hàng năm, các tổ chức sẽ đánh giá nâng hạng. Hiện tại, UBCK đang lập dự án kết hợp với Ngân hàng Thế Giới giúp Việt Nam đạt các tiêu chí, phối hợp với các bộ ngành. Luật doanh nghiệp cũng đang bổ sung về chứng khoán lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), đây có thể là sản phẩm sẽ được triển khai để tháo gỡ vấn đề room ngoại.
Theo NDH
Công ty Việt này lãi 2.690 tỷ, tiền gửi ngân hàng hơn 10 nghìn tỷ thu lời 207 tỷ trong 3 tháng Vinamilk có 3 tháng kinh doanh thuận lợi với khoản lãi 2.690 tỷ đồng. Khoản tiền gửi ngân hàng hơn 10 nghìn tỷ đồng cũng cho thu lãi 207 tỷ. CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã VNM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với kết quả kinh doanh tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Cụ...