Tiền gửi chảy mạnh vào ngân hàng, lãi suất tiết kiệm giảm liên tiếp
Mặc dù các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động, nhưng dòng tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh vào đây do tâm lý lo ngại rủi ro của người dân.
Lãi suất huy động đã liên tiếp giảm do thanh khoản dư thừa. Ảnh: H.Dịu
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến giữa tháng 8, huy động vốn toàn hệ thống tăng gần 6,3%, trong khi tín dụng chỉ tăng 4,13%.
Có thể thấy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tín dụng có mức tăng tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua, trong khi nhu cầu gửi tiền tại ngân hàng vẫn tăng mạnh, bởi so với các kênh đầu tư khác thì gửi tiết kiệm vẫn là an toàn nhất.
Thống kê của NHNN cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng đã lên tới hơn 246.000 tỷ đồng, trong khi lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là gần 171.300 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi ngày, có hơn 1.367 tỷ đồng được người dân gửi vào ngân hàng.
Công ty Chứng khoán HSC cũng mới đưa ra báo cáo thị trường tiền tệ tháng 8 với khẳng định thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có, ngay cả khi Kho bạc Nhà nước rút ròng 189.700 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank từ đầu năm. Nguyên nhân là việc tăng trưởng huy động cao hơn nhiều so với tín dụng.
Chính vì những nguyên nhân trên, các ngân hàng thương mại đã tiếp tục giảm lãi suất huy động, đẩy lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn xuống thấp nhất chỉ còn 2,6%/năm. Như vậy, trên lý thuyết, lãi suất thực được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát, trong khi bình quân 8 tháng năm 2020, lạm phát cơ bản đã tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước, nghĩa là người gửi tiền đang chịu mức lãi suất âm ở một số kỳ hạn tại một số ngân hàng.
Nếu như trước đây, lãi suất huy động thấp nhất ở kỳ hạn ngắn thường thuộc về nhóm 4 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước. Nhưng giờ đây Techcombank mới là ngân hàng áp dụng biểu lãi suất huy động thấp nhất thị trường sau 3 lần điều chỉnh giảm liên tiếp.
Video đang HOT
Cụ thể, trong biểu lãi suất huy động mới nhất vừa áp dụng từ ngày 15/9, Techcombank tiếp tục giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn. Trong đó, kỳ hạn 1 tháng dành cho khách hàng dưới 50 tuổi chỉ còn 2,55%/năm; kỳ hạn 2 tháng là 2,65%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,75%/năm… Các kỳ hạn này tiếp tục giảm tới 0,2 điểm phần trăm so với biểu lãi suất đầu tháng 9.
Ở kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất dao động từ 4,4-4,9%/năm đối với khách hàng thông thường và 4,7-5%/năm đối với khách hàng ưu tiên.
Ngược lại, Nam A Bank điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn dài. Trong đó, lãi suất các kỳ hạn dài từ 30-36 tháng giảm khoảng 0,4 điểm phần trăm so với trước đó, xuống còn 6,8%/năm.
Vietcombank cũng giảm lãi suất tiền gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng xuống 3,3%/năm; 3 tháng xuống 3,6%/năm; 6 tháng xuống 4,2%/ năm và 12 tháng là 6%/năm.
Trong khi đó, tại HDBank, lãi suất tiền gửi ở tất cả kỳ hạn điều chỉnh giảm 0,15-0,4%/năm, xuống 3,8%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng; 5,8%/năm cho kỳ hạn 6-11 tháng.
Tại NCB, lãi suất huy động các kỳ hạn dài cũng được điều chỉnh giảm, như các kỳ hạn 18-36 tháng giảm 0,3 điểm % so với trước, xuống còn 7,5%/năm. TPBank cũng đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn 3 tháng là 3,65%/năm…
Báo cáo chiến lược thị trường tiền tệ của Công ty chứng khoán SSI vừa qua cho thấy trong tháng 8/2020, lãi suất tiền gửi đã giảm thêm từ 0,2-4 điểm % ở các kỳ hạn ngắn và 0,2 điểm % ở các kỳ hạn dài. Luỹ kế 8 tháng, lãi suất tiền gửi giảm tổng cộng 0,5-2,1 điểm % ở tất cả các kỳ hạn so với cuối năm ngoái.
Không chỉ lãi suất tiền gửi từ dân cư, trên thị trường liên ngân hàng, tuần qua lai suât liên ngân hang ơ các ky han qua đêm, 1 tuần va 2 tuần đêu giam lần lượt 0,02%; 0,05% va 0,04%, tư mức 0,16%/năm; 0,25%/năm va 0,27%/năm xuông mức 0,14%/năm; 0,2%/năm va 0,23%/năm. Điều này càng cho thấy thanh khoản dồi dào tại các ngân hàng, khiến các ngân hàng gần như cho không khi vay mượn lẫn nhau.
Lãi suất huy động ngân hàng tháng 7 đồng loạt giảm mạnh
Bước sang những ngày đầu tháng 7, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm mạnh lãi suất huy động cả kỳ hạn ngắn lẫn kỳ hạn dài.
Việc giảm lãi suất huy động sẽ giúp ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay. Ảnh: Internet
Cụ thể, trong khối ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã giảm mạnh lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn.
Cụ thể, với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, Vietcombank áp dụng mức lãi suất chỉ 3,7%/năm, giảm 0,4% so với trước đó. Kỳ hạn 3 tháng ngân hàng cũng giảm xuống 4%/năm so với mức 4,25%/năm trước đó. Các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng cũng giảm 0,3 điểm %, xuống còn lần lượt 4,4%/năm và 4,6%/năm.
Không những thế, khác với những đợt giảm trước, tại các kỳ hạn dài hơn, từ 12-36 tháng, Vietcombank cũng điều chỉnh giảm khá mạnh, chỉ còn 6,1%/năm đối với kỳ hạn 24 tháng, thay vì 6,6%/năm trước đó. Kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động tại Vietcombank chỉ còn 6%/năm, kỳ hạn 36 tháng chỉ còn 5,8%/năm.
Tương tự, tại VietinBank, lãi suất huy động cao nhất cũng chỉ 6%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Các kỳ hạn 1 đến dưới 3 tháng là 3,7%/năm, giảm 0,3%/năm; từ 3 tháng đến dưới 6 tháng là 4%/năm, giảm 0,25%/năm; từ 6 tháng đến dưới 9 tháng là 4,4%/năm, giảm 0,5%/năm; từ 9 tháng đến dưới 12 tháng là 4,6%/năm.
Tại BIDV, biểu lãi suất áp dụng từ ngày 1/7 cũng giảm 0,3%/năm đối với kỳ hạn 1-2 tháng, xuống còn 3,7%/năm. Kỳ hạn 3-5 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống còn 4%/năm. Kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng lần lượt còn 4,4%/năm và 4,6%/năm. Lãi suất cao nhất ở ngân hàng này đang áp dụng cho các kỳ hạn từ 364 ngày trở lên, ở mức chỉ 6%/năm, giảm mạnh so với 6,8%/năm trước đó.
Với các ngân hàng thương mại tư nhân, lãi suất huy động cũng được điều chỉnh giảm sâu, khiến chênh lệch lãi suất với khối 4 ngân hàng thương mại nhà nước không còn quá lớn.
Tại Techcombank, biểu lãi suất áp dụng từ ngày 3/7 cũng giảm mạnh và mặt bằng lãi suất tại ngân hàng này đang thấp nhất toàn hệ thống.
Trong đó, lãi suất cao nhất tại Techcombank chỉ là 5,8%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên và số tiền gửi từ 50 tỷ trở lên và chỉ dành cho khách hàng ưu tiên; số tiền gửi dưới 1 tỷ mức lãi suất cao nhất chỉ là 5,6%/năm.
Còn tại VPBank, biểu lãi suất áp dụng từ ngày 2/7 cũng giảm mạnh, mức lãi suất cao nhất áp dụng với tiền gửi tiết kiệm thường dành cho số tiền gửi dưới 300 triệu đồng chỉ còn 6%/năm; với số tiền gửi từ 50 triệu đồng trở lên là 6,5%/năm.
Tại các ngân hàng khác, lãi suất huy động cũng cũng được đồng loạt điều chỉnh từ đầu tháng 7 với mức giảm phổ biến 0,2-0,3 điểm %, một số nơi giảm trên dưới 0,5 điểm %.
Theo các chuyên gia, lãi suất huy động của các ngân hàng giảm mạnh là do thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang khá dồi dào. Không chỉ lãi suất trên thị trường dân cư giảm mà lãi suất liên ngân hàng cũng đang duy trì ở mặt bằng khá thấp, nhất là với kỳ hạn ngắn đã tiệm cận 0%/năm.
Hơn nữa, tăng trưởng tín dụng 6 tháng qua vẫn rất thấp, nên việc giảm lãi suất huy động có thể là một giải pháp để giảm chi phí, giúp ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay, kích thích dòng vốn tín dụng ra thị trường.
Thanh khoản các NHTM dồi dào, lãi suất tiền gửi có thể giảm tiếp? Chính sách nới lỏng tiên tệ của NHNN sẽ tiêp tục được duy trì, thanh khoản các NHTM sẽ vân dôi dào. Lãi suât tiên gửi có thê giảm tiêp từ 10-30 điểm phần trăm trong thời gian tới. Đó là nhận định của Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong bản tin thị trường tiền tệ vừa công bố ngày 14/9. Theo SSI,...