Tiền Giang: Thiếu giáo viên tiểu học dạy 2 buổi/ngày
Ngày 25/9, Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh.
Giáo viên tiểu học Tiền Giang tham gia tập huấn SGK mới.
Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu là Hiệu trưởng các trường Tiểu học, trường phổ thông có cấp Tiểu học, Trưởng Phòng GD&ĐT 11 huyện, thành, thị; Cán bộ phụ trách chuyên môn Tiểu học…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo về tổng kết năm học 2019 – 2020 với bậc giáo dục Tiểu học. Toàn tỉnh hiện có 191 trường có lớp Tiểu học với 4.110 lớp/384 điểm trường. Huy động 100% trẻ từ 6 đến 10 tuổi ra lớp, trẻ học đúng độ tuổi đạt 97,3%.
Toàn tỉnh có 6.072 giáo viên/4.110 lớp (tỉ lệ 1,47% giáo viên/lớp), chưa đáp ứng quy định dạy 2 buổi/ngày và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các bộ môn Âm nhạc, Mỹ Thuật, Tiếng Anh và Tin học chỉ đạt từ 81,8% đến 95,2%.
Video đang HOT
Năm học qua, kết quả 2 môn Tiếng Việt có số học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt đạt 99%. Môn Toán đạt tỉ lệ 99,04%. Các Phòng GD&ĐT mạnh dạn giao quyền cho các trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Chương trình dạy học tiếng Anh có 190/191 trường thực hiện với 71,8% HS được học. Có 163/191 trường tổ chức dạy Tin học cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5, đạt tỉ lệ 83,5% (tăng 23,7%).
Để thực hiện Chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT Tiền Giang đã tổ chức tốt các lớp tập huấn cho giáo viên, cơ sở vật chất và SGK bảo đảm 100% cơ sở giáo dục đủ điều kiện thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Các trường dạy theo Mô hình trường học mới đã đi vào nề nếp và phát huy được tác dụng. Công tác giáo dục cho trẻ em khuyết tật được đẩy mạnh. Hầu hết trẻ khuyết tật đều được can thiệp sớm.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình bày, chia sẻ những khó khăn ở địa phương trong việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Tổ chức bán trú trong điều kiện kinh phí eo hẹp. Cần tăng cường ứng dụng CNTT để giảm bớt công việc cho giáo viên trong việc ghi học bạ. Sách giáo viên chưa được cung cấp đủ cho trường. Thiếu giáo viên phụ trách công tác Thư viện có chuyên môn…
Thanh Hóa: Hơn 4.000 giáo viên dạy lớp 1 sẽ được cấp tài khoản miễn phí dạy trực tuyến
Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương hoàn thiện các điều kiện để cấp tài khoản miễn phí cho giáo viên dạy trực tuyến.
Giáo viên dạy lớp 1 ở tỉnh Thanh Hóa sẽ được cấp tài khoản miễn phí để dạy học trực tuyến.
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Thanh Hóa, đến thời điểm này, Sở vừa mới lập danh sách và chuyển qua cho Công ty Viettel để đơn vị này cấp tài khoản miễn phí cho từng giáo viên.
Thống kê của Sở Phòng giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đang có hơn 4.000 giáo viên dạy khối lớp 1. Để thực hiện đề án cấp tài khoản dạy miễn phí cho số giáo viên này, Sở đã chỉ đạo các nhà trường cử giáo viên viên cốt cán đi tập huấn chương trình dạy trực tuyến.
Cũng theo Phòng giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT Thanh Hóa, chỉ tính riêng khối giáo viên tiểu học của tỉnh này, đã có hơn 13.000 người. Những giáo viên cốt cán của các trường học sẽ được đi tập huấn ở Trung ương. Sau đó, họ về trường và tập huấn tại chỗ cho tất cả giáo viên trong trường.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, thì sẽ có 100% giáo viên được học chương trình giáo dục phổ thông mới và cấp tài khoản cho từng người để dạy trực tuyến. Riêng giáo viên khối lớp 1, sẽ được cấp tài khoản miễn phí.
Một buổi dạy trực tuyến của giáo viên Trường Tiểu học Đông Vệ 1, TP.Thanh Hóa.
"Trước hết, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đối với giáo viên dạy lớp 1, bao gồm cả giáo viên dạy văn hóa và giáo viên dạy các môn đặc thù, đều được cấp tài khoản miễn phí. Tuy nhiên, hiện tại Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang phải chờ phía Công ty Viettel lập xong số tài khoản, lúc đó giáo viên mới sử dụng phần mềm dạy trực tuyến", bà Nguyễn Thị Diệp - Phòng Giáo dục Tiểu học, sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết thêm.
Dự kiến, trước ngày 30/7, Công ty Viettel sẽ phải hoàn thành việc cấp tài khoản miễn phí cho giáo viên dạy trực tuyến của khối lớp 1.
Về việc thực hiền đề án cấp tài khoản miễn phí cho giáo viên từ bậc Tiểu học đến THPT trong năm 2020 này, hiện tại Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang lập đề án, sau đó trình lên UBND tỉnh để xin cấp kinh phí.
Bởi lẽ, đây là một đề án mang tính khoa học, cấp thiết theo chương trình chuyển đổi giáo dục chung của cả nước. Do đó, sẽ phải mất một thời gian dài và nguồn kinh phí phục vụ đề án cũng không phải là ít.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa): Thiếu giáo viên, trường phải "ép" lớp Năm học 2020 - 2021 bước sang tuần thứ 2 nhưng tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở thị xã Nghi Sơn vẫn chưa được giải quyết. Tính cả 3 cấp học (từ mầm non đến THCS), địa phương này thiếu hàng trăm giáo viên. Học sinh Trường Tiểu học Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trong giờ tan trường....