Tiền Giang: Thiếu gần một nghìn giáo viên mầm non
Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang Huỳnh Thị Phượng, toàn tỉnh có 170 trường mầm non công lập, 1.507 nhóm trẻ và lớp mẫu giáo.
Giáo viên mầm non đang chịu áp lực về công việc, thời gian, thu nhập.
Theo quy định, với tổng số nhóm, lớp nêu trên cần phải có 3.384 giáo viên mầm non, tuy nhiên trên thực tế chỉ có 2.389 giáo viên. Với quy mô trẻ ở mỗi nhóm, lớp và nhu cầu 2 giáo viên/nhóm, lớp, hiện tại các trường mầm non vẫn còn thiếu 935 giáo viên.
Mặc dù có nhiều đợt tuyển nhưng các huyện của Tiền Giang vẫn không tuyển được giáo viên mầm non. Tỉnh hiện còn 10 trường khó khăn chưa tuyển được giáo viên nhiều năm nay. Huyện Gò Công Đông chỉ có 50% trẻ mầm non được học bán trú, còn lại phụ huynh phải đưa rước trẻ 4 lần/ ngày.
Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh có 266 giáo viên mầm non nghỉ việc, bỏ việc. Nhiều trường chỉ có 1 hiệu trưởng làm công tác quản lý. Có trường phó hiệu trưởng phải trực tiếp đứng lớp. Thậm chí, khi có 1 giáo viên nghỉ thai sản, ban giám hiệu phải xuống lớp làm thay giáo viên…
Video đang HOT
Theo Sở GD&ĐT Tiền Giang, tình trạng thiếu giáo viên chưa được khắc phục, tạo áp lực lớn cho đội ngũ trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên làm việc ngoài giờ kéo dài nhưng không được trả chế độ thừa giờ. Thu nhập của giáo viên mầm non thấp, thời gian làm việc ở trường quá dài, áp lực công việc lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Vì vậy, học sinh khi tốt nghiệp THPT ít chọn dự thi vào ngành Sư phạm mầm non; không ít giáo viên mầm non bỏ nghề sau vài năm.
Mỗi năm, có khoảng 200 sinh viên Trường ĐH Tiền Giang ra trường nhưng địa phương vẫn không có nguồn tuyển dụng. Một số sinh viên tốt nghiệp đến các địa phương khác có chế độ thu hút, ưu đãi tốt hơn như TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu để dạy… Ngoài ra, các khu công nghiệp trên địa bàn tuyển dụng công nhân rất nhiều, lương bình quân cho công nhân từ 6 – 8 triệu/tháng nên không ít sinh viên sư phạm bỏ nghề sang làm công nhân.
Xuân Uyên
Theo giaoducthoidai
Vì sao dừng tuyển sinh khối nhà trẻ tại các trường công lập trên địa bàn thành phố?
Thành phố Hà Tĩnh sẽ tạm thời chưa tuyển sinh 24 nhóm lớp so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 4 lớp mẫu giáo và 20 nhóm trẻ từ độ tuổi 24 - 36 tháng tại các trường mầm non công lập trên địa bàn năm học 2019 - 2020.
Khối nhà trẻ sẽ tạm dừng tuyển sinh trên toàn địa bàn thành phố Hà Tĩnh
Tại Hội nghị quán triệt một số chủ trương và nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyển sinh đối với các trường mầm non công lập năm học 2019 -2020, UBND thành phố Hà Tĩnh cho biết sẽ cắt giảm 24 nhóm lớp tại 16 trường công lập trên địa bàn.
Cụ thể, sẽ dừng tuyển sinh đối với 20 nhóm lớp nhà trẻ (từ độ 24 -36 tháng tuổi) và ghép 4 nhóm lớp một số trường.
Năm học 2019 - 2020, toàn thành phố Hà Tĩnh có 26 trường mầm non, gồm 16 trường công lập, 1 trường công lập tự chủ, 9 trường tư thục. Thành phố có kế hoạch huy động 9.011 trẻ với 317 nhóm lớp (tăng 20 nhóm lớp) so với năm học 2018 - 2019. Trong đó khối công lập được giao chỉ tiêu 149 nhóm lớp, với 5.005 trẻ, khối ngoài công lập 168 nhóm lớp, với 4.006 trẻ.
Để đảm bảo số giáo viên đứng lớp 2 GV/lớp theo quy định, thành phố Hà Tĩnh, ngành giáo dục thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, kế hoạch tuyển sinh và công tác điều chuyển giáo viên phù hợp. Đồng thời, đề xuất với UBND tỉnh cho tuyển thêm 28 giáo viên còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế.
Theo bà Trần Thị Thủy Nga, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh: "So với các năm học trước, công tác tuyển sinh năm nay vẫn có những khó khăn bất cập, nhất là đội ngũ giáo viên. Theo kế hoạch để tuyển sinh 149 nhóm lớp vào các trường mầm non công lập cần 298 giáo viên, nhưng đội ngũ giáo viên hiện có 251 giáo viên, chỉ đủ bố trí tối đa 125 nhóm lớp, trong đó ưu tiên tuyển sinh trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi)".
"Vì vậy năm học 2019 - 2010 các trường mầm non hệ công lập trên địa bàn thành phố sẽ tạm thời chưa tuyển sinh 24 nhóm lớp so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 4 lớp mẫu giáo và 20 nhóm trẻ" - bà Nga nhấn mạnh.
Cũng theo bà Nga, tại hội nghị, cấp ủy chính quyền các phường, xã, hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn thành phố đã chia sẻ những khó khăn tồn tại lâu nay trong công tác tuyển sinh trên địa bàn về những áp lực tuyển sinh bậc học mầm non đầu năm học mới. Cụ thể, thiếu đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất một số trường không đáp ứng nhu cầu, việc tạm dừng tuyển sinh 4 lớp mẫu giáo và 20 nhóm trẻ.
"Ngành giáo dục xác định việc ngừng tuyển sinh khối nhà trẻ sẽ gây áp lực không nhỏ cho cấp ủy chính quyền và ban giám hiệu các nhà trường cũng như bức xúc cho phụ huynh, nhất là các xã chưa có các nhóm lớp ngoài công lập. Tuy nhiên, đây là cái khó cho ngành giáo dục thành phố, khi mà đội ngũ giáo viên không đủ lại còn không được cho tuyển thêm" - bà Nga trăn trở.
Ông Phạm Hùng Cương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh cũng cho biết, để đảm bảo số giáo viên đứng lớp tại các trường mầm non công lập, UBND thành phố sẽ có văn bản gửi UBND tỉnh, đề xuất tuyển dụng thêm giáo viên những nơi nào còn thiếu. Chờ khi tuyển dụng đủ giáo viên, các trường mầm non tiếp tục tuyển sinh theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị cần tuyên truyền và quán triệt các chủ trương của cấp trên về công tác tuyển sinh đầu năm học mới, cũng như những khó khăn bất cập trong công tác tuyển sinh bậc học mầm non trên địa bàn để phụ huynh hiểu và đồng thuận. Đồng thời Phòng giáo dục và các phường, xã làm việc với các trường mầm non tư thục trên địa bàn để có những chia sẻ với các địa phương trong vận động thu hút học sinh nhằm giảm áp lực công tác tuyển sinh đầu năm học mới.
Trương Hoa
Theo giaoducthoidai
Những người trông con người khác nhiều hơn con mình Ngày nào cũng đón trẻ đến trường từ tinh mơ, rời trường vào lúc chiều muộn nhưng rất ít cơ hội được đưa con của chính mình đi học. Đó là cuộc sống của những giáo viên mầm non. Giáo viên mầm non là nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng và áp lực khi phải làm việc trong thời gian dài nhất nhưng...