Tiền Giang: Nhiều công ty tạm ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu
Ngày 13-4, LĐLĐ tỉnh Tiền Giang cho biết đã có nhiều công ty tạm ngưng sản xuất hoặc cho công nhân (CN) nghỉ luân phiên, giãn ca do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Theo đó, Công ty CP Châu Âu (KCN Mỹ Tho) có gần 700 CN đã ngưng sản xuất đến hết tháng 5-2020. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp khác đang cho CN làm giãn ca, nghỉ luân phiên do thiếu việc làm.Gần đây nhất là Công ty TNHH MTV Cap Vina (100% vốn nước ngoài; chuyên sản xuất túi xách xuất khẩu; KCN Tân Hương, huyện Châu Thành) cũng tạm ngưng hoạt động từ ngày 11-4 đến 30-9, do việc nhập nguyên phụ liệu đầu vào trong khi hàng sản xuất đầu ra để cung cấp cho thị trường Mỹ và châu Âu đang gặp nhiều khó khăn. Công ty này có khoảng 1.000 CN.
LĐLĐ tỉnh Tiền Giang đang làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp để tư vấn việc thực hiện chế độ ngừng việc cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
M.Sơn
Số doanh nghiệp BĐS đóng cửa tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái
Số doanh nghiệp kinh doanh BĐS tạm ngừng hoạt động tăng mạnh nhất (94,1%) trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Đó là thông tin nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nói về tác động của dịch Covid-19 đến các ngành kinh tế.
Theo nhóm nghiên cứu này, ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chịu ảnh hưởng rõ nét nhất là lĩnh vực cho thuê mặt bằng thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ.
Tình trạng dịch Covid-19 đã khiến người dân hạn chế mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương mại (giảm khoảng 70-80% trong tháng 2 và 3 - theo CBRE); nhiều chủ cửa hàng đã trả lại mặt bằng, hoặc đàm phán để người cho thuê giảm giá và nhiều đơn vị chủ sở hữu mặt bằng cũng đã chủ động giảm 20-40% giá thuê.
Còn với khối văn phòng, bệnh dịch làm trì hoãn hoạt động đầu tư ở khối này và tăng trưởng cho thuê sẽ chậm hơn do số người làm việc từ xa tăng, giảm tỷ lệ sử dụng văn phòng, do đó các chủ nhà với hợp đồng thuê ngắn hạn sẽ là đối tượng dễ bị thiệt hại nhất. Theo CBRE, với kịch bản dịch Covid-19 được kiểm soát trong quý 2/2020, tỷ lệ trống phân khúc văn phòng tại Tp.HCM tăng từ 7-14%.
Trong khi đó, khách sạn hầu như vắng khách, lượt khách du lịch giảm đã kéo theo công suất tiêu thụ phòng của các khách sạn cao cấp giảm 40-60% quý 1/2020 so với cùng kỳ năm trước.
Phân khúc căn hộ cũng gặp khó khăn khi nhu cầu mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài đều giảm, lượng giao dịch trong quý giảm đến 80% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3% (theo Hiệp hội môi giới BĐS); còn tại TP.HCM, tỷ lệ tiêu thụ căn hộ quý 1/2020 giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh đó, mặc dù giá trị sản phẩm ngành tăng nhẹ (2,65%), thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,75% quý 1/2019; nhưng giá cổ phiếu nhóm ngành này giảm mạnh (-26,3%) trong quý 1/2020 so với đầu năm.
Đặc biệt, theo số liệu nghiên cứu của nhóm tác giả này, số doanh nghiệp kinh doanh BĐS tạm ngừng hoạt động tăng mạnh nhất (94,1%) trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Báo cáo mới đây của JLL Việt Nam cũng chỉ ra, có 6 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành giảm mạnh nhất là nghệ thuật, vui chơi giải trí, giảm 22.5% và kinh doanh bất động sản giảm 12%.
Chỉ tính riêng các sàn giao dịch bất động sản, trong 2 tháng đầu năm, dưới tác động của dịch Covid-19 và sự chậm trễ trong vấn đề pháp lý đã khiến cho 500 sàn (trong tổng số 1,000 sàn) trong cả nước phải đóng cửa một phần, hoặc toàn phần.
Hạ Vy
Doanh nghiệp dệt may 'biến nguy thành cơ' thời COVID-19 Nhiều doanh nghiệp dệt may biến thách thức thành cơ hội phát triển trong giai đoạn vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Khủng hoảng chưa từng có Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước tính trong tháng 3/2020, xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng trước. Tổng kim...