Tiền Giang: 2.500 học sinh dự ngày hội tư vấn tuyển sinh
Ngày 9/1, hơn 2.500 học sinh của 18 trường THPT tại tỉnh Tiền Giang đãtham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2011 tại Trường ĐH Tiền Giang do Bộ GD-ĐT phối hợp với Sở GD – ĐT Tiền Giang, Trường ĐH Tiền Giang và báo Tuổi Trẻ tổ chức.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp được chia làm hai phần gồm phần tư vấn chung và phần tư vấn chuyên sâu. Các em học sinh và phụ huynh còn được tư vấn thông tin chi tiết về thời gian đào tạo từng ngành, điểm chuẩn, học phí, chế độ học bổng…, đặc biệt là những thông tin tuyển sinh mới nhất của các trường ĐH, CĐ năm học 2011.
Học sinh các trường THPT tỉnh Tiền Giang tham dự buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2011 tại Trường đại học Tiền Giang ngày 9/1.
Trong dịp này Trường ĐH Tiền Giang mở cửa các khu nhà xưởng, thí nghiệm, thực hành để học sinh tham quan trước khi tham gia chương trình tư vấn.
Video đang HOT
Được biết, quy mô chương trình tuyển sinh – hướng nghiệp năm nay của báo Tuổi Trẻ được mở rộng với 17 chương trình tư vấn được tổ chức tại 16 tỉnh thành trong cả nước, trải dài từ Hà Nội đến mũi Cà Mau.
Ngô Nguyễn – Vĩnh Sơn
Theo Dân Trí
Những điểm mới đáng lưu ý trong tuyển sinh 2011
Nhiều trường dự kiến có những thay đổi về tuyển sinh như tăng chỉ tiêu (CT), thêm ngành học, mở rộng khối thi, vùng tuyển, cụm thi...
Điều chỉnh chỉ tiêu
Hầu hết các trường ĐH tại TP.HCM đều dự kiến tăng từ 5 - 10% tổng CT tuyển sinh so với năm 2010. Trường ĐH Kinh tế dự kiến tuyển 4.500 CT (tăng 200). Trường ĐH Luật cũng dự kiến tăng 10%. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật sẽ tăng 550 CT bậc ĐH...
Tuy nhiên, các trường cũng cân nhắc điều chỉnh CT trong từng ngành nghề cụ thể. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thư - Phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thông tin trường tăng 70 CT ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, 50 CT ngành Quản lý xây dựng, 40 ngành Xây dựng cầu đường... Trong khi ngành Khai thác máy tàu thủy giảm 30 CT, Điều khiển tàu biển và Điện - tự động tàu thủy giảm 10 CT mỗi ngành. Ông Thư cho biết: "Đây là những điều chỉnh dựa trên nhu cầu xã hội về ngành nghề cũng như sở thích của thí sinh".
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM dự kiến tuyển 1.300 CT năm 2011 (tăng 100 CT so với năm 2010) nhưng do trường sẽ mở thêm cơ sở đào tạo tại Đà Lạt với 150 CT cho 3 ngành: Kiến trúc công trình, Kỹ thuật công trình và Mỹ thuật công nghiệp nên có sự thay đổi trong từng ngành. "Dù tổng CT tăng nhưng vì thêm cơ sở đào tạo nên thực chất CT từng ngành có giảm xuống", ông Ninh Quang Thăng - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường nói.
Thí sinh dự thi ĐH-CĐ năm 2010. (Ảnh minh họa).
Mở rộng khối thi cho những ngành khó tuyển
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến mở thêm ngành Sư phạm tiếng Nhật và Giáo dục học hệ sư phạm. Riêng ngành Sư phạm tâm lý - giáo dục trước đây được chuyển thành Tâm lý học giáo dục ở hệ cử nhân ngoài sư phạm. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm - Phó trưởng phòng Đào tạo cho hay: "Một số ngành khó tuyển, nhà trường sẽ mở rộng khối thi để thu hút thí sinh. Ví dụ, ngành Ngôn ngữ Nga - Anh tuyển khối A, C, D (thay vì chỉ tuyển khối D1, D2); Ngôn ngữ Trung Quốc tuyển cả khối A, C (thay vì chỉ tuyển khối D1 và D4)...". Ông Lâm giải thích thêm, sở dĩ có thể tuyển các khối thi khác nhau vào cùng ngành ngoại ngữ bởi khi học các ngành này, sinh viên phải học từ đầu chương trình. Ngoài ra, trường cũng đề xuất bỏ cụm thi tại Quy Nhơn và Cần Thơ vì ít thí sinh nên rất tốn kém. Các thí sinh của trường có thể thi nhờ tại ĐH Quy Nhơn và ĐH Cần Thơ để lấy kết quả xét tuyển NV1.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cũng dự kiến mở thêm các chuyên ngành: Đạo diễn sự kiện văn hóa (khối R4) và Nghệ thuật dẫn chương trình (khối R5) thuộc ngành Quản lý văn hóa ở bậc ĐH. Riêng ngành Văn hóa dân tộc thiểu số mở rộng thêm khối D1 (thay vì chỉ tuyển khối C). Ở bậc CĐ, trường mở thêm ngành Văn hóa dân tộc thiểu số, chuyên ngành Nghệ thuật dẫn chương trình; mở rộng thêm khối thi D3 và D4 cho ngành Văn hóa du lịch.
Trường ĐH Văn Hiến cũng dự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội ở bậc CĐ. "Những ngành 3 năm liên tục không tuyển đủ CT, có thể trường sẽ không mở nữa", ông Nguyễn Quốc Hợp - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho hay.
Theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, có khả năng trường "đóng cửa" ngành Tiếng Pháp vì nhiều năm nay tuyển không đủ CT. Trong khi đó, trường ĐH Hùng Vương TP.HCM vẫn dự kiến tiếp tục tuyển sinh những ngành khó tuyển nhiều năm qua như Công nghệ sau thu hoạch, Tiếng Nhật, Công nghệ kỹ thuật xây dựng. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Bình chia sẻ: "Việc mở rộng khối thi với các ngành này là không thể bởi đã có nhiều khối thi trong cùng một ngành, nếu tiếp tục mở rộng sẽ khó đào tạo. Vì vậy, riêng với khối ngành ngoại ngữ nhà trường sẽ bổ sung thêm môn học Phương pháp giảng dạy 2 tín chỉ để thu hút người học". Dù năm 2010 chỉ tuyển được 200 trên tổng số 500 CT khối ngành kỹ thuật, nhưng năm 2011 trường vẫn xin mở thêm ngành Công nghệ thực phẩm.
24H.COM.VN (Theo Thanh niên)
Tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường ĐH khối Pháp ngữ Sự liên kết giữa các trường ĐH khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên của Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) với các trường trên thế giới, chính sách cho nghiên cứu khoa học, đào tạo... là những nội dung quan trọng của hội nghị diễn ra tại Huế ngày 3/12. Gần 100 hiệu trưởng, giám đốc các...