Tiền điện tăng vọt, châu Âu lúng túng
Theo Hãng tin Reuters, giá khí đốt tại châu Âu đã tăng 550% trong vòng 12 tháng qua. Người dân châu Âu đang cố gắng tiết kiệm hết mức có thể, nhưng hóa đơn tiền điện vẫn không ngừng tăng lên.
Một xưởng phô mai được thắp sáng bằng đuốc vì thiếu điện ở Marmora, tây bắc nước Ý – Ảnh: AFP
Thủ tướng Áo Karl Nehammer mới đây kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt giá trần với giá điện, đồng thời tách giá điện khỏi giá khí đốt để ngăn giá năng lượng tiếp tục tăng cao do ảnh hưởng xung đột Nga – Ukraine. “Giá điện phải đi xuống…
Chúng ta phải ngăn tình trạng điên rồ đang xảy ra trên thị trường năng lượng này”, ông phát biểu vào hôm 28-8.
Đừng để ông Putin “quyết định giá năng lượng”
Ông Nehammer nhấn mạnh không thể “để Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định” giá năng lượng của châu Âu và khẳng định ông sẽ nêu ý kiến trong một cuộc họp khẩn sắp tới của châu Âu về vấn đề giá năng lượng hiện nay.
Giá điện tại châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục trong tuần trước, báo hiệu một mùa đông giá buốt sắp tới.
Theo Hãng tin AFP, trong ngày 26-8, hợp đồng mua điện trước một năm ở Đức đạt ngưỡng 995 euro/kWh, trong khi mức giá tương đương ở Pháp đã vượt 1.100 euro/kWh. Giá điện ở cả hai quốc gia này đã tăng hơn 10 lần so với năm ngoái.
Trả lời Đài CNBC, Giám đốc điều hành Marco Alvera của Hãng năng lượng tái tạo TES-H2, cho biết vì dòng chảy khí đốt lưu thông tự do giữa các nước tại châu Âu nên giá cả đang là vấn đề chung của toàn châu lục này.
“Trừ phi mọi người nghĩ đến chuyện đóng biên đối với khí đốt, điều tôi chưa từng nghe ai bàn tới, chúng ta nên cân nhắc câu chuyện này như một cuộc khủng hoảng khí đốt chung của châu Âu và chỉ có thể giải quyết bởi những giải pháp của châu Âu. Ngoài mức giá trần, nhiều biện pháp khác cần được ban hành gấp”, ông Alvera nói.
Video đang HOT
Trong khi đó ở Anh, quốc gia đã rời EU, giá khí đốt tăng vọt khiến Cơ quan quản lý năng lượng Ofgem thông báo nâng trần giá năng lượng 80% từ mức 1.971 bảng/năm hiện tại lên trung bình 3.549 bảng/năm vào tháng 10 tới.
Một nghiên cứu của Tổ chức Công bằng tài chính cho thấy 1/3 số hộ gia đình ở Anh đã cắt giảm sử dụng bếp và lò nướng, trong khi 1/3 đã giảm số lần tắm và 1/2 đã giảm máy sưởi trong nhà.
“Người dân đang làm nhiều thứ để giữ hóa đơn của mình ở mức thấp, nhưng giá năng lượng vẫn tăng lên. Đó là lý do chúng ta cần chính phủ hành động nhiều hơn” – ông Jamie Evans, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Đại học Bristol (Anh), cho biết.
Nếu không chạy máy (lọc máu) 5 lần/tuần, chỉ 20 giờ, tôi sẽ chết.
Bà Dawn White (59 tuổi), sống ở đông nam nước Anh, nói với Reuters rằng bà không còn khả năng chi trả cho việc điều trị bởi chi phí năng lượng đã tăng chóng mặt.
Các biện pháp hỗ trợ dân
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trong đầu năm 2022, các hộ gia đình ở hầu hết các nền kinh tế hàng đầu châu Âu đang phải chịu mức giá khí đốt cao kỷ lục, vượt đỉnh của các cuộc khủng hoảng trước đó vào những năm 1970, 1980 và 2000.
Chuyên gia Marco Alvera cảnh báo châu Âu cần hành động nhanh chóng trước khi mùa đông kéo về, trước nhất là hỗ trợ dành cho các hộ gia đình và người tiêu dùng.
Ngày 29-8, Bộ Năng lượng Đan Mạch thông báo Đức đã chốt được một đường kết nối năng lượng từ dự án trung tâm điện gió ở đảo Bornholm, ngoài khơi vùng biển Baltic thuộc Đan Mạch. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp Đức giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Theo đó, trung tâm năng lượng trên đảo Bornholm sẽ kết nối với một số khu khai thác điện gió trên biển Baltic với tổng công suất ít nhất là 3 gigawatt, đủ để cấp điện cho 4,5 triệu hộ gia đình Đức. Trung tâm này sẽ được nối về Đức bằng đường dây tải dài 470km.
Đây là một trong những nỗ lực mới nhất các nước châu Âu đang thực hiện để đảm bảo nguồn cung điện cho mùa đông sắp tới. Theo Đài CNBC, đối mặt với giá cả tăng vọt, chính quyền các nước châu Âu đã công bố nhiều gói hỗ trợ dành cho người dân.
Trong khi đó, Pháp đã quốc hữu hóa hoàn toàn nhà cung cấp năng lượng EDF với chi phí ước tính khoảng 9,8 tỉ USD, và giới hạn mức tăng giá điện ở 4%.
Tại Đức, các hộ gia đình sẽ phải trả thêm khoảng 500 euro cho hóa đơn khí đốt hằng năm của họ cho đến tháng 4-2024 để giúp trang trải chi phí thay thế nguồn cung từ Nga. Berlin đang thảo luận về việc miễn thuế bán hàng đối với khoản trả thêm này và một gói cứu trợ cho các hộ nghèo.
Ý và Tây Ban Nha đều đang sử dụng thuế thu được để tài trợ cho các khoản hỗ trợ dành cho những hộ gia đình có nhu cầu, cũng như gánh bớt một phần hóa đơn năng lượng đã lên cao tới mức không trả nổi.
Biểu tình xe tải tại Canada 'lây lan' sang nhiều quốc gia
Cuộc biểu tình xe tải tại Canada đang dẫn đến hiện tượng "bắt chước" tại nhiều quốc gia khác từ châu Âu cho đến Nam Mỹ, Australia.
Người dân tập trung trong biểu tình tại Ottawa (Canada) ngày 5/2. Ảnh: AP
Hàng trăm xe tải đã chặn đường gây tắc nghẽn tại thủ đô Canada từ 29/1, đề nghị chính phủ chấm dứt yêu cầu tất cả người lái xe tải muốn sang lãnh thổ Mỹ phải tiêm vaccine COVID-19. Sau đó, nhiều công dân Canada cũng tham gia cuộc biểu tình này nhằm phản đối các biện pháp phòng chống dịch trong nước.
Biểu tình xe tải sau đó đã tạo "cảm hứng" cho nhiều người dân tại châu Âu có quan điểm phản đối bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 các các chính sách hạn chế dịch của chính phủ.
Một số kênh trên các mạng xã hội đã được tạo ra dành cho người lái xe tải từ các quốc gia châu Âu muốn tổ chức biểu tình xe tải tương tự ở Canada. Theo đó, lịch trình được đưa ra là vào ngày 14/2 có thể diễn ra biểu tình xe tải ở châu Âu với điểm đến cuối cùng là Brussels (Bỉ).
Ngày 10/2, giới chức Bỉ đã cấm đoàn xe tải biểu tình tại Brussels. Cảnh sát dự kiến kiểm tra tại biên giới và những người biểu tình đến Brussels sẽ chuyển hướng đến Atomium tại thủ đô Bỉ. Bộ trưởng Nội vụ Bỉ Annelies Verlinden cho biết: "Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để Brussels không bị tắc nghẽn".
Trong khi đó, hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết người biểu tình đã lái xe tải từ Lille, Perpignan, Nice và nhiều thành phố khác đổ về Paris bất chấp cảnh báo từ chính quyền rằng họ sẽ bị cấm đi vào thủ đô. Vào ngày 12/2, người biểu tình xe tải gây ảnh hưởng đến giao thông tại Khải Hoàn Môn và Đại lộ Champs Elysees khiến cảnh sát buộc phải sử dụng hơi cay để giải tán (video dưới, nguồn: RT).
Cùng ngày 12/2, hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết đoàn xe tải từ khắp Hà Lan đã đổ về trung tâm thành phố La Haye (The Hague) gây tê liệt tạm thời.
Người biểu tình phản đối các hạn chế liên quan đến COVID-19 đã đổ về La Haye từ sáng sớm, họ lái xe tải, ô tô máy cày. Hàng trăm xe đã chặn đường tiếp cận tòa nhà quốc hội Hà Lan. Sau khi cảnh sát Hà Lan cảnh báo sẽ xử phạt và bắt giữ nếu người biểu tình không rời đi trước giữa buổi chiều, những người lái xe tải bắt đầu rút lui.
Ban đầu họ từ chối với những người tổ chức biểu tình tuyên bố chỉ rút lui khi "những thay đổi cơ bản và lâu dài" được thi hành cũng như mọi hạn chế về COVID-19 được nới lỏng trên toàn quốc.
Hãng truyền thông địa phương ANP cho biết hầu hết người biểu tình đã rời khỏi khu vực một cách bình tĩnh, nhưng một số cuộc xô xát nhỏ nổ ra sau khi các xe tải di chuyển. Theo đó cảnh sát kỵ binh đã giải tán một nhóm người và có ít nhất hai người bị bắt.
Trong tháng 1/2020, tại Hà Lan đa xảy ra bạo lực và vào tháng 11 cùng năm bạo loạn diễn ra ở một số thành phố như La Haye cùng Rotterdam liên quan đến phản đối các hạn chế nhằm phòng chống dịch COVID-19 của chính phủ.
Người biểu tình tại thành phố La Haye. Ảnh: AFP
Biểu tình xe tải giống như tại Canada không chỉ xảy ra ở châu Âu mà còn lan đến Nam Mỹ. Tại Chile, những người lái xe tải đã chặn nhiều đường phố và dựng chướng ngại vật kể từ vụ đụng độ ngày 10/2 khiến một đồng nghiệp của họ thiệt mạng tại thành phố miền Bắc Antofagasta.
Cuộc biểu tình ngày 12/2 đã gây tắc nghẽn nhiều đường phố tại miền Bắc và miền Trung Chile, cũng như ngoại ô thủ đô Santiago. Ở thành phố cảng Iqique, xe tải chắn nhiều đường dẫn đến sân bay, dẫn đến nhiều chuyến bay phải hủy lịch trình.
Chính phủ Chile vào ngày 12/2 tuyên bố các biện pháp mới chống tội phạm ở miền Bắc nước này đồng thời cho phép quân đội hỗ trợ cảnh sát. Bộ trưởng Nội vụ Chile Rodrigo Delgado tuyên bố các biện pháp mới sau cuộc họp kéo dài 5 tiếng đồng hồ với liên đoàn những người lái xe tải. Ông Delgado cho biết các biện pháp mới có hiệu lực từ 14/2.
Tuyến đường chính dẫn đến thủ đô Santiago (Chile) bị tắc nghẽn trong biểu tình của người lái xe tải. Ảnh: AFP
Cảnh sát New Zealand trong khi đó đã sử dụng hệ thống âm thanh phát các bài hát của Barry Manilow để xử lý tụ tập tại Wellington. Tuy nhiên, biện pháp này không đạt hiệu quả khi số người biểu tình lại đông đảo hơn vào ngày 12/2. Trước đó, vào ngày 10/2, cảnh sát đã bắt giữ 122 người biểu tình. Người biểu tình tại New Zealand lấy cảm hứng từ biểu tình xe tải ở Canada và phản đối các quy định của chính phủ nước này yêu cầu người lao động như giáo viên, bác sĩ, cảnh sát, quân nhân phải tiêm vaccine phòng COVID-19.
Đám đông người biểu tình cũng đổ về tòa nhà quốc hội tại Canberra (Australia) vào ngày 12/2 yêu cầu chính phủ ngừng lệnh bắt buộc tiêm vaccine COVID-19. Đám đông biểu tình di chuyển qua các con phố. Kênh RT (Nga) cho biết cuộc biểu tình tại Canberra này được lấy cảm hứng từ biểu tình xe tải ở Canada.
Mỹ bác tin tàu ngầm xâm phạm lãnh hải Nga Ngày 12/2 (giờ Washington), Mỹ đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trước đó của Moskva rằng một tàu ngầm nước này đã xâm phạm lãnh hải Nga. Một tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia của Mỹ. Ảnh: Seaforces Đại tá Hải quân Kyle Raines, Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương...