‘Tiền bối kỹ thuật số’ nổi lên ở châu Á trong bối cảnh dịch Covid-19
Kết quả của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International chỉ ra rằng cứ 10 người lớn tuổi ở châu Á thì có một người có kính thực tế ảo (VR).
Nikkei dẫn báo cáo của Euromonitor International có trụ sở tại London cho thấy, người cao tuổi ở châu Á sẵn sàng tiếp nhận công nghệ kỹ thuật số khi đối mặt với dịch Covid-19 hơn so với người cùng độ tuổi ở phương Tây. Theo Euromonitor, trong “10 xu hướng tiêu dùng toàn cầu năm 2022″, ngày càng có nhiều người cao tuổi ở châu Á chuyển sang sử dụng mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và các dịch vụ internet khác khi họ dành nhiều thời gian ở nhà hơn do ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Báo cáo của Euromonitor được công bố vào đầu tuần này dựa trên cuộc khảo sát cho thấy khoảng một nửa số người được hỏi từ 60 tuổi trở lên sống ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sử dụng Twitter nhiều lần trong ngày, nhiều so với 28% ở châu Âu và 36% ở Bắc Mỹ. Điều này cũng đúng với các phương tiện truyền thông xã hội khác.
Ngày càng có nhiều người cao tuổi ở châu Á chuyển sang sử dụng mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và các dịch vụ internet
Khoảng 10% người cao tuổi được khảo sát trong khu vực cho biết họ có kính VR, giúp họ khám phá “metaverse”, trải nghiệm trực tuyến “siêu vũ trụ ảo” được coi là giai đoạn tiếp theo của internet. Tỷ lệ này cho cả Bắc Mỹ và châu Âu là khoảng 2%.
Video đang HOT
Bà Pechara Voracharusrungsri, 70 tuổi sống ở Bangkok (Thái Lan), nói với Nikkei Asia rằng bà sử dụng Facebook hoặc ứng dụng nhắn tin tức thời LINE để mua sắm trực tuyến nhiều lần mỗi tháng. Trước khi dịch Covid-19 diễn ra, bà chỉ dùng những công cụ này để mua trái cây vài lần một năm. Gần đây, bà cũng thường xuyên lên mạng để tìm kiếm thêm nơi bán hàng mới.
Yếu tố đằng sau sự gia tăng mạnh mẽ về lượng người cao tuổi sử dụng kỹ thuật số ở châu Á là khu vực này có số lượng lớn các gia đình đa thế hệ. Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy, trong khi phần lớn người cao tuổi ở châu Âu và Bắc Mỹ sống một mình, hoặc chỉ sống với vợ/chồng của họ, thì nhiều hộ gia đình châu Á có từ hai thế hệ trưởng thành trở lên sống cùng nhau. Hạn chế do dịch bệnh làm tăng thời gian gia đình dành cho nhau, nhiều người già ở châu Á có nhiều cơ hội hơn để học cách sử dụng các ứng dụng di động, công nghệ và nền tảng truyền thông xã hội khác từ con cháu của họ.
“Các nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt là nền tảng cho phép chủ sở hữu nội dung tạo cộng đồng của riêng họ và đăng nội dung video, chẳng hạn như YouTube, WeChat và Instagram, được kỳ vọng sẽ trở nên phổ biến trong giới tiền bối kỹ thuật số ở châu Á trong tương lai gần”, bà Natasha Cazin, cố vấn nghiên cứu tại Euromonitor, nói.
Một số người cao niên hiểu biết về kỹ thuật số thậm chí đã trở thành người có ảnh hưởng trên mạng, với sự giúp đỡ của con cháu họ. Một cặp vợ chồng trong độ tuổi 80, đang điều hành tiệm giặt ủi ở Đài Loan, tự hào có khoảng 660.000 người theo dõi tài khoản Instagram. Một người lớn tuổi khác có ảnh hưởng là bà Park Mak-rye. Kênh YouTube “Korea Grandma” của bà có 1,35 triệu người đăng ký.
Dân số cao tuổi của châu Á sẽ tiếp tục tăng nhanh. Euromonitor ước tính số lượng người từ 65 tuổi trở lên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2021 – 2040, đạt 767 triệu người. Hiện các doanh nghiệp đang chạy đua để tận dụng làn sóng “tiền bối kỹ thuật số”, vốn được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi năng động về cách thức mua sắm và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng lớn tuổi.
Tháng 10.2021, Taobao, nền tảng mua sắm trực tuyến thuộc sở hữu và điều hành của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Alibaba, bắt đầu cung cấp định dạng trang web “Senior Mode” (chế độ cho người lớn tuổi), với kích thước chữ lớn hơn và thêm tính năng tìm kiếm bằng giọng nói. Dịch vụ mua sắm trực tuyến có trụ sở tại Hồng Kông HKTV đang cung cấp các ứng dụng được thiết kế cho người cao tuổi không quen mua hàng trên internet.
Sony phô diễn tương lai của VR với bộ kính thử nghiệm có độ phân giải 8K
Bộ kính 8K từ Sony hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm mượt mà, không còn khiến người dùng chóng mặt.
Tại sự kiện Sony Technology Day, Sony công bố một loạt công nghệ đang được tập đoàn phát triển. Một trong số đó sẽ khiến người theo dõi, đam mê thực tế ảo đứng ngồi không yên: bộ kính thực tế ảo (VR) đeo lên đầu sở hữu độ phân giải 8K.
Thiết bị thử nghiệm ứng dụng hai màn hình 4K nhỏ cho hai bên mắt, tạo nên trải nghiệm 8K cho người sử dụng. Tuy đây không phải bộ kính 8K đầu tiên trên thị trường, nhưng Sony tự tin với công nghệ có độ trễ thấp của mình sẽ sớm thống lĩnh mảng thực tế ảo trong tương lai.
Khi độ trễ không còn quá cao, trải nghiệm mượt mà sẽ làm giảm những phản ứng phụ như chóng mặt, buồn nôn.
" Chúng tôi hướng tới sản xuất thiết bị đeo đầu nhỏ hơn, nhẹ hơn và có độ phân giải cực cao, nhằm tạo ra không gian cho phép người dùng tương tác trên mạng", kỹ sư Kei Kimura công tác tại Sony nhận định. " Mục tiêu tối thượng [...] là tạo ra cảm giác nhập tâm trong cả cộng tác từ xa lẫn chia sẻ tầm xa".
Với đa số các công nghệ kính VR hiện đại, mắt thường vẫn có thể nhìn rõ các pixel trên màn hình. Điểm yếu này khiến khả năng nhập tâm của người dùng chưa cao, dẫn tới cảm giác khó chịu. Sony tăng cường số điểm ảnh mà người dùng thấy được thông qua hai màn OLED siêu nhỏ, từ đó cho ra hình ảnh chi tiết hơn hẳn, đồng thời loại bỏ những pixel lộ liễu.
Ứng dụng các cảm biến để giảm độ trễ, người dùng có thể nhìn quanh mà không cảm thấy chóng mặt. Những lợi thế lớn cho phép người tương tác với thế giới ảo nhìn thấy đồ vật rõ ràng hơn ở khoảng cách gần hơn, trải nghiệm VR sẽ gần hơn với thực tế.
Sony tuyên bố như sau:
Thiết bị hiển thị đeo trên đầu (HMD) dành cho thực tế ảo (VR) trình chiếu một không gian 3D chất lượng cao, với độ phân giải 4K cho mỗi mắt và 8K cho cả hai mắt. Chất lượng hình ảnh tốt có được nhờ công nghệ tinh chỉnh tỉ mỉ và tiên tiến, có được nhờ phát triển cảm biến hình ảnh CMOS, đồng thời là màn hình hiển thị OLED phát triển được sau một quá trình dài nghiên cứu. Thời gian xử lý giảm nhờ lượng dữ liệu nhận về từ nhiều cảm biến. Người dùng VR có thể trải nghiệm hình ảnh chất lượng cao trong thời gian thực, dựa trên thao tác đầu của họ.
Sony mong muốn ứng dụng công nghệ VR mới vào các trò chơi tương lai, bên cạnh những loại hình giải trí như âm nhạc, công việc như huấn luyện bác sĩ, hay thậm chí sản xuất công nghiệp.
Thừa Thiên - Huế quảng bá du lịch qua không gian ảo Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế sẽ tổ chức quảng bá du lịch thông qua hình thức trực tuyến không gian ảo 3D. Giao diện không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên-Huế Theo đó, Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên - Huế được tổ chức trên nền tảng triển lãm ảo. Tất cả khách tham quan đều...