Tiêm vaccine ‘cuốn chiếu’ ở địa phương dịch bùng phát
Các địa phương tiêm vaccine theo phương thức cuốn chiếu, “khu vực nào xong khu vực đó để tạo ra vùng xanh an toàn ở những nơi đang bùng phát dịch”.
Tối 7/8, Bộ Y tế gửi công điện đến các địa phương, đề nghị đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng Covid-19.
Theo đó, các địa phương tổ chức tiêm chủng cho tất cả người từ 18 tuổi; ưu tiên khu vực đang có dịch; tiêm ngay cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền; nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam; lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (nhà đầu tư, doanh nghiệp, khu công nghiệp, nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, đảm bảo lưu thông, cung cấp hàng hóa thiết yếu).
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành quyết định nhóm được tiêm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu chống dịch trên địa bàn.
Đồng thời, các địa phương huy động tối đa lực lượng tham gia chiến dịch tiêm chủng, gồm cả y tế nhà nước và tư nhân. “Tuyệt đối không để lãng phí trong tiêm chủng”, Bộ Y tế nêu và lưu ý các địa phương không giới hạn số lượng người trong mỗi buổi tiêm. Tại khu phong tỏa, chính quyền bố trí điểm tiêm phù hợp, không để người dân phải di chuyển đến nơi khác để tiêm.
Người dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tiêm vaccine Covid-19, tháng 7/2021. Ảnh: Giang Huy
Với các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 , Bộ Y tế đề nghị thực hiện hiệu quả, chắc chắn nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình; yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó”.
Với khu vực phong tỏa , cần lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho toàn bộ người dân, tần suất 3-5 ngày một lần. Phương pháp là lấy mẫu gộp theo từng hộ gia đình hoặc tất cả những người sống cùng nhà để xét nghiệm PCR; có thể gộp mẫu 3-5 với xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Video đang HOT
Khu vực nguy cơ cao , lấy mẫu tại nhà toàn bộ người dân 7 ngày một lần, cũng bằng phương pháp gộp theo từng hộ gia đình. Các khu vực khác, tầm soát bằng cách lấy mẫu đại diện thành viên hộ gia đình. Những người có nguy cơ cao tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, cung cấp dịch vụ thiết yếu… được xét nghiệm ba ngày một lần.
Tất cả người có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp… đến bệnh viện khám, chữa bệnh sẽ được xét nghiệm. Các địa phương hướng dẫn người dân, lao động trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tự lấy mẫu xét nghiệm.
Nhằm giảm trường hợp tử vong , Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu… Nhóm người bệnh nhẹ, không triệu chứng sẽ được đưa vào các khu điều trị bố trí tại ký túc xá, khu tái định cư, nhà thi đấu, cơ sở lưu trú, khách sạn.
Người bệnh mức độ trung bình, có triệu chứng được đưa vào bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến huyện hoặc bệnh viện tư nhân.
Người bệnh nặng, nguy kịch được điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh với máy thở xâm nhập, lọc máu liên tục… Tùy tình hình thực tế, các địa phương có thể bố trí trung tâm hồi sức tích cực để tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Địa phương có số lượng người bệnh tăng cao , có thể xem xét giám sát F0 tại nhà. Theo đó, người mắc Covid-19 không triệu chứng đang được chăm sóc tại các cơ sở y tế, cho xuất viện vào ngày thứ 7 nếu xét nghiệm PCR âm tính hoặc tải lượng virus thấp; tiếp tục giám sát tại nhà.
Với ca bệnh phát hiện tại cộng đồng, không có triệu chứng, nếu xét nghiệm tải lượng virus thấp thì không cần đưa vào cơ sở y tế mà chỉ theo dõi tại nhà. Ca tái dương tính không cần đưa vào viện.
Địa phương có nhiều người nhiễm được áp dụng biện pháp cách ly F0 tại nhà; bố trí tổ công tác y tế, tổ tư vấn để giúp đỡ, chăm sóc người bệnh; kịp thời chuyển đến bệnh viện khi có dấu hiệu chuyển nặng.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 196.755, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. 4.305 người được công bố khỏi Covid-19 trong ngày 7/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 66.637.
Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm
Tổ công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% lực lượng công nhân tại các cơ sở, nhà máy sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm .
Tại điểm tiêm chủng Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, lực lượng chức năng đã dựng tấm vách ngăn, tạo thành các ô vuông riêng biệt, từ vị trí khám sàng lọc tới vị trí tiêm đều có khoảng cách để đảm bảo giãn cách. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Trong báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất, cung ứng nông sản 19 tỉnh, thành phố Nam bộ thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ mới đây của Tổ công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ công tác đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% lực lượng công nhân tại các cơ sở, nhà máy sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm. Bởi, đây là lực lượng lao động trực tiếp đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm lâu dài.
Đó là, lực lượng lao động tại các nhà máy chế biến nông sản, thủy sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đang thực hiện "3 tại chỗ" và các cơ sở sản xuất liên kết với nhà máy thực hiện theo chuỗi giá trị, trực tiếp sản xuất. Bởi, qua khảo sát một số nhà máy, lượng công nhân duy trì sản xuất đông nhưng mới chỉ tiêm vaccine được từ 30 - 40% nên nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.
Để kích cầu sản xuất, động viên nông dân tiếp tục sản xuất đảm bảo kế hoạch và sản lượng lúa, giữ vững an ninh lương thực và một phần xuất khẩu, Tổ công tác cũng đề xuất Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình tăng thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch lập danh sách các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm đủ năng lực để triển khai chương trình mở rộng hạn ngạch cho vay nhằm thu mua nông sản và vật tư phục vụ nông nghiệp theo những lĩnh vực ưu tiên, nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa nông sản.
Cụ thể, gia hạn các khoản vay ngắn hạn để các doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị dòng tiền trả nợ, đáo hạn các khoản vay dài hạn, nới rộng hạn mức cho vay và điều chỉnh lãi suất cho vay tạm trữ.
Tổ công tác cũng đề xuất hỗ trợ giá điện sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, thủy sản để tăng cường mua nông sản bảo quản sản phẩm đông lạnh. Đồng thời, các địa phương, triển khai mở rộng chính sách bán hàng, bình ổn giá cho các đối tượng công nhân, người lao động ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp tại 19 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều tốt, không phát sinh sâu bệnh, dịch hại nguy hiểm, khả năng đảm bảo năng suất và sản lượng theo kế hoạch. Dự báo lượng gia cầm vào đàn thấp, có thể có một đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp Tết. Do vậy, cần có biện pháp cải thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là tăng lưu thông và chế biến, cấp đông khi giá gia cầm hạ quá thấp.
Từ việc kiểm tra thực tế tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu, Tổ công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy, các doanh nghiệp rất cố gắng trong duy trì sản xuất, tổ chức tốt "3 tại chỗ".
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều cơ sở giết mổ, nhà máy chế biến nông sản và thủy sản không đáp ứng được các điều kiện vì chi phí quá lớn trong việc đảm bảo an toàn dịch bệnh dẫn đến phải dừng hoạt động. Phần lớn cơ sở giết mổ và nhà máy chế biến công nhân lao động chưa được tiêm vaccine, khi có ca nhiễm nhà máy phải đóng cửa, tổn thất rất lớn.
Qua đó, Tổ công tác đánh giá, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Nam bộ đang gặp rất nhiều khó khăn bởi dịch COVID-19. Dự kiến những tháng cuối năm 2021 nguồn cung nông sản phục xuất khẩu sẽ giảm mạnh, trong khi nhu cầu thị trường vẫn rất lớn. Nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều vùng nguyên liệu bị phong tỏa do giãn cách, việc thu hoạch và sản xuất bị ảnh hưởng, công suất lại các nhà máy chế biến thủy sản giảm còn 50%.
Cây trồng không được chăm sóc, thiếu vật tư nông nghiệp, tâm lý người trồng không tốt dẫn đến việc thiếu sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu. Vì vậy, dự kiến, xuất khẩu rau, củ, quả những tháng cuối năm sẽ giảm khoảng 30%.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mặc dù thị trường xuất khẩu khá thuận lợi, nhưng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và khả năng kiểm soát dịch COVID-19. Trong điều kiện tốt nhất, khi dịch lắng xuống và kiểm soát được dịch bệnh sau 3 tháng thì mức tăng xuất khẩu thủy sản hàng tháng trong khoảng từ 6 - 8%. Khi đó, xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể đạt mục tiêu 9 tỷ USD.
Trong tình hình xấu hơn, dịch bệnh tiếp tục kéo dài và Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước ASEAN; trong đó, có Việt Nam, thì xuất khẩu thủy sản chỉ có thể đạt tối đa khoảng 8,8 tỷ USD. Tình hình sản xuất thủy sản các tháng cuối năm đang phụ thuộc nhiều vào hoạt động của các nhà máy chế biến thủy sản.
Từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp phải vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 nhưng cũng phải duy trì và phục hồi sản xuất nông nghiệp, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm. Nếu để đứt gãy các chuỗi sản xuất này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu lương thực và thực phẩm của người dân.
Hơn thế nữa, việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm phục vụ cho phòng chống dịch bệnh và an ninh lương thực quốc gia về lâu dài. Nhằm đạt được các mục tiêu trên cần có các giải pháp phù hợp trong kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện lúa Hè Thu đang tiếp tục thu hoạch với gần 1 triệu ha, lúa Thu Đông đang gieo sạ. Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu xuống giống nuôi tôm vụ 2, nhu cầu con giống cao và phải vận chuyển từ các tỉnh Nam Trung bộ vào, sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều kiện giãn cách xã hội.
Một số mặt hàng nông sản, thủy sản chăn nuôi khó tiêu thụ, ứ đọng, giá xuống thấp như: thanh long, chuối, dứa, chanh, gà lông trắng, cá tra và tôm dẫn đến một bộ phận nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp có tâm lý băn khoăn chán nản, chần chừ trong tái đầu tư sản xuất.
Do vậy, rất cần chính sách hỗ trợ của nhà nước, cần sự động viên, vào cuộc của các cấp, ngành để khôi phục sản xuất, không thiếu hụt lương thực, thực phẩm những tháng cuối năm. Để kích cầu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đảm bảo chuỗi giá trị không bị đứt gãy, cần thiết có một chương trình hỗ trợ tổng thể từ giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản cho đến sản xuất cung ứng nông sản thời gian tới.
TP Hồ Chí Minh: Người dân khu phong tỏa vui mừng khi được tiêm vaccine Nhằm sớm phủ rộng vùng an toàn tại cộng đồng, từ ngày 1/8, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai các đội tiêm chủng lưu động đến tận nơi làm việc, sinh sống của người dân để thực hiện tiêm chủng trong điều kiện Thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Khám sàng lọc cho người dân tại...