Tiêm vắc-xin trước khi mang thai vào thời điểm nào?
Việc tiêm ngừa các bệnh như sởi, cúm, quai bị, Rubella, thủy đậu trước khi mang thai thực sự cần thiết để tránh cho người mẹ bị nhiễm bệnh này trong thai kỳ, có thể gây ra những biến chứng, dị tật cho em bé.
Tôi 30 tuổi và mong muốn sinh con thứ 2, vì thế mấy tháng nay tôi không dùng biện pháp tránh thai. Nhưng tôi được khuyên nên tiêm vắc-xin phòng sởi, cúm, Rubella, thủy đậu trước khi mang thai. Xin hỏi nếu tôi đã có thai mà tiêm phòng thì có ảnh hưởng tới em bé không? Thời điểm tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là tốt nhất?
Trần Thị Thủy (Đà Nẵng)
Việc tiêm ngừa các bệnh như sởi, cúm, quai bị, Rubella, thủy đậu trước khi mang thai thực sự cần thiết để tránh cho người mẹ bị nhiễm bệnh này trong thai kỳ, có thể gây ra những biến chứng, dị tật cho em bé.
Về thời điểm, theo khuyến cáo, nên tiêm các mũi vắc-xin trước khi mang thai như sau: Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng; tiêm phòng vắc-xin sởi – quai bị – Rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng và tiêm ngừa vắc-xin cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
Do các loại vắc-xin được sản xuất từ virus giảm độc lực nên có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ mang thai trước và trong thời gian khuyến cáo.
Tuy nhiên, tỷ lệ nguy cơ cũng chưa có nghiên cứu đầy đủ. Do đó, khi có kế hoạch mang thai, tốt nhất cần dùng biện pháp tránh thai trong thời điểm tiêm vắc-xin như khuyến cáo. Nhưng nếu bạn đang mang thai mà lỡ tiêm vắc-xin vẫn có thể tiếp tục thai kỳ, khám thai định kỳ, kiểm tra sức khỏe thai nhi và bé sau sinh.
Video đang HOT
Trong trường hợp bạn chưa tiêm vắc-xin, cũng chưa biết liệu mình đã có thai hay chưa, thì bạn chưa vội tiêm vắc-xin mà đợi đến khi xác minh được mình đã có thai hay chưa.
Nếu bạn đã có thai, bạn không tiêm các loại vắc-xin trên nữa mà cần chú ý giữ gìn sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cân bằng, vitamin đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp em bé phát triển tốt.
Nếu chưa có thai thì nên đợi cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại bình thường. Sau đó, có thể tiêm các loại vắc-xin trước khi mang thai, đợi đủ tháng giãn cách theo khuyến cáo đồng thời chuẩn bị tốt về tâm lý, sức khỏe (ăn uống, nghỉ ngơi, uống vitamin với axit folic và sắt) để sẵn sàng mang thai khi có thể.
Vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella: Nên chọn tiêm loại vaccine nào mới tốt?
Dù cho đã biết việc tiêm phòng là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả, nhiều người vẫn còn phân giữa vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella, liệu tiêm loại vaccine nào mới tốt?
Trên thị trường hiện nay có 2 loại vaccine phòng sởi là vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella. Mỗi loại vaccine đều có nhưng ưu điểm, công dụng riêng. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ về mỗi loại để từ đó có thể lựa chọn mũi tiêm phù hợp cho trẻ nhỏ.
1. Điểm khác nhau giữa vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella là gì?
Tuy rằng đây là 2 loại vaccine có tác dụng ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả ở cả người lớn và trẻ em, vẫn có những khác nhau nhất định trong công dụng và lịch chủng ngừa của từng loại. Vậy chính xác vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella có gì khác nhau?
Vaccine sởi đơn hay vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella đều có tác dụng ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả ở cả người lớn và trẻ em (Ảnh: Internet)
1.1. Vaccine sởi đơn
Vaccine sởi đơn là một loại vaccine đơn giá và được nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vaccine sởi đơn có thể được tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên đến 11 tháng tuổi. Mũi thứ 2 được tiêm lại sau khi trẻ đủ 15 tuổi trở đi và có thể ngăn ngừa sởi và rubella.
1.2. Vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella (MMR)
Khác với vaccine sởi đơn, đây là một loại vaccine tam giá và không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Loại vaccine này có thể giúp người chủng ngừa phòng tránh 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm sởi, quai bị, rubella.
Tuỳ thuộc vào độ tuổi mà phác đồ tiêm vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella sẽ khác nhau. Trong đó:
- Với trẻ từ đủ 12 tháng đến 7 tuổi. Mũi 1 tiêm lần đầu khi trẻ đủ 12 tháng, mũi thứ 2 cách mũi 1 tối thiểu 6 tháng. Mũi nhắc lại thứ 3 được tiêm khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi hoặc có thể sớm hơn nếu có dịch bùng phát.
Vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella là một loại vaccine tam giá và không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (Ảnh: Internet)
- Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn, mũi số 1 là mũi tiêm đầu tiên. Mũi nhắc lại thứ 2 cách mũi thứ nhất tối thiểu là 1 tháng. Trong đó cần lưu ý đối với phụ nữ, nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vaccine phòng sởi - quai bị - rubella trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng.
2. Nên chọn tiêm vaccine sởi đơn hay vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella?
Trên thực tế, tất cả các loại vaccine, bao gồm cả vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella đều đã được chuyên gia y tế kiểm chứng là an toàn cho sức khoẻ người sử dụng. Các loại vaccine này rất ít tác dụng phụ. Phản ứng thường gặp nhất sau tiêm đa phần xuất hiện ở trẻ em như sốt nhẹ, sưng, đỏ nhẹ ở vùng tiêm. Những phản ứng này là thông thường và có thể tự khỏi sau 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị y khoa.
Tuỳ theo nhu cầu cũng như kinh tế của mỗi gia đình mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn vaccine sởi đơn theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hay tiêm dịch vụ mũi vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella đều được. Cần lưu ý lựa chọn những trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trung tâm tiêm chủng uy tín cần phải có nguồn vaccine chất lượng, được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, đồng thời có kiểm tra sức khỏe cơ thể trước và sau khi tiêm.
Trên thực tế hiện nay, nhiều cơ sở y tế, bệnh viện thường xuyên ở trong tình trạng quá tải khiến nhiều người có tâm lý ngại xếp hàng, chen chúc, chờ đợi rất lâu để đến lượt khám và tiêm phòng. Đặc biệt nếu ở trong những ngày cao điểm của mùa dịch, tình trạng khan hiếm vaccine là lý do khiến cho trẻ nhỏ thường bị nhỡ lịch tiêm. Nếu có điều kiện, phụ huynh có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ để tiện lợi và đảm bảo đúng lịch tiêm chủng của trẻ nhỏ.
3 sai lầm "kiêng cữ" trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu cần bỏ ngay Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, là căn bệnh lành tính và có thể tự điều trị tại nhà. Do đó tình trạng bệnh phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc bệnh nhân. Cũng có những sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu khiến bệnh bị biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. 1....