Tiêm vắc xin cho trẻ: Tránh để hàng loạt trẻ xỉu, ói, la hét… theo dây chuyền tâm lý sợ

Theo dõi VGT trên

Do lo sợ hoặc bị tiêm đau, trẻ có thể xỉu, ói, mắc ói, la hét… trước, trong và sau tiêm. Trong chiến dịch tiêm chủng đại trà, nếu điểm tiêm xử lý không khéo léo thì có thể “lây lan” hàng loạt trẻ (gọi là tâm lý dây chuyền).

Tiêm vắc xin cho trẻ: Tránh để hàng loạt trẻ xỉu, ói, la hét... theo dây chuyền tâm lý sợ - Hình 1

Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin cho người dân TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAI

Sở Y tế TP.HCM đã tập huấn cho khoảng 3.900 nhân viên y tế về tổ chức tiêm vắc xin, khám sàng lọc trước tiêm, xử trí phản ứng sau tiêm, tổ chức công tác cấp cứu cho trẻ ở TP.HCM… vào ngày 26-10.

“Ngoài trách nhiệm ngành y tế thì đây còn là tình thương, tình cảm đối với các cháu, tôi mong rằng anh em nhân viên y tế hết sức cố gắng, phát huy vai trò của mình ở từng vị trí để làm sao đạt hiệu quả, an toàn nhất cho trẻ tiêm vắc xin ngừa COVID-19″ – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng nói.

Tạo môi trường thân thiện

Khác với người lớn, trẻ em tiêm vắc xin phòng COVID-19 có rất nhiều vấn đề mà phụ huynh và nhân viên y tế cần lưu ý để đảm bảo trẻ được tiêm an toàn nhất.

Dự kiến hôm nay (27-10), TP.HCM khởi động tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em ở quận 1 và huyện Củ Chi. Khi việc tiêm chủng cho trẻ ở hai nơi này diễn ra an toàn, TP.HCM sẽ triển khai tiêm đại trà.

Theo ThS Trương Thị Thanh Lan – phó trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, nếu vị trí tiêm vắc xin cho người lớn chỉ cần là nơi rộng rãi, thoáng mát thì nơi tiêm cho trẻ phải có phòng riêng hoặc vách ngăn để trẻ tiêm sau không thấy nhân viên y tế tiêm cho trẻ trước.

Tại nơi xử trí phản ứng sau tiêm, bên cạnh việc các điểm tiêm cần trang bị đầy đủ trang thiết bị cấp cứu cần thiết thì cũng bố trí làm sao có không gian để trẻ không thấy quá trình nhân viên y tế xử trí cho các trẻ khác gặp phản ứng sau tiêm. Việc này giúp tránh hiệu ứng “lây lan tâm lý” hoang mang, lo sợ ở trẻ.

ThS Hồ Vĩnh Thắng – phó trưởng khoa kiểm soát phòng ngừa bệnh tật Viện Pasteur TP.HCM – cũng cho rằng do lo sợ hoặc bị tiêm đau, trẻ có thể ngất xỉu, nôn, buồn nôn, la hét… trước, trong và sau tiêm. Trong chiến dịch tiêm chủng đại trà, nếu điểm tiêm xử lý không khéo léo thì có thể “lây lan” hàng loạt trẻ (gọi là tâm lý dây chuyền).

Khi tiêm chủng cho trẻ cần tạo môi trường thân thiện với các tranh ảnh, phim hoạt hình để thu hút sự chú ý của trẻ nhằm giảm tâm lý lo âu, căng thẳng khi tiêm. Khi một trẻ có biểu hiện ngất xỉu, ói, mắc ói… cần cách ly, trấn an, theo dõi; hạn chế tối đa những trẻ khác thấy điều này.

Video đang HOT

Bà Lan cho biết để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, một trong những điều quan trọng là đảm bảo quy trình tiêm một chiều, tránh trường hợp có thể tiêm 2 mũi trong một buổi tiêm.

“Vấn đề này từng xảy ra ở chiến dịch tiêm vắc xin cho người lớn. Do trẻ rất năng động, nếu việc điều phối không quản lý tốt, có khi một buổi trẻ tiêm hai mũi” – bà Lan nhấn mạnh.

Làm gì khi trẻ gặp phản ứng sau tiêm?

Ông Nguyễn Trần Nam – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) – cho biết phản ứng sau tiêm là do cơ thể phản ứng với vắc xin, cần phát hiện sớm các triệu chứng phản ứng sau tiêm để có thể can thiệp kịp thời và an toàn. Riêng phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin ở trẻ thường không xảy ra theo trình tự và diễn tiến rất nhanh.

Theo đó, có nhiều nhóm triệu chứng gồm: da và niêm mạc (nổi mề đay toàn thân; ngứa hoặc sưng đỏ; sưng môi, mặt, mắt…), hô hấp (nghẹt mũi, thay đổi giọng nói, cổ họng nghẹt, khó thở, khò khè, ho nhiều…), tiêu hóa (đau bụng quặn thắt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy), tim mạch (chóng mặt, ngất, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp…).

Về phân loại độ nặng sau tiêm vắc xin ở trẻ, bác sĩ Nam cho hay ở độ 1 chỉ có các triệu chứng ở da, không biểu hiện ở bất cứ cơ quan nào khác. Ở độ 2 có biểu hiện cơ quan trở lên (mày đay, phù mặt xuất hiện nhanh; khó thở nhanh; đau bụng, buồn nôn; nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp nhưng huyết áp thì bình thường). Độ 3 biểu hiện ở nhiều cơ quan (khó thở nhiều, rối loạn tri giác, sốc, mạch nhanh, tụt huyết áp). Độ 4 là ngưng tim, ngưng hô hấp, tuần hoàn.

Bác sĩ Nam lưu ý khi thấy trẻ có những biểu hiện trên cần ngưng ngay tiếp xúc các thuốc hoặc yếu tố dị ứng. Trong trường hợp nhân viên y tế chần chừ, lấn cấn không biết trẻ chuyển sang độ nào thì cần sử dụng thuốc Adrenalin. “Đây là thuốc đầu tay nhân viên y tế cần nhớ đến và là thuốc duy nhất để cứu sống bệnh nhân lúc này” – ông Nam nói.

Đại diện Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM cho hay đã xây dựng kế hoạch đảm bảo cấp cứu trước viện cho công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ. Tổng đài 115 tiếp nhận tất cả cuộc gọi cấp cứu từ các điểm tiêm; xử lý cấp cứu, vận chuyển các trường hợp tai biến nặng sau tiêm khi có yêu cầu hỗ trợ.

Bắt đầu thí điểm tiêm vắc xin cho trẻ ở Q.1 và huyện Củ Chi

Tiêm vắc xin cho trẻ: Tránh để hàng loạt trẻ xỉu, ói, la hét... theo dây chuyền tâm lý sợ - Hình 2

Người trẻ từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại nhà thi đấu Hồ Xuân Hương (Q.3, TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Bà Phạm Thị Thanh Hiền – chủ tịch UBND huyện Củ Chi – cho biết sau khi đến huyện Củ Chi khảo sát các điểm tiêm, Sở Y tế chỉ đạo huyện Củ Chi sẽ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ tại địa điểm duy nhất với 1.500 trẻ.

Theo bà Hiền, huyện Củ Chi có hơn 51.000 trẻ từ 12 đến 17 tuổi, trong đó có hơn 16.000 trẻ ở độ tuổi 16 – 17 tuổi. Trong hơn 16.000 trẻ này, có 11.000 trẻ đang đi học, còn hơn 5.000 trẻ ở nhà, bị bệnh nền… Theo kế hoạch, huyện sẽ tiêm cho lứa tuổi 16 – 17 trước, sau đó hạ dần độ tuổi.

Một lãnh đạo Q.1 cho biết trong ngày đầu tiên 27-10, Q.1 sẽ thí điểm tiêm ngừa tại 3 điểm tiêm là Trường THPT Lương Thế Vinh, Trường THPT Tenlơman và Bệnh viện Q.1.

Tại mỗi điểm tiêm ở trường học sẽ có 4 bàn tiêm, dự kiến mỗi bàn tiêm sẽ tiêm cho khoảng 100 học sinh/buổi.

Riêng điểm tiêm tại Bệnh viện Q.1 có 3 bàn tiêm và trong ngày 27-10 đã có kế hoạch tiêm cho 258 người dân trên 18 tuổi đến hạn tiêm mũi 2, đồng thời tiếp nhận tiêm ngay các trường hợp học sinh do bác sĩ thực hiện tại điểm trường chỉ định về tiêm tại bệnh viện. Ngày 27-10, dự kiến Q.1 sẽ tiêm cho hơn 1.600 trẻ.

Từ bài toán công bằng đến chủ động sử dụng hiệu quả vaccine

Hơn 1 tháng trở lại đây, tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại hầu hết các nước trên thế giới đều được đẩy nhanh.

Từ bài toán công bằng đến chủ động sử dụng hiệu quả vaccine - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sao Paulo, Brazil, ngày 25/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Chính phủ nhiều nước, điển hình như Việt Nam, đã tích cực triển khai "ngoại giao vaccine" để tiếp cận nhanh nhất, nhiều nhất nguồn vaccine từ bên ngoài, trong khi việc phân phối vaccine từ các hãng dược, hoạt động của cơ chế đảm bảo tiếp cận công bằng vaccine COVAX và nguồn tài trợ từ các nước phát triển cho các nước thu nhập thấp đã ổn định hơn.

Mới đây nhất, COVAX và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề ra cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển. Theo kế hoạch này, các quốc gia trong điều kiện phù hợp có thể thông qua COVAX được mua trước vaccine với giá cạnh tranh từ các nhà sản xuất và WB sẽ giúp thanh toán chi phí thông qua các dự án tài chính hiện có.

Nguồn cung tăng lên, nhưng việc phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế tài trợ hay hoạt động sản xuất vaccine chỉ tập trung ở một số nước và khu vực khiến các nước thu nhập thấp luôn ở thế bị động trong nỗ lực đảm bảo vaccine tiêm chủng đại trà. Một minh chứng điển hình là việc tháng 5 vừa qua, cơ chế COVAX không có đủ 140 triệu liều vaccine dự định phân phối cho các nước thu nhập thấp khi Ấn Độ ngừng cung cấp vaccine để tập trung tiêm chủng cho người dân trong nước đang chống chọi với làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng. Từ đó, câu chuyện công bằng vaccine vẫn là vấn đề nổi cộm.

Theo thống kê mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), gần 40% dân số các nền kinh tế phát triển đã được tiêm đủ liều vaccine, trong khi tỷ lệ này ở các nền kinh tế đang nổi là 11%, chưa nói tới các nước thu nhập thấp. Số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy trong số 3,93 tỷ liều vaccine đã được phân phối trên khắp thế giới, chỉ 0,3% trong số đó được tiêm cho những người ở 29 quốc gia thu nhập thấp nhất thế giới, vốn chiếm 9% dân số thế giới. Theo dự kiến, chương trình COVAX sẽ phân phối 2 tỷ liều vaccine toàn cầu trong năm 2021 và 1,8 tỷ liều cho 92 nước nghèo hơn vào đầu năm 2022. Tuy nhiên tính tới thời điểm này, COVAX mới phân phối được khoảng 136 triệu liều vaccine COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định rằng chính việc vaccine ngừa COVID-19 chưa được phân phối một cách công bằng và hợp lý đã khiến thế giới phải chứng kiến làn sóng lây nhiễm và tử vong mới do biến thế Delta. WHO cũng chỉ ra rằng để đảm bảo quyền tiếp cận công bằng vaccine ngừa COVID-19, ngoài việc các nước giàu chia sẻ vaccine và các hãng dược thực hiện đầy đủ những cam kết về phân phối vaccine, thì việc mở rộng sản xuất là yếu tố quyết định, trong đó quan trọng là chia sẻ bí quyết và công nghệ với các công ty khác có khả năng sản xuất hoặc miễn áp dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với một số sản phẩm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, sau 9 tháng tranh luận, thế giới vẫn chưa có câu trả lời đối với vấn đề miễn trừ bản quyền vaccine ngừa COVID-19, theo đề xuất được Ấn Độ và Nam Phi đưa ra từ tháng 10/2020. Trong cuộc họp của WTO tại trụ sở chính ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 27/7, các bên đều nhất trí cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất vaccine, nhưng liệu dỡ bỏ bản quyền vaccine có phải cách tốt nhất hay không thì vẫn là câu chuyện còn để ngỏ. Các hãng dược phẩm cùng quốc gia đặt trụ sở các hãng này phản đối ý tưởng trên, với lý do bản quyền không phải rào cản lớn nhất đối với việc mở rộng sản xuất trong khi dỡ bỏ bản quyền có thể cản trở đổi mới sáng tạo.

Ngay trước cuộc họp này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã trấn an các hãng dược rằng việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine chỉ cần được áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn từ một đến hai năm chứ không phải vĩnh viễn. Ông Ghebreyesus khẳng định việc miễn trừ chỉ là biện pháp tạm thời để kiểm soát dịch bệnh khi mà COVID-19 đã khiến hơn 4 triệu người tử vong trên toàn thế giới và có thể sẽ tiếp tục tăng, trong bối cảnh nguy cơ xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm hơn đã được các chuyên gia đề cập đến. Người đứng đầu WHO nhấn mạnh, việc tạm thời từ bỏ bản quyền vaccine sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu có được 11 tỷ liều vaccine để tiêm cho khoảng 70% người dân toàn thế giới vào giữa năm 2022.

So với 9 tháng trước, hiện các nước có nhu cầu và năng lực sản xuất vaccine đã tăng lên đáng kể. Theo người phát ngôn WTO Keith Rockwell, hiện các quốc gia Senegal, Bangladesh, Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan, Maroc và Ai Cập đang "dư thừa năng lực sản xuất" nhưng lại thiếu công nghệ, kỹ thuật, bí quyết sản xuất vaccine, bởi vậy chỉ có dỡ bỏ bản quyền vaccine mới khắc phục được những hạn chế này. Ông Rockwell nhấn mạnh cần phải tìm giải pháp để khai thác "năng lực chưa được sử dụng" này.

Tuy nhiên, việc các nước thành viên WTO vẫn chưa đạt được đồng thuận về dỡ bỏ bản quyền vaccine phòng COVID-19 đang tạo lực cản đối với các nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng toàn cầu do nguồn cung vaccine dành cho các nước thu nhập thấp vẫn có nguy cơ bị gián đoạn, chậm trễ.

Trong bối cảnh đó, ngoài việc phát huy nội lực nghiên cứu để tự sản xuất vaccine, các nước thu nhập thấp đang tập trung nỗ lực sử dụng hiệu quả nguồn vaccine hiện có để có thể chủ động kiểm soát dịch bệnh. Một trong những biện pháp chủ chốt là ưu tiên sử dụng vaccine cho những đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm, đặc biệt như các nhân viên làm việc ở tuyến đầu chống dịch, hoặc những người có nguy cơ cao tử vong nếu mắc bệnh.

Philippines hiện ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho lực lượng nhân viên y tế, người cao tuổi và người trưởng thành trong độ tuổi lao động. Người trên 60 tuổi, người có bệnh nền và nhân viên tuyến đầu là những nhóm được ưu tiên ở Lào, sau đó mở rộng ra các nhóm đối tượng khác. Ngay đối với các nước có nguồn cung dồi dào, như Israel, trong giai đoạn đầu cũng ưu tiên nhân viên y tế, người trên 65 tuổi và người mắc bệnh mãn tính.

Từ bài toán công bằng đến chủ động sử dụng hiệu quả vaccine - Hình 2
Vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực tìm kiếm mọi nguồn cung vaccine, đặc biệt thông qua "ngoại giao vaccine" được triển khai bài bản, quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, nhằm bảo đảm mọi người dân đều được bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vaccine.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 11 triệu liều vaccine hỗ trợ từ các nước và các đối tác, trong đó có cơ chế COVAX. Trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt và sử dụng hiệu quả nguồn vaccine, Chính phủ Việt Nam đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19, trong đó tập trung ưu tiên cho những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, những địa phương có diễn biến dịch phức tạp.

Những liều vaccine đầu tiên về Việt Nam được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Còn ở thời điểm hiện tại, trong số vaccine đã về Việt Nam và sắp về trong thời gian trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương là điểm nóng nhất của dịch bệnh được phân bổ nhiều nhất. Đây cũng là địa phương tới nay đã tiêm nhiều nhất cho người dân, cả về số lượng mũi tiêm cũng như tỷ lệ người được tiêm so với tổng số dân.

Ngày 10/7, Việt Nam đã chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18 từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022. Tính đến hết ngày 29/7, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 5.529.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.983.496 liều, tiêm mũi 2 là 546.402 liều.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ trương đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế vaccine ở trong nước nhanh nhất có thể nhằm tự lực về vaccine. Bộ Y tế cũng đã ký kết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vaccine phòng COVID-19 với các đối tác ở Nga, Mỹ, Nhật Bản... Tất cả những biện pháp trên có thể giúp Việt Nam chủ động hơn nữa nguồn vaccine.

Tiến sĩ Takeshi Kasa, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đã đánh giá cao cách tiếp cận đúng đắn và hiệu quả của Việt Nam đối với vaccine. Cụ thể, Việt Nam có cách tiếp cận "5K vaccine", coi vaccine là công cụ quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh, nhưng không dựa hoàn toàn vào vaccine mà cần kết hợp chặt chẽ với các biện pháp phòng, chống dịch khác. Bên cạnh đó, Việt Nam có sự đầu tư đều đặn cho công tác phòng, chống dịch, đặc biệt, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong việc tìm kiếm, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine.

Sau nhiều đợt tấn công của COVID-19 trong gần 2 năm qua, viễn cảnh phải sống chung với đại dịch ngày càng được nhiều người chấp nhận. Thế giới cũng khẳng định tiêm vaccine là giải pháp chống dịch bền vững, căn cơ và chủ động, bên cạnh việc thực hiện những biện pháp như đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách. Tuy nhiên, trước mắt, khi nguồn cung vẫn bấp bênh và vấn đề phân phối công bằng vaccine vẫn là thách thức, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, chủ động sử dụng thật hiệu quả và an toàn lượng vaccine hiện có là lựa chọn tối ưu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
Công dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộcCông dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộc
08:43:56 27/12/2024
11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt
10:39:24 26/12/2024
Bị hen tập thể dục có an toàn?Bị hen tập thể dục có an toàn?
21:45:29 27/12/2024
Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnhPhụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
19:54:06 26/12/2024
Tế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt NamTế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt Nam
09:51:38 26/12/2024
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?
19:39:56 26/12/2024

Tin đang nóng

Một diễn viên Việt phải dọn khỏi nhà trọ vì không đủ khả năng trả tiềnMột diễn viên Việt phải dọn khỏi nhà trọ vì không đủ khả năng trả tiền
21:29:48 27/12/2024
Vụ cháy nhà trọ 2 người chết ở TPHCM: Nhúng áo vào bồn cầu để che mặt thoát thânVụ cháy nhà trọ 2 người chết ở TPHCM: Nhúng áo vào bồn cầu để che mặt thoát thân
21:12:59 27/12/2024
Cầu thủ Singapore 'thì thầm' khi Tiến Linh sút 11m gây xôn xao mạng xã hộiCầu thủ Singapore 'thì thầm' khi Tiến Linh sút 11m gây xôn xao mạng xã hội
20:25:41 27/12/2024
Vô tình nói 6 chữ trên livestream, Trấn Thành lộ dấu hiệu đang mắc 1 căn bệnh không ai ngờVô tình nói 6 chữ trên livestream, Trấn Thành lộ dấu hiệu đang mắc 1 căn bệnh không ai ngờ
21:44:14 27/12/2024
Nóng: Công bố full clip "tóm" sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái gây chấn động showbizNóng: Công bố full clip "tóm" sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái gây chấn động showbiz
19:45:51 27/12/2024
"Tái sinh" của Tùng Dương lọt top 1 trending, chuyên gia lý giải sức hút"Tái sinh" của Tùng Dương lọt top 1 trending, chuyên gia lý giải sức hút
19:53:31 27/12/2024
Tuyên án tử hình 27 bị cáo trong đường dây ma túy của bà trùm Oanh 'Hà'Tuyên án tử hình 27 bị cáo trong đường dây ma túy của bà trùm Oanh 'Hà'
21:30:03 27/12/2024
Vừa ra mắt mùa 2, đạo diễn công bố Squid Game 3 đã hoàn thànhVừa ra mắt mùa 2, đạo diễn công bố Squid Game 3 đã hoàn thành
21:19:51 27/12/2024

Tin mới nhất

Nguy hại khôn lường của thuốc lá điện tử

Nguy hại khôn lường của thuốc lá điện tử

21:36:08 27/12/2024
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất và hãng quảng cáo thuốc lá thường quảng cáo rằng những loại thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá ít hắc ín thì ít nguy cơ, ít độc hại hơn so với loại thuốc lá điếu thông thường.
Làm gì để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh của bạn?

Làm gì để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh của bạn?

21:34:11 27/12/2024
Sự cân bằng là câu thần chú mới của bạn. Ăn uống lành mạnh đơn giản là đạt được sự cân bằng phù hợp hãy bổ sung trái cây tươi, rau củ, protein nạc, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn của bạn để có một cơ thể khỏe mạnh hơn...
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

21:31:34 27/12/2024
Việc công bố dịch đã tạo cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả hơn, đặc biệt là việc nhanh chóng cung cấp vắc-xin từ ngân sách địa phương.
Ra mắt sách 'Dự phòng bệnh do não mô cầu'

Ra mắt sách 'Dự phòng bệnh do não mô cầu'

21:28:52 27/12/2024
Trước tính chất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và di chứng nặng nề của bệnh do não mô cầu, việc cung cấp thông tin kiến thức nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế số ổ dịch trong cộng đồng là vô cùng cấp thiết.
Những người nào nên hạn chế ăn ốc luộc?

Những người nào nên hạn chế ăn ốc luộc?

21:26:00 27/12/2024
Ốc chứa nhiều natri, mà đây là chất cấm với những người bị bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao. Những người này khi ăn những thực phẩm có hàm lượng natri cao sẽ khiến bệnh càng thêm nặng.
Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

21:23:10 27/12/2024
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy có tình trạng toan chuyển hóa nặng, chẩn đoán ban đầu Theo dõi ngộ độc methanol . Đến 19h cùng ngày, 4 bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục.
Mối lo ngại khi dùng paracetamol giảm đau cho người cao tuổi

Mối lo ngại khi dùng paracetamol giảm đau cho người cao tuổi

21:17:54 27/12/2024
Hầu như tất cả các hướng dẫn lâm sàng đều khuyến cáo acetaminophen là phương pháp điều trị dược lý đường uống đầu tay cho chứng đau do viêm xương khớp (OA), chủ yếu là do nó được cho là an toàn hơn các thuốc giảm đau đường uống khác.
7 lợi ích của nước ép đu đủ chanh

7 lợi ích của nước ép đu đủ chanh

21:09:53 27/12/2024
Uống nước ép đu đủ chanh hàng ngày tăng cường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe làn da, góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những lợi ích khi kết hợp thức uống lành mạnh này vào thói quen hàng ngày:
Tăng cường phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường phòng, chống bệnh sởi

21:06:59 27/12/2024
Bệnh sởi chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu, nên việc điều trị cho người bệnh chủ yếu căn cứ vào triệu chứng và biến chứng của bệnh. Sởi có thể lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi, họng của bệnh nhân.
Bé trai 9 tháng đi cấp cứu vì sai lầm nhiều cha mẹ Việt vẫn mắc

Bé trai 9 tháng đi cấp cứu vì sai lầm nhiều cha mẹ Việt vẫn mắc

21:03:55 27/12/2024
Theo các bác sĩ, đối với trẻ em không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng phải nhập viện, với trẻ ở mức độ nhẹ, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chuyên gia y tế chung tay đẩy lùi gánh nặng bệnh viêm não do não mô cầu tại Việt Nam

Chuyên gia y tế chung tay đẩy lùi gánh nặng bệnh viêm não do não mô cầu tại Việt Nam

20:58:44 27/12/2024
Bệnh não mô cầu xâm lấn rất nguy hiểm, có thể gây tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Tỉ lệ tử vong cũng lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời, 20% số ca sống sót phải chịu di chứng như cắt cụt chi, suy giảm trí tuệ, mất thính lực".
Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay

Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay

20:53:44 27/12/2024
Cột sống là khu vực có nguy cơ cao bị ung thư di căn. Ung thư phổi, vú và đại tràng có nhiều khả năng di căn đến cột sống và biểu hiện dưới dạng khối u cột sống.

Có thể bạn quan tâm

Loạt bê bối của sao Việt 2024: Người bị bắt giam, người vướng làn sóng tẩy chay

Loạt bê bối của sao Việt 2024: Người bị bắt giam, người vướng làn sóng tẩy chay

Sao việt

23:28:39 27/12/2024
Chi Dân, An Tây bị bắt giam vì sử dụng ma tuý; Nam Thư bị tố là người thứ 3, Negav bị tẩy chay vì phát ngôn bỏ học và tham gia nhóm Facebook có nội dung thô tục.
When the Phone Rings tập 9: Tổng tài bị đâm sau lưng, kẻ thủ ác chính thức lộ diện khiến ai cũng sốc

When the Phone Rings tập 9: Tổng tài bị đâm sau lưng, kẻ thủ ác chính thức lộ diện khiến ai cũng sốc

Phim châu á

23:19:34 27/12/2024
Tình thế của Baek Sa Eon ngày càng khó khăn khi hiện tại, anh không chỉ đối phó với tên áo đen - Baek Sa Eon thật , mà còn bị đâm sau lưng bởi người nhân viên thân cận nhất là trợ lý Park.
Bức ảnh vạch trần sự giả dối của Trịnh Sảng

Bức ảnh vạch trần sự giả dối của Trịnh Sảng

Sao châu á

23:16:13 27/12/2024
Ngày 27/12, trang 163 đưa tin một khán giả đã bắt gặp Trịnh Sảng cùng cha tới một cửa hàng thời trang có danh tiếng để mua sắm.
Mỹ nhân thời Minh từ lịch sử bước ra: Nhan sắc ở phim mới đẹp khó tả, netizen Việt đồng loạt nhận xét một điều

Mỹ nhân thời Minh từ lịch sử bước ra: Nhan sắc ở phim mới đẹp khó tả, netizen Việt đồng loạt nhận xét một điều

Hậu trường phim

23:09:20 27/12/2024
Mới đây, những hình ảnh đầu tiên của Dương Tử trong dự án phim cổ trang Gia nghiệp đã được chia sẻ lên mạng xã hội và thu hút nhiều sự chú ý.
3 cách làm giá đỗ an toàn tại nhà, không lo bị "tắm" hóa chất: Vừa dễ, thành phẩm lại mập mạp tươi ngon

3 cách làm giá đỗ an toàn tại nhà, không lo bị "tắm" hóa chất: Vừa dễ, thành phẩm lại mập mạp tươi ngon

Ẩm thực

22:54:45 27/12/2024
Muốn có giá đỗ sạch, mập mạp, tươi ngon mà không cần lo lắng về chất lượng? Hãy thử 3 cách làm giá đỗ tại nhà cực kỳ đơn giản sau đây!
Chị Đẹp Đạp Gió: Có đến 3 chị đẹp ra về, Bùi Lan Hương bị loại thẳng tay?

Chị Đẹp Đạp Gió: Có đến 3 chị đẹp ra về, Bùi Lan Hương bị loại thẳng tay?

Tv show

22:52:17 27/12/2024
Nhiều khán giả đang lo lắng cho Bùi Lan Hương khi theo dõi các thông tin do chương trình Chị Đẹp Đạp Gió 2024 tung ra.
5 nhạc sĩ được yêu thích nhất 2024: Không thể vắng Tăng Duy Tân, Quang Hùng MasterD

5 nhạc sĩ được yêu thích nhất 2024: Không thể vắng Tăng Duy Tân, Quang Hùng MasterD

Nhạc việt

22:46:25 27/12/2024
Bùi Công Nam, Tăng Duy Tân, Quang Hùng MasterD, Phan Mạnh Quỳnh... là những nhạc sĩ được yêu thích nhất năm 2024.
Xuất hiện chiếc cổng cưới Bạch Long Phụng lần đầu thấy ở miền Tây, nghe tới tổng chi phí tất cả lặng người

Xuất hiện chiếc cổng cưới Bạch Long Phụng lần đầu thấy ở miền Tây, nghe tới tổng chi phí tất cả lặng người

Netizen

22:13:41 27/12/2024
Đám cưới miền Tây có những nét riêng vô cùng độc đáo. Trước lễ cưới, người miền Tây chuẩn bị các món ăn tiệc, cùng bánh kẹo, rượu trà
Công an TPHCM bắt 16 đối tượng buôn bán chất độc xyanua

Công an TPHCM bắt 16 đối tượng buôn bán chất độc xyanua

Pháp luật

22:12:57 27/12/2024
Công an TPHCM đã khởi tố 7 vụ án, 43 bị can và thu giữ lượng tang vật hơn 10 tấn xyanua cùng độc chất các loại.Hôm nay (27/12), cơ quan CSĐT Công an TPHCM khởi tố, bắt tạm giam 12 bị can về tội Mua bán trái phép chất độc .
G-Dragon - Rosé có tương tác chấn động MXH, 1 câu nói khiến thành viên BLACKPINK phải tâm phục khẩu phục

G-Dragon - Rosé có tương tác chấn động MXH, 1 câu nói khiến thành viên BLACKPINK phải tâm phục khẩu phục

Nhạc quốc tế

22:04:31 27/12/2024
Trên Instagram hơn 23 triệu người theo dõi mới đây, G-Dragon bất ngờ đăng tải đoạn video story Dance Challenge capcut giật giật với siêu hit APT.
Cảnh kẹt xe 'nghẹt thở' sau trận mưa lớn bất ngờ ở TPHCM

Cảnh kẹt xe 'nghẹt thở' sau trận mưa lớn bất ngờ ở TPHCM

Tin nổi bật

21:49:17 27/12/2024
Sau trận mưa lớn, tối nay (27/12), nhiều tuyến đường trung tâm TPHCM như Tôn Đức Thắng, Võ Văn Kiệt, Hai Bà Trưng, Thi Sách... kẹt không lối thoát .