Tiêm trộn vaccine COVID-19 có an toàn không?
Ngày càng nhiều nước lựa chọn tiêm loại vaccine COVID-19 khác ở mũi thứ 2, thứ 3.
Đã gần một năm kể từ khi vaccine COVID-19 bắt đầu được tiêm trên toàn thế giới. Kể từ đó, rất nhiều điều đã thay đổi. Từ các biến thể mới xuất hiện đến làn sóng COVID-19 diễn ra ở nhiều nước. Ngoài ra, còn có những lo ngại gần đây về khả năng miễn dịch suy giảm và các ca bệnh ở những người đã tiêm chủng.
Lý do tiêm trộn ngày càng phổ biến
Các nhà khoa học đánh giá những biến thể mới dễ lây nhiễm, đáng lo ngại hơn so với chủng ban đầu. Bởi vậy, họ e ngại các loại vaccine hiện nay có thể không hiệu quả cao khi chống lại virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, khả năng miễn dịch có được từ vaccine đang suy giảm, dẫn tới nhu cầu cấp bách của việc tiêm phòng nhắc lại.
Giữa các cuộc thảo luận xung quanh vaccine tăng cường, việc kết hợp các loại vaccine COVID-19 khác nhau được coi là một kỹ thuật để tăng hiệu quả miễn dịch.
Video đang HOT
Trên thực tế, trước đây, nhiều nước đã cho phép việc tiêm trộn kết hợp 2 loại vaccine. Ví dụ: mũi 1 là vaccine AstraZeneca, mũi 2 là vaccine Moderna hoặc Pfizer.
Ngay cả những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới cũng lựa chọn giải pháp này. Thủ tướng Đức Angela Merkel, 66 tuổi, được tiêm liều thứ hai vaccine Moderna sau khi tiêm liều đầu tiên của AstraZeneca. Tại Italy, Thủ tướng Mario Draghi, 73 tuổi, tiêm AstraZeneca và Pfizer. Thủ tướng Canada, Justin Trudeau tiêm AstraZeneca và Moderna.
Một nghiên cứu của Lancet cho thấy việc trộn liều vaccine AstraZeneca với vaccine công nghệ mRNA (Moderna, Pfizer) tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 mạnh mẽ hơn so với hai liều AstraZeneca. Các bằng chứng hiện ghi nhận, kỹ thuật tiêm đó an toàn.
Ngoài ra, với một lượng lớn người dân vẫn đang chờ đợi để được tiêm chủng cho chính mình và người thân của họ, việc kết hợp các loại vaccine COVID-19 sẽ tăng tính linh hoạt.
Tiêm trộn có an toàn không?
Việc trộn các liều vaccine khác nhau nghe có vẻ bất thường, nhưng đối với các nhà miễn dịch học, điều đó không có gì mới.
Vắc xin Ebola do Johnson & Johnson phát triển là một ví dụ về vaccine hỗn hợp hiệu quả, cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài. Mũi tiêm thứ nhất dùng adenovirus tương tự như vaccine AstraZeneca. Mũi thứ hai sử dụng phiên bản sửa đổi của poxvirus.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh ghi nhận tình trạng những người tiêm vaccine AstraZeneca sau đó là vaccine Pfizer có nhiều tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mỏi cơ và đau khớp so với những người đã tiêm 2 liều cùng loại vaccine .
Tuy nhiên, không ai cần phải nhập viện vì các triệu chứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Thêm tác dụng phụ hiếm gặp ở người tiêm vaccine AstraZeneca
Theo Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu, lợi ích của việc tiêm chủng vẫn lớn hơn nhiều lần tác dụng phụ mà nó có thể gây ra.
Theo Reuters, ngày 9/9, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã bổ sung hội chứng Guillain-Barré vào danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca.
Cơ quan Quản lý Dược phẩm của châu Âu cho biết hội chứng Guillain-Barré và vaccine AstraZeneca có mối quan hệ nhân quả, được gọi là Vaxzevria. Cơ quan này đánh giá có "ít nhất một khả năng có thể xảy ra".
Kết luận này được đưa ra sau khi EMA phân tích 833 trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré được báo cáo trong số 529 triệu liều vaccine Covid-19 được tiêm trên toàn thế giới, tính đến ngày 31/7.
Cơ quan này cũng phân loại tác dụng phụ trên là "rất hiếm", tần suất gặp phải thấp nhất trong số các tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vaccine AstraZeneca. EMA nhấn mạnh lợi ích của việc tiêm chủng vẫn lớn hơn nhiều lần tác dụng phụ mà nó có thể xảy ra.
EMA vừa bổ sung tác dụng phụ về rối loạn thần kinh sau tiêm vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý lợi ích của vaccine mang lại vẫn lớn hơn rất nhiều rủi ro. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã thêm cảnh báo về hội chứng Guillain-Barré trong số các tác dụng phụ có thể xuất hiện khi tiêm vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson.
Cả hai loại vaccine này đều sử dụng công nghệ vector virus. Vaccine sẽ gửi chuỗi ADN của protein gai - trên vỏ ngoài của SARS-CoV-2 - vào nhân tế bào, thay vì vào vùng dịch tế bào - nơi virus tạo ra protein gai.
Khi ở bên trong nhân tế bào, một số phần nhất định của protein gai sẽ liên kết hoặc tách rời, tạo ra các phiên bản đột biến, không có khả năng liên kết với màng tế bào để tạo ra miễn dịch.
Hội chứng Guillain-Barré là rối loạn hiếm gặp, trong đó, hệ miễn dịch tự tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh là yếu cơ, dị cảm các đầu chi, sau đó lan rộng, thậm chí gây tê liệt toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân mắc hội chứng này cần nhập viện để điều trị.
Dị ứng và phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19 Vaccine cũng giống như các thuốc khác, đều có khả năng gây dị ứng sau tiêm, song tỷ lệ dị ứng và phản vệ do vaccine rất thấp. Dị ứng vaccine có thể là dị ứng type nhanh xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ với các biểu hiện như mày đay, phù quincke (sưng nề đột ngột), khó thở, phản...