Tiêm phòng HPV sớm, giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cao hơn
Những bé gái được tiêm vắc xin HPV, có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung ở tuổi 30.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số hơn 1,6 triệu phụ nữ trẻ Thụy Điển, (trong nghiên cứu), những người đã tiêm vắc-xin HPV có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung thấp hơn khoảng 2/3 so với những người không tiêm chủng. Tỷ lệ này còn giảm hơn nữa khi tiêm vắc-xin trước tuổi 17. Trong số những phụ nữ đó, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung thấp hơn 88%. Điều này càng làm tăng thêm sức nặng cho việc tiêm phòng HPV sớm.
HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra mụn cóc sinh dục. Hầu hết thời gian, hệ thống miễn dịch có thể loại bỏ nhiễm trùng HPV. Nhưng một số chủng virus trở nên dai dẳng ở một số ít người – và theo thời gian, có thể dẫn đến một số bệnh ung thư.
Vì vậy, kể từ năm 2006, các chuyên gia Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng trẻ em gái nên tiêm vắc-xin HPV sớm nhất là 9 tuổi và 12 tuổi. Nếu bỏ lỡ thời điểm đó, các cô gái lớn hơn và phụ nữ trẻ đến 26 tuổi có thể được chủng ngừa. Lời khuyên sau đó đã được mở rộng cho các bé trai và thanh niên – vì HPV cũng có thể gây ung thư dương vật, hậu môn và cổ họng.
Tại Thụy Điển, nơi nghiên cứu mới được thực hiện, các khuyến nghị cũng tương tự và chính phủ đã chi trả cho chương trình tiêm chủng HPV tại trường học cho trẻ em gái từ 10 đến 12 tuổi kể từ năm 2012.
Con người đang ở đâu trong cuộc chiến với ung thư?
Sau hơn 250 năm nghiên cứu về ung thư, ở thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thể tìm được một liệu pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh nan y này.
Video đang HOT
Ung thư vẫn đang cướp đi hàng triệu sinh mạng mỗi năm
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những phần khác trong cơ thể.
Các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày. Ở nữ giới, các loại phổ biến nhất là ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi và ung thư cổ tử cung.
Tính đến năm 2019, mỗi năm thế giới ghi nhận thêm 18 triệu ca mắc mới. Ung thư cũng cướp đi sinh mạng của 8,8 triệu người (tỉ lệ tử vong là 15,7%).
Bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tại Việt Nam, ung thư mắc mới tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm ở Việt Nam cũng có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).
Con người đang chống lại ung thư như thế nào?
Nền y học đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc kéo dài tuổi thọ, cũng như nâng cao chất lượng sức khỏe của những người mắc bệnh ung thư.
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay là:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp thường thấy, trong các phác đồ điều trị của bệnh nhân ung thư thể rắn. Bên cạnh việc cắt bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật cũng thường sẽ cắt bỏ một số hạch bạch huyết ở khu vực lân cận, để giảm thiểu khả năng phát tán của tế bào ung thư đi khắp cơ thể.
- Hóa trị: Mục tiêu của phương pháp này là tiêu diệt các tế bào ung thư, bằng cách sử dụng thuốc chuyên nhắm vào các tế bào có tốc độ nhân đôi nhanh hiện diện trong cơ thể. Phương pháp hóa trị sẽ khiến khối u ung thư teo lại.
- Xạ trị: Dùng tia phóng xạ liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Phương pháp này có thể được sử dụng để khiến khối u teo nhỏ, trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng làm giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến ung thư.
- Liệu pháp hormone: Sử dụng các loại thuốc có khả năng thay đổi cách hoạt động của một số loại hormone nhất định, hoặc ức chế khả năng sản sinh các loại hormone này của cơ thể. Đối với các dạng ung thư mà hoạt động hormone đóng vai trò chủ chốt như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, liệu pháp hormone là cách điều trị được sử dụng phổ biến.
- Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch, đồng thời kích thích "lực lượng phòng vệ" này tấn công các tế bào ung thư.
- Cấy ghép tế bào gốc: Đây là phương pháp điều trị thường được áp dụng với những bệnh ung thư liên quan đến máu, ví dụ như: bệnh bạch cầu, đa u tủy. Cụ thể, sau khi điều trị bằng hóa, xạ trị, các tế bào tạo máu của bệnh nhân thường bị tổn thương nghiêm trọng do tác dụng phụ. Do đó, bác sĩ sẽ phải cấy ghép tế bào gốc tạo máu vào cơ thể bệnh nhân, để bù đắp lại số đã bị phá hủy trước đó. Các tế bào gốc sẽ được truyền vào mạch máu thông qua tĩnh mạch. Qua thời gian, tế bào gốc cấy ghép sẽ dần ổn định trong tủy xương của bệnh nhân và bắt đầu thực hiện chức năng sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh.
- Liệu pháp trúng đích: Liệu pháp này chỉ nhằm vào tế bào ung thư, mà cụ thể là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt (được gọi là các phân tử đích), tìm thấy trong tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối u, từ đó ngăn chúng phát triển, phân chia và lan rộng. Bên cạnh đó, liệu pháp trúng đích còn có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Những niềm hy vọng mới trong cuộc chiến với ung thư
Một công ty về lĩnh vực Công nghệ sinh học của Israel đã công bố về việc đã tìm ra phương thuốc đặc trị căn bệnh ung thư, thứ được họ miêu tả như một loại "kháng sinh ung thư". Cụ thể, công ty này đã phát triển một loại chất độc phân tử có khả năng chủ động liên kết với các tế bào ung thư và tiêu diệt toàn bộ chỉ trong một liệu trình.
Đương nhiên, việc công bố phát minh ra loại thuốc chữa khỏi được ung thư đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi. Trước hết chính là khả năng phân biệt giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh của loại kháng sinh này, bởi đây vốn là một trong những vấn đề lớn nhất trong việc chữa trị ung thư.
Một phương pháp chữa trị ung thư khác cũng rất triển vọng, đến từ các nhà nghiên cứu của Đại học Surrey chính là sử dụng các hạt nano "tự điều hòa".
Có thể tóm tắt nguyên lý của phương pháp này như sau: Các hạt có kích thước nano được thiết kế để bắt cặp đặc hiệu với các tế bào ung thư. Sau khi đã tiếp cận được mục tiêu, chúng sẽ được làm nóng lên mức 42-45 độ C, nhiệt độ đủ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Điểm đặc biệt là ở chỗ những hạt này có khả năng tự điều hòa, nghĩa là chúng sẽ đảm bảo nhiệt độ không thể lên ngưỡng gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, trong cơ thể chúng ta.
Ở một hướng tiếp cận khác, nhiều nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về cách làm thế nào để hạn chế tối đa việc cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các dấu hiệu ung thư phụ khoa không được phụ nữ để ý Nhiều phụ nữ không phân biệt được các loại ung thư phụ khoa nên mơ hồ về triệu chứng bệnh. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hơn 100.000 phụ nữ Mỹ bị chẩn đoán mắc các bệnh ung thư phụ khoa mỗi năm, dẫn tới 30.000 ca tử vong. Trong số đó, nhiều trường hợp có thể tránh được tình huống nguy kịch...