Tiềm lực tài chính của Bệnh viện Thái Nguyên (TNH) trước giờ lên sàn HOSE
“Bão” Covid quay lại – những mã cổ phiếu ngành y tế lại thêm hấp dẫn hơn bao giờ hết. Chớp thời cơ, Bệnh viện Thái Nguyên (TNH) chính thức nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE, trở thành một trong những bệnh viện đầu tiên có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
“ Sức khỏe” tài chính của bệnh viện Thái Nguyên trước giờ G
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư số: 17121000028 ngày 27/8/2013 với số vốn điều lệ ban đầu 27,7 tỉ đồng, quy mô 300 giường bệnh. Đến năm 2019, sau 6 năm đi vào hoạt động vốn điều lệ của bệnh viện tăng lên 415 tỉ đồng, với 3 cơ sở đi vào hoạt động, quy mô lên tới 2000 giường bệnh.
Trong 3 năm liên tiếp, bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên luôn hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng về doanh thu. Năm 2018 ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán là 89 tỷ đồng. Năm 2019 ghi nhận doanh thu đã kiểm toán 270 tỉ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh của bệnh viện mang lại hơn 93 tỷ đồng (đã kiểm toán).
Video đang HOT
Theo báo cáo thường niên 2019 của Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên
Tiềm năng phát triển lớn mạnh
Sở hữu 3 cơ sở khám chữa bệnh tại những nơi trọng yếu, tập trung đông dân cư nhất nhì tỉnh trên toàn tỉnh Thái Nguyên – một trong những thủ phủ công nghiệp đứng đầu phía Bắc với sự có mặt của nhà máy Samsung lớn bậc nhất Thế giới, bệnh viện quốc tế Thái Nguyên sở hữu tiềm năng phát triển được đánh giá là vô cùng triển vọng. Với việc trở thành đối tác khám chữa bệnh cho toàn bộ đội ngũ công nhân viên, chuyên gia của Samsung Thái Nguyên, bệnh viện nắm trong tay nguồn thu ổn định đáng mơ ước.
Trên thực tế, bệnh viện mới chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng. Chính vì vậy, dự án Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên giai đoạn II đã được triển khai nhanh chóng và đi vào hoạt động trong tháng 6/2020, tổng giá trị đầu tư lên tới hơn 400 tỉ đồng, tăng tổng quy mô thêm 400 giường bệnh. Với lợi thế nằm ngay cạnh khu công nghiệp Yên Bình (nơi nhà máy Samsung tọa lạc) cơ sở mới này sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi để tăng trưởng doanh thu cho bệnh viện trong thời gian tới. Dự kiến lợi nhuận sau thuế năm 2020 sẽ lên tới 120 tỉ đồng, tăng 33% so với năm 2019.
Với doanh thu hiện tại, chỉ số lãi trên 1 cổ phiếu (EPS) của TNH đang rơi vào khoảng 3 – 4.000 VNĐ. Chỉ số EPS của TNH dự đoán sẽ tăng lên đáng kể dựa trên Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2019-2023 mà bệnh viện công bố. Dự đoán lợi nhuận năm 2023 lên tới 200 tỷ đồng (EPS có thể sẽ xấp xỉ 5 – 6.000 VNĐ).
Trong tương lai, bệnh viện sẽ tiếp tục phát triển theo định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất, trở thành địa điểm khám chữa bệnh uy tín và quen thuộc đối với nhân dân toàn tỉnh Thái Nguyên và các địa phương lân cận.
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên giai đoạn 2 hiện tại đã đi vào hoạt động
Không chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân, thông tin Bệnh viện Thái Nguyên sắp chào sàn HOSE cũng nhận được sự chú ý đến từ nhiều quỹ đầu tư lớn. Đáp lại sự mong đợi của các nhà đầu tư, mã cổ phiếu TNH sẽ chính thức lên sàn giao dịch trong thời gian sớm nhất sắp tới.
Việc niêm yết cổ phiếu TNH tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020 chính là bước tiến quan trọng trong kế hoạch gia tăng các kênh huy động vốn hiệu quả cho bệnh viện. Khẳng định vị thế trong ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên nói riêng và ngành Y tế cả nước nói chung, trở thành một trong những bệnh viện đầu tiên niêm yết trên sàn giao dịch. Với sự chuẩn bị, đầu tư đúng hướng, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyễn sẵn sàng đón nhận những cơ hội và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), quý II/2020 lợi nhuận 513,4 tỷ đồng, giảm 31%
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (Mã chứng khoán: GVR - sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020.
Doanh nghiệp cho biết, trong kỳ doanh thu là 3.315,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 513,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 21% và 31% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh nghiệp lý giải kết quả kinh doanh suy giảm trong kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm doanh thu bán hàng thấp, dẫn tới lợi nhuận gộp giảm, ngoài ra còn có sự giảm từ doanh thu khác và lãi từ công ty liên doanh, liên kết.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 6.060,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 850 tỷ đồng, lần lượt giảm 20,4% và 19,7% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 21,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp tăng từ 18,6% lên 20,2% và biên lợi nhuận ròng tăng từ 13,9% lên 14%. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, GVR chỉ ghi nhận thu nhập khác là 240,3 tỷ đồng, cùng kỳ là 525,1 tỷ đồng, giảm tới 54,2%.
Năm 2020, GVR đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu là 24.647 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.029 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,8% và 5,1% so với thực hiện năm 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dự kiến tỷ lệ cổ tức 6% như năm 2019.
Điểm đáng lưu ý trong báo cáo là dòng tiền hoạt động kinh doanh chính trong 6 tháng đầu năm âm tới 1.042,1 tỷ đồng, so với cùng kỳ dương 967,9 tỷ đồng.
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 0,7% về mức 77.969,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định trị giá 31.020,9 tỷ đồng, chiếm 39,8% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn là 17.925,9 tỷ đồng, chiếm 23% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 13.697,2 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng tài sản; tồn kho là 3.515,2 tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/07/2020, cổ phiếu GVR giảm 350 đồng về mức 10.250 đồng/CP.
Quý II/2020, Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) đạt lợi nhuận 96,2 tỷ đồng, giảm 57,7% Quý II/2020, CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB - sàn HOSE) đạt doanh thu 281,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 96,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 155,4% và giảm 57,7% so với cùng kỳ 2019. Doanh nghiệp lý giải kết quả kinh doanh biến động trong quý II/2020 do doanh thu bất động sản tăng từ việc ghi nhận doanh thu...