Tiệm kem ở Nhật Bản thách thức thực khách với món “matcha 7 cấp độ”, cấp độ 4 đã có thể khiến bạn “say ngoắc cần câu”
Chẳng khác gì mì cay, matcha cũng có 7 cấp độ, nghe nói cấp độ 4 đến 5 là đã có thể “quật ngã” những ai dễ say trà.
Ở Tokyo (Nhật Bản) có một tiệm kem chuyên bán các loại kem với hương vị truyền thống Nhật Bản như matcha, đậu đỏ cùng một số món khác. Tuy nhiên, điều khiến nó khác biệt so với những tiệm kem còn lại, chính là kem matcha. Không phải vì matcha ở đây ngon hơn những chỗ khác, mà là matcha ở đây có tới… 7 cấp độ.
Nguồn ảnh: aroimakmak.
Nếu bạn đã quen thuộc với nguyên lí mì cay 7 cấp độ thì matcha 7 cấp độ cũng tương tự như thế. Kem matcha ở tiệm kem Nanaya có từ cấp độ 1 đến 7, được phân loại theo độ đậm của matcha. Nayana ban đầu là một công ty chuyên sản xuất matcha từ năm 1988 và khá nổi tiếng ở Nhật Bản với các chế phẩm từ matcha. Vào đầu năm 2016, công ty kết hợp với tiệm trà Suzukien ở Tokyo để chế tạo ra các loại gelato (kem dẻo kiểu Ý) vị matcha, và nảy ra ý tưởng “thách thức” thực khách với món kem 7 cấp độ này.
Được biết, ở cấp độ 1, vị matcha rất nhạt, nồng độ giống với loại kem matcha bình thường chúng ta vẫn hay ăn ở các cửa hàng tiện lợi. Cấp độ 2 và 3 được miêu tả như “kem matcha với chất lượng tuyệt hảo”, đậm đà, và những bạn nhạy cảm với trà có thể sẽ thấy hơi quá ở cấp độ 3.
Cấp độ 1 (bên trái ngoài cùng phía trên) nhạt nhất, đến 2 và 3 (bên cạnh từ phải qua) mới bắt đầu thấy vị matcha chất lượng.
Sang đến cấp độ 4, những ai dễ say trà hoàn toàn có thể “gục”, nhưng những ai quen uống trà và thích matcha thì cấp độ 4 là cấp độ được đề cử bởi nhiều người. Matcha cấp độ 4 có vị matcha đậm đặc, hơi đắng nhưng vẫn có thể nghe được bị béo ngọt của sữa và kem. Tất cả hoà quyện với nhau tạo thành hương vị đậm đà.
Chỉ mới cấp độ 4 cũng có thể khiến những ai không quen phải “gục”.
Không có nhiều thông tin về cấp độ 5 và 6, nhưng lại có rất nhiều người thử cấp độ 7. Có vẻ như có nhiều người mang tâm hồn mạo hiểm hơn chúng ta nghĩ, bởi vì cấp độ 7 được kể lại là: “Tôi nghĩ là tôi đã ăn đủ matcha cho cả quãng đời còn lại” và “bạn sẽ ngất ngây trên cả quãng đường về nhà đấy, không đùa đâu” hoặc “nó khiến tôi nhức cả đầu chỉ với muỗng đầu tiên”. Có thể thấy, kem matcha cấp độ 7 rất đậm đặc, gần như chỉ có vị matcha và không thấy vị gì khác. Màu của kem ở cấp độ 7 rất đậm đặc, và mặc dù là kem lạnh nhưng bạn có thể ngửi mùi matcha thoang thoảng từ lúc được nhân viên đưa ra.
Video đang HOT
Matcha cấp độ 7 có thể khiến cả những người “thân kinh bách chiến” phải e dè.
Tuy nhiên, nếu bạn không thích matcha lắm thì ở đây cũng có các loại kem khác như sữa, hojicha, dâu tây và đậu đỏ.
Tiệm kem có hai chi nhánh ở Tokyo và Kyoto:
Tokyo: 2 Chome-7-12 Shibuya Shibuya-ku, Tky-to, Nhật Bản.
Kyoto: 92-1 Jyoru Aburaya-cho, Yanagibaba Sanjyo, Nakagyo-ku, Kyoto, Nhật Bản.
Theo Trí thức trẻ
Có đến Nhật Bản thì đừng nhầm bánh xèo okonomiyaki với món này kẻo "tẽn tò"
Bánh xèo okonomiyaki thì quá nổi tiếng, nhưng có một loại bánh rất giống khiến bạn dễ nhầm lẫn.
Tại sao người Nhật lại thích làm những món ăn phồng phồng mềm mềm thế nhỉ? Phát thèm với phiên bản Okonomiyaki Nhật Bản tại Hàn Quốc với phần nhân chất cao như núi Bánh xèo kiểu Nhật Bản không chỉ ngon miệng mà còn có nhiều điều hay ho khác nữa
Okonomiyaki là món bánh quá nổi tiếng, được biết đến với nhiều cái tên như pizza Nhật Bản, bánh xèo Nhật Bản... Okonomiyaki được làm chín trên một mặt bàn nướng phẳng và rộng, được gọi là bàn nướng teppan. Thông thường, nguyên liệu của okonomiyaki gồm có bắp cải, thịt, hải sản, bắp... tất cả được trộn lại cùng bột rồi đen nướng trên teppan, ăn kèm với cá bào và nước sốt. Đây là một món ăn nhẹ vô cùng phổ biến trong và ngoài nước Nhật Bản. Đã quen thuộc với văn hoá Nhật Bản thì hẳn ai cũng từng một lần thấy qua hoặc nếm qua món bánh này.
Okonomiyaki nổi tiếng.
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có một món bánh tương tự, từ nguyên liệu, thành phần cho đến cách làm rất dễ khiến người ta nhầm lẫn. Đó chính là Monjayaki.
Nhiều bạn biết đến Monjayaki như một... phiên bản "xấu xí" của Okonomiyaki, bởi vì điểm khác biệt duy nhất giữa hai món - cũng là điểm tạo nên sự "xấu xí" của Monjayaki - chính là bột pha bánh có nhiều nước hơn. Vậy nên ta thường thấy Monjayaki "nhão nhoẹt" nằm vung vãi trên teppan. Nhiều người cho rằng cảnh tượng đấy rất thiếu hấp dẫn, thậm chí còn so sánh Monjayaki như... bãi nôn.
Okonomiyaki (trái) và Monjayaki (phải).
Tuy nhiên nhận định đó chừng như không đúng lắm, Monjayaki cũng không nhất thiết phải xấu xí nếu biết cách nấu. Nếu không thích vung vãi bừa bãi, bạn có thể cho phần nhân bao gồm bắp cải và các loại thịt lên chảo trước, sau đó tạo thành một vòng tròn, rồi mới đổ bột vào chính giữa. Bạn có thể chờ cho bột chín một chút trước khi hoà phần nhân vào bên trong, tránh cảnh tượng "ma chê quỷ hờn".
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" - Monjayaki vẫn có thể "xinh" nếu biết cách nấu.
Tuy nhiên phần lớn mọi người vẫn thích làm Monjayaki theo kiểu "xấu xí", vì quả thật là khi Monjayaki không còn "xấu" nữa thì rất khó để phân biệt nó với Okonomiyaki. Monjayaki khi được nấu một cách chỉnh chu đẹp mắt thì lại trông không khác Okonomiyaki là mấy. Đây là điểm mấu chốt có thể khiến bạn "tẽn tò" trước mặt bạn bè Nhật Bản đây. Okonomiyaki và Monjayaki được cho là có hương vị "giống hệt" nhau, với công thức bột cũng như topping tương tự nên khá khó để phân biệt.
Nguyên liệu để làm Monjayaki (phải) và Okonomiyaki (trái) có nhiều loại và không thể phân biệt được.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể dựa vào một số điểm sau.
Độ mềm
Điểm khác duy nhất có lẽ là phần bột của Monjayaki lỏng như nước vậy. Khi ăn, Monjayaki cũng mềm và ẩm hơn Okonomiyaki. Nhiều người miêu tả Monjayaki có kết cấu như món trứng bác vậy.
Okonomiyaki (trái) và Monjayaki (phải).
Độ... xấu
Như đã nói ở trên, vì bột quá lỏng nên Monjayaki thường "xấu" hơn rất nhiều người anh em họ xa của mình. Phần bọt lỏng lẽo có thể khiến Monjayaki trông rời rạc và kém bắt mắt.
Vùng miền
Một điểm khác giúp bạn phân biệt đó là vùng miền. Khác với Okonomiyaki thường có ở nhiều nơi, Monjayaki dường như chỉ nổi tiếng nhất ở Tokyo - nơi "chôn rau cắt rốn" của nó. Trong thực tế, Monjayaki ở Tokyo nổi tiếng có phần áp đảo Okonomiyaki, ở đây có hẳn một con đường chỉ toàn quán Monjayaki. Tên đường là Níhinakadori, tuy nhiên nhiều người thích gọi nó là đường Monjayaki hơn. Vì thế mà ở nơi khác, bạn không có nguy cơ nhầm lẫn nhiều như ở Tokyo.
Đường Monjayaki ở Tokyo.
Theo Trí thức trẻ
Những tác phẩm ấn tượng của nghệ nhân sashimi đẹp không nỡ ăn Sashimi là món khai vị trong bữa ăn trang trọng ở Nhật. Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế. Sashimi là gì là tên gọi chung cho những món ăn mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống. Sashimi dịch ra tiếng Việt là "xẻo thân", nghĩa là cắt thịt sống...