Tiêm insulin 4 lần/ngày, sau sinh phải ăn uống kham khổ, mẹ 9x đã tìm ra “chân ái” giúp khỏe mạnh và giảm 12cm vòng eo
Nhờ áp dụng bí quyết này, tình trạng tiểu đường thai kỳ sau sinh của mẹ Hải Phòng được cải thiện nhanh chóng, đặc biệt vóc dáng cũng thon gọn mỗi ngày.
Từ ám ảnh tiêm insulin, ăn kham khổ, thiếu sữa đến “chân ái”
Tiểu đường thai kỳ là ám ảnh của tất cả mẹ bầu bởi đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Là một bà mẹ từng “chiến đấu” với bệnh lý này khi mang thai và sau sinh, chị Bảo Quyên (Hải Phòng) có nhiều kinh nghiệm và chia sẻ hữu ích trong việc điều trị chúng.
Chị Quyên cho hay, ở tuần thứ 34 của thai kỳ khi mang bầu bé thứ hai, chị phát hiện mắc tiểu đường thai kỳ. Trường hợp của chị khá nguy hiểm cho mẹ và con nên bác sĩ yêu cầu nhập viện ngay.
Mang thai con thứ hai ở tuần thứ 34, chị Quyên biết mình mắc tiểu đường thai kỳ
” Nhưng vì điều kiện hoàn cảnh lúc đó không cho phép nên mình đã xin được điều trị tại nhà theo đơn thuốc, bảng thực đơn hàng ngày và bảng theo dõi đường máu mao mạch của bác sĩ. Hành trình khó khăn bắt đầu khi mỗi ngày mình phải test nhanh trước ăn và sau ăn, 3 ngày lại gửi kết quả cho bác sĩ 1 lần để theo dõi và thay lượng thuốc. Đặc biệt, mỗi ngày mình đều phải tiêm insulin tới 4 lần.
Lúc này mình loay hoay với việc ăn kiêng, thèm ăn đồ ngọt kinh khủng, đói nhưng vẫn phải kiểm soát và không dám ăn vì nghĩ đến sức khỏe của con. Lúc nào mình cũng chỉ mong nhanh đến ngày sinh để không phải khổ sở thế này. Nhưng thật may mắn vì em bé trong bụng vẫn khoẻ mạnh và không bị ảnh hưởng gì cả. Quá trình sinh nở của mình cũng khá suôn sẻ, em bé chào đời nặng 3,4kg và mẹ hồi phục rất nhanh“, mẹ Hải Phòng nhớ lại.
Sau quá trình điều trị, chị Quyên vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông.
Sau sinh, “ác mộng” tiểu đường vẫn đeo bám chị Quyên do chế độ ăn tẩm bổ trong thời gian ở cữ. Khi ăn ít, chị gặp phải tình trạng mất sữa, ngược lại ăn nhiều thì lượng đường huyết tăng. Chị điều chỉnh lại bữa ăn 1 chút, ăn theo thực đơn của bác sĩ nhưng chỉ số đường vẫn ở mức 6,4 đến 9,2.
Sau sinh, chị tiếp tục phải điều trị bệnh tiểu đường nhưng chỉ tìm được “chân ái” cho đến khi theo đuổi chế độ ăn Eatclean.
Chị Quyên tâm sự: ” Phần vì lo lắng về chỉ số đường huyết, mặt khác tự ti vì tăng cân nhiều sau sinh nên cơ thể sồ sề, mình quyết tâm tìm cách để cải thiện vóc dáng và sức khỏe. Vì mới sinh chưa tập luyện được nên mình thay đổi khẩu phần ăn. May mắn khi đó mình có huấn luyện viên kèm cặp chế độ ăn uống lành mạnh mang tên Eatclean.
Video đang HOT
1 tháng sau, chỉ số đường huyết của mình trở về ổn định, ở mức 5,0. Mình rất bất ngờ, vì chủ đích của mình là để giảm cân thôi không kỳ vọng sẽ cải thiện được tình trạng tiểu đường. Lúc này, mình cũng đã giảm được cân nhưng sữa vẫn đảm bảo cho bé uống, mát và đặc hơn, đặc biệt không phải nhịn ăn hay loay hoay không biết phải ăn gì. Vì được khuyến cáo có nguy cơ cao tái mắc tiểu đường khi ngoài 50 tuổi nên mình lựa chọn ăn Eatclean lâu dài“.
Khỏi tiểu đường thai kỳ sau sinh lại giảm được 12cm vòng eo
Ngoài thành quả chỉ số đường huyết ổn định, 1 tháng sau khi theo đuổi chế độ ăn Eatclean, chị Quyên mừng rỡ khi giảm được 4kg, giảm 8cm eo, 10cm vòng rốn, 7cm bụng dưới.
Đến thời điểm hiện tại, sau 4 tháng ăn uống lành mạnh, từ bà mẹ 2 con “bụng một rổ mỡ”, chị Quyên đã tự tin diện những chiếc áo ôm sát cơ thể.
Chế độ ăn lành mạnh của chị Quyên vừa giúp chị về dáng, dứt tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn sau sinh.
Hiện tại, mẹ 2 con đã giảm được 12 cm vòng eo.
Bật mí về thực đơn Eatclean vừa đảm bảo đủ sữa cho con vừa có thể giảm cân, chị Quyên hào hứng: ” Mình không ăn kiêng hay cắt tinh bột, chỉ tập trung vào lựa chọn nhóm thực phẩm tốt và cân đối cấu trúc bữa ăn. Mình ưu tiên ăn đạm trắng như thịt gà, cá, hải sản, trứng, hạn chế đạm đỏ; chế biến đơn giản như hấp/ luộc hạn chế các món chiên, xào, rán. Các loại rau lá xanh, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như táo, chuối, ổi… là lựa chọn của mình.
Từ khi ăn theo chế độ Eatclean, bữa ăn chế biến cũng nhanh gọn và tiết kiệm hơn, không hề phức tạp cầu kỳ nên rất phù hợp với mẹ bỉm sữa như mình“.
Lấy 8X Việt, chàng trai Trung Đông cao lớn "tái mặt muốn ngất" khi nhìn vợ nằm trên bàn đẻ
Lai 2 dòng máu Việt - Trung Đông nên em bé nhà chị Phương Ngô vừa chào đời đã nhận không ngớt lời khen của bác sĩ.
Một ngày của chị Phương Ngô (SN 1988, Cà Mau) hiện nay chỉ xoay quanh bên gia đình từ nấu ăn, chăm con đến chợ búa,... rồi làm youtube chia sẻ cuộc sống ở Mỹ. Ông xã chị - anh Esmir Alemic (SN 1987, người Trung Đông, sinh sống ở Mỹ từ nhỏ) là kỹ sư mạng bận rộn với công việc nên việc chăm con chủ yếu chị đảm nhận. Mặc dù từ ngày theo chồng sang Mỹ sinh sống không đi làm, cuộc sống có chút gò bó nhưng chị hạnh phúc với tổ ấm hiện tại mình đang có.
Tổ ấm nhỏ của chị Phương và ông xã Trung Đông.
Mang bầu lo lắng tiểu đường thai kỳ
Chị Phương Ngô sinh ra và lớn lên ở Cà Mau. Lớn lên chị đi học đi làm ở Sài Gòn 10 năm rồi về quê phụ gia đình trông coi quán ăn. Năm 2017, chị có cơ duyên gặp ông xã Trung Đông Esmir Alemic trong một lần người bạn ở Mỹ về chơi có đưa anh về chung. Lúc đó, chị cũng chỉ biết anh đơn giản như vậy bởi chị nói tiếng Anh dở nên không nói chuyện nhiều. Nào ngờ cuộc gặp gỡ đó lại bắt đầu chuyện tình yêu của anh chị và giúp chị rẽ sang một hướng mới, thay đổi cả cuộc đời.
Chị Phương kể, sau khi về lại Mỹ, anh Esmir kết bạn Facebook rồi nhắn tin nói chuyện với chị. Vài tháng sau sinh nhật chị, anh rủ chị đi Bali chơi và chị đã đồng ý. Vậy là anh chị bắt đầu tìm hiểu từ đó rồi quen nhau. Chị lên Sài Gòn học tiếng Anh. Trong thời gian đó chị cùng anh đi du lịch rất nhiều nơi như Thái, Hàn, Singapore, Philippines... Cuối năm 2019, chị qua Mỹ và cùng anh đi đăng ký kết hôn.
"Mình dự định qua đây chơi rồi về Việt Nam tổ chức đám cưới nhưng dịch đến giờ vẫn chưa về được. Sau khi đăng ký kết hôn, 2 vợ chồng mình đi tuần trăng mật ở Hawaii và lên dự định có em bé luôn. Đến tháng 4/2020, mình nhận tin vui có bầu. Anh Esmir hạnh phúc vỡ òa nhưng cũng bối rối vì lần đầu tiên được làm bố", chị Phương cười.
Mang bầu lần đầu lại ở nơi xa xứ nên chị Phương gặp rất nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Không chỉ đối diện với cơn nghén như nhiều bà bầu khác, chị còn phải đối diện với những nguy cơ khi bị tiểu đường thai kỳ từ tháng thứ 7. Chính vì vậy cả thai kỳ chị phải chăm sóc kỹ lưỡng, ăn theo chế độ khoa học cũng như phải thử đường mỗi ngày.
Nói đến đây, chị Phương cho biết, mặc dù mang bầu lần đầu có nhiều bỡ ngỡ nhưng bác sĩ ở Mỹ hướng dẫn, chăm sóc rất chu đáo trong thai kỳ. Chị được bác sĩ hướng dẫn cách ăn, giảm bớt tinh bột, các loại như cơm bún,... không ăn ngọt nhiều và đồ ăn nêm nếm nhạt lại. Cùng với đó, chị mua máy thử đường tại nhà mỗi ngày thử 3 lần. Chị cứ cố gắng duy trì như vậy cho lượng đường không lên cao.
"Mang bầu khoảng thời gian này mình lo nhất vì nếu lượng đường lên cao quá sẽ ảnh hưởng lúc sinh em bé. Nếu không tự kiểm soát được thì phải uống thuốc, mà bé sinh ra cũng có thể bị tiểu đường, với sinh sẽ khó khăn hơn", chị Phương tâm sự.
Thai kỳ chị tăng 12kg.
May mắn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ nên em bé ổn. Mặc dù cân nặng ban đầu tăng nhanh nhưng khi bị tiểu đường thai kỳ nhờ kiểm soát tốt nên cân nặng của chị tăng khá ít. Cả thai kỳ chị chỉ tăng 12kg.
Vợ đi sinh, chồng chóng mặt muốn ngất xỉu
Được biết, chị Phương sinh bé ở tuần thứ 37 thai kỳ. Bé chào đời nặng 3,2kg bằng phương pháp sinh thường. Chị Phương kể, đến tuần thứ 37 chị bị ra máu nhưng vào bệnh viện bác sĩ kiểm tra thấy không sao nên cho chị về. Đến đêm chị bắt đầu đau chuyển dạ nhưng mãi đến trưa hôm sau chị mới đến phòng khám bác sĩ theo dõi thai định kỳ để khám. Lúc này bác sĩ kêu chị chuyển dạ rồi vào bệnh viện. Thế nhưng chị vẫn bình tĩnh chưa vào liền mà còn về nhà tắm rửa, soạn đồ, ăn uống đến tối mới vào. 7h tối chị được tiêm gây tê màng cứng và đến 11h đêm chị bắt đầu sinh. Sau hơn nửa tiếng, em bé chào đời, nặng 3,2kg. Vì sinh thường nên chị ở bệnh viện thêm một tối nữa là về nhà.
"Lúc sinh người ta cho chồng ở bên vợ khi sinh. Chồng mình thấy nhiều máu sợ quá tái mặt. Bác sĩ hỏi có sao không, anh nói chóng mặt muốn xỉu. Bé nhà mình chào đời bác sĩ khen lắm, ai cũng nói giống ba vì ba bé là người Trung Đông gốc Bosnia, di cư sang Mỹ từ nhỏ", chị Phương cho hay.
Chị Phương đi sinh, 2 vợ chồng chị xoay sở với nhau.
Chị Phương sinh ở bệnh viện ngay trung tâm tuy hơi nhỏ nhưng rất sạch sẽ, nhanh gọn. Mặc dù chi phí sinh ở Mỹ đắt nhưng có bảo hiểm nên chị chỉ phải chi trả hơn 2000 USD (khoảng 46 triệu). Chị theo bác sĩ riêng khám hàng tháng nên bác sĩ đỡ đẻ cho chị là người Việt Nam và vô cùng chu đáo.
Chị Phương chia sẻ, đối với chị đi sinh không đáng sợ mà sau sinh bị tác dụng phụ của thuốc tê mới đáng sợ. Chị bị nhức đầu kinh khủng cứ ngồi là đau đầu, chỉ nằm xuống mới đỡ. Thậm chí chị bị đau đến mức bác sĩ cho uống thuốc cũng không hết, dù đợi 2-3 ngày triệu chứng đau nhức đầu của chị vẫn nặng hơn.
"Mình phải vào bệnh viện để họ chích lại chỗ đó 1 lần nữa, giống như lắp máu tự thân, chỗ đó có mấy lỗ rỗng nên phải lắp lại. Sau đó thì đỡ hẳn", chị Phương cho biết.
Bé nhà chị chào đời nặng 3,2kg.
Sau sinh vài ngày, con chị cũng phải đi viện nằm chiếu đèn rồi truyền nước một đêm vì bị vàng da. Đối với chị thời điểm sau sinh vô cùng khó khăn và gian nan bởi chỉ có 2 vợ chồng, ông xã là đàn ông không biết gì nhiều nên chị khá stress, không được nghỉ ngơi hay ở cữ.
Không chỉ vậy, do uống nhiều thuốc giảm đau nên chị không có nhiều sữa cho con bú. Bé phải vừa uống sữa mẹ vừa uống sữa công thức. Và đến 4 tháng tuổi, chị không còn sữa cho con uống, phải để bé uống sữa công thức.
"Thời gian đầu sinh vô cùng khó khăn vì mình không có kinh nghiệm, không được ngủ nhiều, không có người thân nên thấy nhớ nhà. Mình cũng giống như trầm cảm nhẹ qua mấy tháng đầu là hết và mình cũng quen. Em bé chủ yếu mình chăm, anh chỉ nấu ăn rồi làm việc nhà giúp mình. Dù không giúp được vợ nhiều nhưng anh luôn bên cạnh động viên mình", chị Phương bộc bạch.
Chị Phương hiện đang làm Youtube chia sẻ cuộc sống của mình ở Mỹ.
Từ khi theo chồng sang Mỹ đến giờ chị Phương chỉ ở nhà, kinh tế phụ thuộc quá nhiều nên chị không thấy thoải mái. Vì con còn nhỏ, không muốn gửi bé sớm, chị muốn ở cạnh con để con có những kỷ niệm đẹp, không thiếu thốn tình cảm nên chị chấp nhận hy sinh tất cả. Đối với chị tiền bạc cũng quan trọng nhưng con cái vẫn quan trọng hơn. Kể từ khi có con vợ chồng chị cũng thay đổi khá nhiều, ít cãi nhau hơn, kiên nhẫn hơn. Mỗi ngày hiện tại của vợ chồng chị đều là một ngày vui vì có thành viên nhí đáng yêu này.
Đi siêu âm, người mẹ sốc khi biết trường hợp mang thai của mình 200 triệu ca mới có một Tưởng rằng mình chỉ mang thai một đứa con, người mẹ này đã vô cùng sốc khi biết ca sinh của mình có tỷ lệ chỉ 1/200 triệu ca trên thế giới. Năm tháng trước, cô Gina và chồng là anh Craig Dewdney, sống tại hạt Cheshire, nước Anh, đã vô cùng hạnh phúc khi chào đón 3 đứa con cùng lúc. Ba...