Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo
Những ngày qua, hàng chục phụ huynh, học sinh trường THPT Vị Thủy – Phân hiệu Vĩnh Thuận Tây (tỉnh Hậu Giang) rất bức xúc vì con em họ bị giáo viên tịch thu, cắt dép, trong số đó, nhiều học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn.
Em Ngô Thị Quỳnh Như, lớp 10A9 kể: “Nhà em nghèo, cha mẹ phải đi làm thuê. Đôi dép của em có giá 135.000 đồng, bằng gần 2 ngày làm thuê của mẹ. Vậy mà em mới đi học 2 ngày đã bị thầy giáo cắt bỏ. Hôm bị thầy cắt dép, em phải đi chân trần trên đường hơn 2 km để về nhà”.
Anh Ngô Văn Tòng và chị Trương Bạch Tạo (cha mẹ cháu Như) cho rằng hành vi của thầy giáo là không thể chấp nhận được. Theo chị Tạo, sau khi em Như bị cắt dép, chị phải đi mua nợ giày ba ta để con đi học theo nội quy nhà trường.
Hoàn cảnh cháu Lê Phú Cường (học cùng lớp với em Như) còn bi đát hơn vì là hộ đặc biệt khó khăn, nhà ở tạm trên phần đất mượn của người quen nên khả năng mua dép mới thay thế càng xa vời…
Theo hai em Như và Cường, lớp 10A9 có số 40 học sinh nhưng có hơn 50% số bạn bị thầy tịch thu, cắt dép. Các em cho biết đầu tuần, thầy chủ nhiệm thông báo nội quy, thời gian bắt buộc mang giầy ba ta trắng đi học là ngày 26/8. Tuy nhiên mới đến ngày 21/8, thầy Võ Văn Thường, giáo viên – Ủy viên Ban chấp hành đoàn trường, xuống từng lớp kiểm tra và tịch thu, cắt dép vì cho rằng học sinh vi phạm nội quy nhà trường.
Trao đổi với phóng viên, thầy Thường và Ban giám hiệu trường chỉ thừa nhận một vài trường hợp bị tịch thu, cắt dép.
Video đang HOT
Sự việc xảy ra đã hơn 1 tuần nhưng học sinh, phụ huynh chưa nhận được phản hồi nào từ thầy Thường cũng như lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên, Ban giám hiệu lại khẳng định đã trực tiếp xin lỗi phụ huynh và mua dép mới bồi thường cho học sinh.
Trao đổi qua điện thoại, thầy Lương Phong Nhã, Hiệu trưởng trường THPT Vị Thủy, thừa nhận có xảy ra việc tịch thu, cắt dép của một vài học sinh. Còn thầy Võ Văn Thường biện minh rằng vì nhắc nhở nhưng các em không chấp hành nên buộc phải tịch thu giữ lại đến cuối năm sẽ trả lại.
Năm học 2012-2013, trường THPT Vị Thủy ban hành nội quy bắt buộc học sinh đi học phải mặc đồng phục (quần tây, áo sơ mi, giày ba ta trắng).
Theo Nguoilaodong
Hơn cả cô tiên
Có những học sinh mà ngay cả bố mẹ các em cũng cảm thấy bất lực và muốn... buông xuôi thì cô Hằng lại tha thiết đưa các em về nhà mình nuôi ăn học, để có nhiều thời gian gần gũi và tìm cách "cảm hóa".
Người "mẹ" của học sinh lầm lạc
"Mẹ Hằng" là cái tên thân thương mà nhiều học trò của Trường THPT Hoài Đức A, huyện Hoài Đức, Hà Nội, gọi cô Nguyễn Thị Hằng, giáo viên dạy môn tiếng Anh.
Cô Hằng với các học trò thân thương - Ảnh: Tuệ Nguyễn
Ở tuổi 36, đứa con thứ hai của cô cũng mới chỉ 6 tháng tuổi nhưng cô lại có hàng chục "đứa con" đã trưởng thành hoặc đang học cấp 3, học ĐH.
Chị Đoàn Thị Kim Nga, mẹ của Phạm Trung Hiếu, du học sinh năm thứ nhất, ngành chính trị ở Lào, khi trò chuyện với chúng tôi cứ xúc động nói đi nói lại: "Nhờ cô Hằng mà Hiếu giờ đã khác hẳn rồi". Trước khi gặp cô Hằng, Hiếu là diện học sinh cá biệt.
Hồi lớp 9, Hiếu bắt đầu mê trò chơi điện tử, trốn học đi chơi, nói dối và thậm chí cãi láo bố mẹ khi bố mẹ nhắc nhở... Lên lớp 10 được cô Hằng chủ nhiệm, Hiếu giống như bệnh nặng mà tìm được đúng thầy, đúng thuốc.
Đến từng nhà của học trò do mình chủ nhiệm để tìm hiểu gia cảnh của các em, cô Hằng không chỉ xót xa khi thấy trẻ lạc lối mà còn thương vô cùng bố mẹ chúng, cô Hằng đã quyết định bàn bạc với chồng và xin phép bố mẹ chồng cho đón học trò cá biệt đó về nuôi để có thêm thời gian gần gũi, dạy bảo các em. Có thời điểm nhà cô nuôi tới hàng chục học trò, hầu hết đều vì gia đình của những em này đã "hết cách" và muốn gửi gắm nhờ "mẹ Hằng" dạy bảo.
Nguyễn Trung Quý, giờ đã là sinh viên năm thứ nhất Học viện Khoa học kỹ thuật quân sự, kể với chúng tôi: "Có một thời gian cứ ngày nào cháu cũng bỏ học để ra "quán net", mê muội đến nỗi có khi vài ngày không ăn uống, tắm rửa gì cả". Về ở với cô Hằng một thời gian, Quý cũng hơn một lần trốn khỏi nhà cô. Có lần Quý hẹn bạn đi "đấu game" ở cách nhà hàng chục km, mặc đêm mùa đông mưa rét thấu xương, cô Hằng vẫn rủ một bạn cùng lớp Quý chở cô đi tìm, chầu chực Quý cả đêm để thuyết phục em về lại nhà cô...
Nuôi trò ở nhà, những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cô chỉ nhận một khoản đóng góp rất nhỏ từ phía gia đình học sinh. Chị Nga, mẹ Hiếu nói: "Số tiền các phụ huynh góp chắc chắn không đủ cô chi trả vì đứa nào ở nhà cô cũng lên cân vì được ăn ngon. Ngoài các bữa ăn chính, sữa, bánh kẹo, hoa quả lúc nào cô cũng mua thêm rất nhiều để những "đứa con" của mình có đủ chất và không cảm giác tủi thân khi ở nhà cô".
Người bạn của trò nghèo
Không chỉ lăn lộn với học sinh cá biệt, cô còn đặc biệt quan tâm tới học trò nghèo, hiếu học. Vào buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I năm học 2009-2010 cô đã trao đổi với phụ huynh trong lớp về việc dọn nhà trước tết giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Vào buổi tham gia lao động tình nghĩa đó cô đã chứng kiến tận mắt sự khó khăn thiếu thốn của gia đình em Phùng Quang Hiếu. Trước khi các em học sinh nghỉ tết cô đã viết một lá thư ngỏ gửi tới các gia đình phụ huynh học sinh trong lớp và giáo viên trong trường để kêu gọi mọi người giúp đỡ gia đình Hiếu. Số tiền gần 10 triệu đồng quyên góp được đã giúp hai mẹ con em Hiếu có được một chiếc giếng khoan và một phòng tắm, nhà vệ sinh nho nhỏ. Rồi đến khi mẹ Hiếu ốm phải phẫu thuật nằm viện, cô Hằng lại đứng ra kêu gọi và giúp đỡ mẹ Hiếu tiền trang trải viện phí.
Từ năm 2008 đến nay, cô Hằng đã bỏ tiền túi của mình để đóng học phí cả năm cho 12 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Không ít học trò khác được cô hỗ trợ tiền đồng phục, tiền bảo hiểm y tế, viện phí khi ốm đau...
Mỗi buổi sáng vào lúc 4 giờ, khi mà đa số mọi người vẫn đang ngon giấc cô đã dậy và gọi điện cho từng em cùng dậy học bài. Nhờ những nỗ lực ấy mà từ chỗ điểm kiểm tra đầu vào rất thấp, học sinh của lớp cô đã có tiến bộ qua từng tháng, từng học kỳ. Với môn học của mình, cô tình nguyện dạy thêm để bồi dưỡng cho cả lớp mà không nhận bất kỳ đồng học phí nào. Rồi cô tự tổ chức CLB tiếng Anh cho học sinh toàn trường để giúp học trò nông thôn bớt đi sự nhút nhát trong môn học này.
Nhiều phụ huynh vẫn nói với nhau quá may mắn khi con họ được một cô "lái đò", giống như một cô tiên giữa đời thực, chở con họ vượt qua những khúc sông "dậy sóng" nhất trong cuộc đời.
Theo thanh niên
Cô giáo 15 năm "giải cứu" học sinh nghèo Sau những giờ lên lớp, cô Nguyễn Mỹ Phương lặn lội đến với những học trò nghèo sắp phải bỏ học ở tận đồng sâu. Cô đến lắng nghe, động viên các em rồi về nhà vận động người thân hoặc liên hệ với báo đài "tiếp sức" cho các em tiếp tục bám con chữ. Bàn bè, đồng nghiệp và bà con...