Tích hợp môn học, làm bộ SGK chuẩn

Theo dõi VGT trên

Chương trình giáo dục trong nước sau năm 2015 sẽ hướng đến việc học sinh làm được gì sau khi học chứ không phải là học được cái gì.

Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ triển khai trên cơ sở dạy học tích hợp, kết hợp chủ đề, tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học – công nghệ. Thông tin trên được đề cập tại hội thảo Hệ thống môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 26-10.

Cần một chương trình chuẩn

Nhiều đại biểu thống nhất cao rằng cần phải có một chương trình sách giáo khoa (SGK) chuẩn mới có một nền trí thức vững bền.

PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Chuyên trách về đổi mới chương trình SGK sau năm 2015, nhấn mạnh nội dung của các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông cần được xây dựng một cách tổng thể, xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, đảm bảo tính thống nhất, hệ thống và liên thông giữa các cấp học, môn học và giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp và hoạt động giáo dục sau phổ thông.

Tích hợp môn học, làm bộ SGK chuẩn - Hình 1

Khi mà học trò lựa chọn, thầy giáo lựa chọn để học thì chứng tỏ chương trình đó đạt hiệu quả và chất lượng.

Theo nhóm nghiên cứu Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD&ĐT), khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, để có thể xác định được kế hoạch giáo dục, trước hết phải hình dung có bao nhiêu lĩnh vực học tập, bao nhiêu môn học và hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đó xác định phạm vi, cấu trúc, mức độ của nội dung từng môn học, từng hoạt động giáo dục.

Theo GS Nguyễn Xuân Hãn, chương trình SGK là nền móng của ngành giáo dục. “Chương trình giáo dục là cốt lõi của nền học vấn, chúng ta đã ba lần đổi mới về giáo dục nhưng từ năm 1980 đến nay chúng ta chưa hề có chương trình SGK chuẩn từ phổ thông đến đại học” – GS Hãn nói.

GS-TS Đinh Quang Báo, Thường trực Ban Soạn thảo Đề án đổi mới chương trình SGK, đề nghị Bộ GD&ĐT phải xây dựng một bộ SGK chuẩn, bên cạnh đó động viên, khuyến khích những nhà xuất bản cùng các tác giả khác dựa vào chương trình cùng pháp lệnh biên soạn SGK. “Thực tiễn sẽ là đơn vị thẩm định tốt nhất đối với bộ SGK đó” – GS Báo nói.

Không phải cứ na ná nhau là tích hợp!

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng chương trình giáo dục của Việt Nam hiện cắt khúc, thiếu sự đồng nhất, không có một chuẩn mực chung nào. Do vậy, cần phải gộp chung lại theo hướng giảm bớt số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn, học sinh tự chọn môn học, khắc phục được tính dạy dàn trải, phát huy được năng lực riêng của học sinh. Hướng đến việc học sinh làm được gì sau khi học chứ không phải là học được cái gì.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tích hợp cần phải tính toán thật kỹ lưỡng, gộp môn nào, lĩnh vực nào. Căn cứ vào đâu để tích hợp những môn này vào một nhóm, môn kia vào một nhóm. Các nước tích hợp như thế nào, khi đưa vào Việt Nam phải cải tiến ra sao.

Hệ thống môn học theo đề án đổi mới

Video đang HOT

Tiểu học: Gồm các môn bắt buộc: toán, tiếng Việt, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, đạo đức (các lớp 1, 2, 3). Lớp 4 và lớp 5 hình thành hai môn tìm hiểu tự nhiên (gồm các chủ đề vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất) và môn tìm hiểu xã hội (gồm các chủ đề về lịch sử, địa lý, giáo dục sức khỏe, kinh tế gia đình). Ngoài ra, còn có bốn hoạt động giáo dục: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, tập thể và các môn học tự chọn.

THCS: Gồm bảy môn bắt buộc: toán, ngữ văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục công dân và công nghệ. Cấp THCS cũng có bốn hoạt động giáo dục: thể dục, nghệ thuật, hướng nghiệp và tập thể và các môn học tự chọn.

Cấp THPT: Sẽ thực hiện phân hóa ở lớp 10 với khối lớp 11 và 12. Theo đó, lớp 10 sẽ phải học 11 môn bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, giáo dục công dân, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tin học, công nghệ. Lớp 11 và lớp 12 sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc đó là: ngữ văn, toán và ngoại ngữ. Tự chọn bắt buộc ba trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục công dân và xã hội học. Các hoạt động giáo dục bắt buộc ở cả ba khối cấp đều gồm: thể chất, hướng nghiệp, quốc phòng an ninh và tập thể. Học sinh THPT được lựa chọn môn học chuyên sâu thuộc các môn trong chương trình học tùy theo năng lực, sở thích.

Theo TNO

Giảm còn 7 môn học ở THPT là bước đột phá giáo dục

Với xu hướng dạy tích hợp, ở bậc THPT, các môn sẽ được giảm xuống còn 7 đến 11. Ngoài ra, học sinh được lựa chọn một số môn học yêu thích.

Trong Hội thảo quốc tế về xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 - diễn ra từ ngày 10-12/12 vừa qua, các chuyên gia giáo dục đã đưa ra đề án dạy học tích hợp ở Việt Nam với những bước chuyển biến đột phá.

Xu hướng dạy học mới

Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết.

Đây cũng là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Một nghiên cứu về khảo sát chương trình khoảng 20 nước của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. Tiêu biểu như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Úc, Pháp, Anh, Hoa Kì, Canada, Philippines...

Giảm còn 7 môn học ở THPT là bước đột phá giáo dục - Hình 1

Việc tích hợp các môn học sẽ kéo theo giảm thiểu khối lượng kiến thức?

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ tiến hành việc tích hợp trong phạm vi hẹp. Ví dụ: tích hợp các phân môn Cơ học, Điện, Nhiệt học và Quang học trong môn Vật lý; tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn trong môn Ngữ Văn...

Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ hướng việc tích hợp sang phạm vi rộng. Đó là:Tích hợp các kiến thức liên quan tới hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Cách tích hợp này được thể hiện qua sách giáo khoa như sau: phần đầu của sách giáo khoa trình bày nội dung của từng môn, phân môn; phần cuối có các chủ đềtích hợp mang tính liên môn hoặc các chủ đề này được thực hiện xen kẽ trong quá trình thực hiện chương trình.

Nhận định về xu hướng này, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: "Tích hợp là nguyên lý không bàn cãi bởi tri thức của chúng ta tất cả đều là tích hợp, không có ai chỉ tư duy bằng môn này hoặc môn kia, bởi khi giải quyết một vấn đề thực tiễn phải sử dụng tri thức của nhiều môn họckhác nhau. Con người cần cái đó thì giáo dục phải giáo dục cái đó là đương nhiên".

Phương pháp giúp phát triển năng lực toàn diện

Dạy học tích hợp có mục đích xây dựng và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh sẽ là xu hướng cải cách giáo dục của nước ta sau 2015.

Tiểu học: tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản...vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Đồng thời, chương trình sẽ xây dựng hai môn học mới ở lớp 4 và lớp 5: Môn Khoa học và Công nghệ (trên cơ sở môn Khoa học và Công nghệ (Kĩ thuật) ở các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành); Tìm hiểu xã hội (trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội).

Trung học cơ sở: Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân... và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,...vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Bên cạnh đó, chương trình sẽ xây dựng hai môn học mới: Môn Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và một số vấn đề xã hội).

Trung học phổ thông: tăng cường tích hợp ở nội bộ môn học và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản... vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Trong đó, các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1 được coi là các môn bắt buộc vì đây là các môn công cụ cần thiết cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của người lao động Việt Nam. Môn Giáo dục công dân cũng được xác định là bắt buộc để trang bị những yếu tố nền tảng về đạo đức, phẩm chất không thể thiếu đối với người công dân Việt Nam tương lai.

Đồng thời, học sinh sẽ phải chọn 3 môn trong danh mục các môn sau: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Môi trường, Công nghệ, Kinh doanh, Nghề (liên quan đến các nghề ở địa phương)... và chọn thêm các chủ đề gắn với định hướng nghề nghiệp, ứng với các môn tự chọn hoặc bắt buộc. Mỗi học sinh sẽ học 7 môn (4 môn bắt buộc và 3 môn tự chọn) và một số chủ đề.

Như vậy, xét tổng thể cả 3 cấp học, ta thấy số môn học bắt buộc giảm dần và các môn, hoạt động tự chọn tăng dần.

Nhiều vấn đề cần thay đổi để có thể tiến hành dạy học tích hợp

Để đổi mới theo hướng dạy học tích hợp thì phải tạo ra những công cụ, trong đó có công cụ sách giáo khoa là hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu để riêng mỗi môn học ra một quyển sách giáo khoa, thì đòi hỏi giáo viên phải biết tìm một "dung môi" để hòa tan kiến thức ấy với nhau.

Nhưng đối với giáo viên để dễ dàng thích ứng với đổi mới này, nên có một quyển sách giáo khoa được xây dựng theo hướng tích hợp.

Sách giáo khoa phải được đổi mới từ việc xác định thành phần cơ cấu nội dung, cách cấu trúc nội dung của sách giáo khoa, việc thể hiện tích hợp giữa các sách giáo khoa gồm những môn học khác nhau.

Sách giáo khoa của chương trình dạy học tích hợp ngoài việc phải thể hiện từng lĩnh vực chuyên ngành, còn cần kết nối các lĩnh vực với nhau theo hướng tích hợp.

Theo GS Đinh Quang Báo: "Làm điều này không dễ bởi tác giả sách giáo khoa phải hiểu bản chất của dạy học tích hợp. Sao cho người biên soạn sách giáo khoa phải là hai trong một vừa có chuyên môn của lĩnh vực khoa học ấy đồng thời vừa là nhà giáo dục, sư phạm".

Ông cũng nhận định sách giáo khoa hiện nay còn quá tải, bởi nội dung giảng dạy còn hơi nặng về việc cung cấp những điều không cần thiết nhưng lại thiếu những cái quan trọng, không cân đối giữa các kiến thức. Nhưng nếu xét theo yêu cầu cần thiết để phát triển năng lực của học sinh thì rằng sách giáo khoa ở nước ta so với các nước khác là không hề quá tải.

Theo đó, xu hướng cải cách sách giáo khoa sẽ là Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra một chuẩn cần đạt của học sinh, nhưng cách làm và chương trình nội dung có thể có nhiều cách khác nhau. Do vậy sẽ có độ mở về sự sáng tạo của sách giáo khoa.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn chủ trì tổ chức một đội viết sách giáo khoa, nhưng bên cạnh đó sẽ động viên khuyến khích những nhà xuất bản, các tác giả khác dựa vào chương trình chuẩn để biên soạn sách giáo khoa.

Việc thẩm định sách giáo khoa vẫn do Hội đồng của Bộ, nhưng trong tương lai chính giáo viên và học sinh sẽ làm nhiệm vụ này.

Đội ngũ giáo viên cũng là yếu tố cần thiết phải đổi mới để đáp ứng xu thế dạy họctích hợp. Xu hướng này tạo điều kiện cho giáo viên sẽ được lựa chọn dạy theo chương trình nào, dạy như thế nào, sách giáo khoa nào, đề cao quyền sáng tạo của giáo viên.

Đồng thời, việc kiểm tra giáo viên cũng được thay đổi bằng cách đánh giá thông qua việc học sinh có đạt cái chuẩn quy định hay không.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thảo luận đó là băn khoăn trong việc tích hợpmôn học nào với nhau, ví dụ: môn Địa lý nên đưa vào Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội; tích hợp các môn học ở cấp dưới liệu có đáp ứng được các nhu cầu của cấp học cao hơn; xác định chương trình chung giữa các môntích hợp như thế nào bởi trên thực tế không giáo viên nào muốn nội dung chương trình môn học của mình bị giảm nhẹ...

Những băn khoăn này đòi hỏi cần có sự trao đổi, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn của các chuyên gia giáo dục để có thể tìm ra mô hình phù hợp nhất đối với Việt Nam.

Phải khẳng định rằng, chủ thể tiếp nhận mọi thay đổi này là học sinh. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT dường như chưa thực sự tiến hành khảo sát, tìm hiểu học sinh thực sự muốn được trang bị những năng lực gì, học sinh cảm thấy thế nào về chương trình, về cách dạy và học hiện nay...

AN HOÀNG

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Chuyên gia không quân Nga khẳng định Su-57 vượt trội J-35A Trung Quốc

Thế giới

17:41:34 19/11/2024
Ông Bogdan cho rằng lối tư duy đi trước thời đại của các nhà thiết kế Nga mang lại ưu thế cho Su-57, đặc biệt là so với chiếc máy bay chiến đấu mới J-35A của Trung Quốc.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội

Sao châu á

16:48:51 19/11/2024
Ngày 19/11, tờ iFeng đưa tin Triệu Vy và Công ty truyền thông Văn hóa Long Vy Tây Tạng, Công ty Văn hóa Tường Nguyên bị buộc nộp phạt khoản tiền 8.488 NDT (gần 30 triệu đồng).

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.