Tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong dạy học Ngữ văn
Cô Phan Thị Hoàn – giáo viên Trường THCS Sài Sơn (Hà Nội) – chia sẻ những nguyên tắc và cách thức tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh (TLVM) trong dạy học Ngữ văn; đồng thời đề xuất hướng xây dựng hệ thống câu hỏi để tích hợp nội dung giáo dục này trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản truyện – Ngữ văn 8.
Cô giáo Phan Thị Hoàn và học sinh
3 nguyên tắc tích hợp giáo dục nếp sống TLVM trong dạy học Ngữ văn
Nguyên tắc đầu tiên thực hiện tích hợp giáo dục nếp sống TLVM trong dạy học Ngữ văn, theo cô Phan Thị Hoàn là phải đảm bảo giữ được đặc trưng bộ môn.
Theo đó, giáo viên thiết kế giáo án giờ học tác phẩm văn chương cần bám chặt vào những giá trị tư tưởng và nghệ thuật vốn có, ổn định của tác phẩm; đồng thời mở ra hướng thu nạp các nhu cầu, thị hiếu, cá tính và phát huy khả năng ngôn ngữ, giao tiếp của cá nhân HS.
Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho HS” đã được đưa vào giảng dạy đại trà trong các trường học của Hà Nội. Việc lồng ghép nội dung giáo dục này cũng được các giáo viên Thủ đô lưu ý trong các bài giảng.
Không thể biến giờ dạy Ngữ văn dù là giờ tích hợp theo chủ đề thành một giờ giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống, giáo dục ý thức công dân mà vẫn phải đảm bảo đó là một giờ học sinh được đọc tác phẩm văn chương từ đó tiếp cận, tìm hiểu, khám phá và lí giải vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Nguyên thứ 2, cô Phan Thị Hoàn cho rằng: Tích hợp đảm bảo sự hợp nhất, kết hợp nhuần nhuyễn. Qua giờ đọc hiểu văn bản học sinh cũng có thể tiếp nhận thêm bài học về cách ứng xử văn hóa từ các nhân vật hoặc ngược lại biết phê phán từ đó sửa những hành vi lệch chuẩn hoặc thái độ suy nghĩ chưa đúng đắn trong giao tiếp ứng xử.
Cuối cùng, tích hợp đảm bảo phát huy tính tích cực của người học. Với yêu cầu này, thiết kế giáo án giờ học tác phẩm văn chương ở THCS phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những “chân trời mở” cho sự tìm tòi sáng tạo của HS, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Thiết kế câu hỏi tích hợp
Video đang HOT
Trong quá trình dạy học, giáo viên thường sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức kĩ năng mới để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dạy và người học.
Theo lưu ý của cô Phan Thị Hoàn, khi đặt câu hỏi phải đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ; phù hợp với trình độ học sinh; kích thích suy nghĩ của học sinh; phù hợp với thời gian thực tế; sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi được cô Phan Thị Hoàn như sau: Xác định mục tiêu dạy học; phân tích logic nội dung dạy học; xác định tri thức đã có của học sinh liên quan đến câu hỏi; xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các khâu của quá trình dạy học; diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi; soạn đáp án cho câu hỏi; lựa chọn, sắp xếp câu hỏi thành hệ thống theo mục đích lý luận dạy học.
Liên quan đến câu hỏi nhằm tích hợp giáo dục nếp sống văn hóa, văn minh, thanh lịch cho học sinh, cô Phan Thị Hoàn cho rằng sẽ chủ yếu là câu hỏi phân tích, cảm nhận, liên hệ-liên tưởng, so sánh, khơi gợi, gợi mở.
Những câu hỏi tích hợp thường đặt sau câu hỏi phát hiện, nhận diện, phân tích, đánh giá. Hay nói cách khác để tích hợp giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh, học sinh cần phải có kiến thức nền về văn bản, đó là biết, hiểu một cách có cơ sở dựa trên sự phân tích về tác phẩm, nhân vật, tình huống, cách xử sự, hành động của nhân vật đang học.
Lưu ý, tránh những câu hỏi kiểu có – không, “phải không” có tính áp đặt và trả lời thụ động không cần suy nghĩ, tạo thói quen nói đế, nói leo. Những câu sử dụng kiến thức ngoài văn bản để liên hệ giáo dục chỉ thích hợp sau khi đã đọc hiểu tác phẩm rồi, mở rộng suy nghĩ. Nếu những câu hỏi đưa ra học sinh không thể trả lời ngay, giáo viên nên có phương án câu hỏi gợi ý.
Theo Giaoducthoidai.vn
PGS Bùi Hiền lí giải vì sao thay đổi "tiếq Việt" thành "tiếw Việt"
Theo PGS Bùi Hiền, phần 1 là bản chưa hoàn chỉnh nên ông tiếp tục nghiên cứu phần 2 về cải tiến chữ viết tiếng Việt.
Theo PGS Bùi Hiề, trong phần 2 cải tiến chữ viết tiếng Việt vừa "trình làng" có sự thay đổi chút ít so với phần 1.
Sau những ngày bị dư luận "ném đá" về đề xuất cải tiến Tiếng Việt, mới đây PGS.TS.Bùi Hiền lại gây "sốc" trong dư luận, ông tiếp tục công bố phần 2 cải tiến tiếng Việt sớm hơn so với dự định (dự định tháng 3/2018).
Trao đổi với PV, PGS Bùi Hiền cho biết, trong bản cải tiến chữ viết tiếng Việt vừa "trình làng" có sự thay đổi chút ít so với phần 1 đã công bố trước đó.
Theo đó, chữ "q" biểu thị chữ "th"(thờ); chữ "w" biểu thị chữ "ng" (ngờ). (Trước kia, chữ "q" biểu thị chữ "ng"). Như vậy, nếu theo bảng chuyển đổi thì tất cả các từ kết thúc bằng âm "ng" sẽ biến đổi thành "w". Ví dụ: Cải tiến "tiếq Việt" trở thành cải tiến "tiếw Việt".
Theo ông Hiền, do phần 1 về cải tiến chữ viết tiếng Việt chưa hoàn chỉnh, vẫn còn "vênh" nên ông tiếp tục chỉnh sửa cho chính xác và đẹp hơn trong phần 2 này.
"Ở phần 2 này, về phụ âm vẫn thế, tôi chỉ chuyển đổi hai chữ "q" và "w" cho đẹp mắt. Xét về mặt âm vị, ở phần 1 tôi đã hoàn thiện nên ở phần 2 tôi chỉ hoán đổi về chữ viết cho các chữ khỏi cộc lốc chứ không phải cải tiến", PGS Bùi Hiền cho hay.
Tác giả công trình cải tiến tiếng Việt : "Nhiều người chửi tôi là rửng mỡ à mà đề xuất đổi chữ quốc ngữ, đổi tiếng nói? Tôi xin khẳng định tôi không cải tiến chữ quốc ngữ. Tôi không cải tiến cách đọc. Tôi chỉ đổi giá trị âm vị, trừ một số chữ đổi hẳn về cách viết như: C (chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ). Những chữ này đổi về cách viết nhưng cách đọc văn bản vẫn như cũ".
Theo ông Hiền, ở phần 2, không thay đổi gì về phụ âm và nguyên âm, chỉ cải tiến cách biểu đạt (chữ in đậm trong bảng chuyển đổi) gắn với cách viết.
Bảng chuyển đổi hoàn chỉnh bảng chữ viết tiếng Việt của PGS.Bùi Hiền
Ngoài ra, trong phần 2 của công trình, ông Hiền lại giữ nguyên chữ "nh" như chữ viết tiếng Việt hiện hành. Ông Hiền không đổi "nh" thành "n'" như phần 1 vì "nh" và "n'" vẫn là hai âm tiết. Khi viết phải viết 2 lần, không có tính tiết kiệm.
Do đó, đọc đoạn văn bản theo bảng chuyển đổi vẫn như cũ chỉ có cách viết để đọc các chữ đó khác so với chữ quốc ngữ hiện hành.
Thử đọc đoạn văn bản, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Bản sử dụng chữ quốc ngữ hiện hành:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Bản chuyển đổi của PGS Bùi Hiền:
Căm năm cow kõi wười ta
Cữ tài cữ mệnh xéo là gét nhau
Cải kua một kuộc bể zâu
Nhữw diều côw qấy mà dau dớn lòw
PGS Bùi Hiền cho biết, mục đích của ông sau khi hoàn thiện công trình nghiên cứu tiếng Việt giúp sử dụng câu chữ đơn giản, gọn gàng, tiết kiệm, hợp lý, văn minh hơn.
"Việc cải tiến chữ viết tiếng Việt lần này cũng chính là để hướng tới tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ chữ cái La tinh đã trở thành chữ quốc ngữ của Việt Nam bây giờ. Ngoài ra, cải tiến này sẽ tạo điều kiện cho ngành thông tin điện tử, các máy tính, máy điện thoại thông minh tiếp tục cải tiến và tiết kiệm được đáng kể nguồn tài nguyên tin học", tác giả công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt .
Theo 24h
Khơi gợi và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của học sinh Tâm huyết với nghề và không ngừng sáng tạo, cô giáo Nguyễn Thị Diệu Hà luôn mang đến cho học sinh những bài giảng hấp dẫn. Qua mỗi bài giảng, cô đều khơi gợi và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các học sinh. Cô Hà là 1 trong 100 giáo viên được nhận giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm...