Tích hợp GD tài chính vào môn học: Không giống “thêm mâm thêm bát”

Theo dõi VGT trên

Làm thế nào để không tạo cú sốc, thay đổi đột ngột khi đưa giáo dục tài chính vào nội dung SGK của hàng loạt môn học? GS.TSKH Đỗ Đức Thái (Chủ biên Chương trình GD môn Toán 2018) đã chia sẻ với Báo GD&TĐ xung quanh câu hỏi này.

Tích hợp GD tài chính vào môn học: Không giống thêm mâm thêm bát - Hình 1

GS.TSKH Đỗ Đức Thái (thứ 3 từ trái sang) trong buổi bàn thảo về đưa nội dung GD tài chính vào SGK, tháng 7/2020. Ảnh: An Nhiên

Một việc khó

- Theo GS chia sẻ mới đây, việc đưa nội dung GD tài chính vào SGK cần gần gũi, thiết thực thì HS mới thích học. GS có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

- Tất cả nội dung đưa vào SGK đều phải tuân thủ nguyên tắc xây dựng SGK. Trong đó, có một nguyên tắc tôi cho là quan trọng: Chúng ta lấy HS làm trung tâm thì phải bắt đầu từ HS và theo tiến trình nhận thức của HS để trình bày, xây dựng các kiến thức, kỹ năng trong SGK, để rồi hình thành các mục tiêu mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mong muốn là phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

GD tài chính cũng phải theo nguyên tắc đó. Tuy nhiên, GD tài chính có cái khó hơn. Chẳng hạn, chỉ với riêng môn Toán thuần túy, GD tài chính có những đặc điểm riêng, gây khó khăn hơn cho công việc biên soạn SGK. Bởi, nội dung này mới đối với cả thầy và trò, cha mẹ HS. Khó khăn nữa là GD tài chính không phải là một môn học riêng mà được tích hợp vào các môn học, cụ thể là Toán, Tiếng Việt và Ngữ văn, Khoa học Xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Giáo dục Công dân và hoạt động trải nghiệm.

Khi tích hợp vào các môn nảy sinh 2 vấn đề mới: Thứ nhất, đối với từng môn thì tích hợp vào đâu? Phải dựa trên mạch hình thành nội dung của môn đó để lựa chọn thời điểm, chỗ thích hợp để tích hợp. Thứ hai, bản thân GD tài chính là nội dung liên môn nên khi tích hợp vào SGK một môn nào đó, môn đó cũng phải liên môn, phải nhìn ngang sang xem các môn khác SGK đang biên soạn những gì.

Bắt đầu từ những điều giản dị

- Ở Việt Nam thời điểm này đưa GD tài chính vào SGK sẽ thuận lợi như thế nào?

Video đang HOT

- Một trong những tinh thần cơ bản của môn Toán trong Chương trình GD phổ thông 2018 là đẩy mạnh việc dạy Toán gắn liền với thực tiễn, nhằm giúp HS giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, từ đó giúp HS hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề và sáng tạo – một trong ba vấn đề chung cốt lõi mà Chương trình GD phổ thông 2018 đã nêu.

GD tài chính gắn với thực tiễn xung quanh cuộc sống một đ.ứa t.rẻ. T.rẻ e.m cũng phải hiểu về t.iền, t.iền từ đâu ra, giá trị đạo đức của việc sử dụng t.iền – t.iền là công sức lao động của người thân, nên phải trân trọng đồng t.iền như trân trọng giá trị lao động… Từ đó, đ.ứa t.rẻ khi được bố mẹ cho t.iền để mua dụng cụ học tập, phải biết tính toán mua những đồ gì thiết thực, chứ không phải mua linh tinh. Khi trẻ lớn dần lên, phải dạy trẻ biết lập kế hoạch chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân, bao gồm chi tiêu, lập kế hoạch chi tiêu, biết chi tiêu đúng mục đích (một trong những vấn đề then chốt đối với mọi con người).

Từ nền tảng GD tài chính ở những năm học phổ thông, khi đ.ứa t.rẻ trưởng thành, sẽ biết cách khởi nghiệp: Tự mình tổ chức sản xuất, làm chủ một cơ sở kinh tế… Những điều được học sớm và thiết thực từ trong nhà trường có thể giúp cho người trẻ bước vào thành công khi ra cuộc đời. Như vậy, GD tài chính bắt đầu từ những điều đơn sơ, giản dị trong cuộc sống, và khi đã được học sẽ quay trở lại gắn liền với cuộc sống. Đó là thuận lợi để đưa GD tài chính vào SGK có thể nhận được sự đồng thuận của cha mẹ HS và xã hội.

Tích hợp GD tài chính vào môn học: Không giống thêm mâm thêm bát - Hình 2

Trong giờ học tại Trường TH Nguyễn Siêu Hà Nội.

Đưa “món mới vào mâm cơm”

- Liệu có tranh luận nào liên quan đến triển khai biên soạn nội dung GD tài chính đưa vào SGK mới không, thưa GS?

- Việc viết SGK (đưa nội dung GD tài chính vào SGK) phải theo liên môn, nhưng biên soạn SGK lại do từng nhóm tác giả riêng biệt tiến hành, nên việc liên môn trong quá trình thực hiện là một việc khó. SGK phải thể hiện đúng tinh thần mà Chương trình GD phổ thông 2018 đã quy định. Do đó, tất cả SGK đều phải dựa trên sườn chung để làm việc. Tuy nhiên, trong quá trình viết SGK liên quan đến GD tài chính, theo tôi, các tác giả phải thường xuyên trao đổi, để đi đến thống nhất chung về cách tiếp cận, nội dung, mức độ thì sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn.

- Là một điểm mới trong nội dung GD phổ thông, cái khó ở đây là gì, thưa GS?

- Giáo dục tài chính là một thành tố mới trong GD phổ thông Việt Nam. Những thành tố mới khi đưa vào SGK, vào nhà trường bao giờ cũng gặp khó khăn. Đầu tiên là sự chuyển đổi nhận thức của xã hội. Cha mẹ, ông bà, xã hội phải hiểu, chia sẻ đồng hành cùng ngành GD, nếu không rất khó được chấp nhận. Tiếp theo là phải động viên, thuyết phục các thầy cô rằng có thêm những nhân tố mới thầy cô phải biết cách tiếp cận chúng, để làm sao không gây nặng nề đối với HS.

Tích hợp GD tài chính vào môn học không giống như “thêm mâm thêm bát” vào bữa cơm, mà chỉ là thay thế món ăn này bằng món ăn khác. GV phải tìm cơ hội để tích hợp vào bài giảng, GV phải chủ động. GV sẽ vất vả ở chỗ phải nghĩ xem chỗ nào, bài nào, nội dung nào trong SGK thích hợp để tích hợp GD tài chính vào dạy cho HS, tích hợp cái gì vào cho phù hợp với từng đối tượng HS.

- Xin cảm ơn GS!

Dạy trẻ hiểu về tài chính: Biết trân quý giá trị lao động

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tích hợp nội dung giáo dục tài chính cho học sinh ở một số môn học, điển hình là Toán và Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Dạy trẻ hiểu về tài chính: Biết trân quý giá trị lao động - Hình 1


Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (TP Lào Cai) hướng dẫn học sinh tự làm đèn ông sao để tiết kiệm t.iền. Ảnh: Sỹ Điền

Các chuyên gia cho rằng, điều này là cần thiết, giúp các em hiểu biết tài chính để ứng dụng hiệu quả vào cuộc sống.

Mỗi lứa t.uổi một cách dạy

Theo TS Nguyễn Thu Hương - chuyên gia giáo dục, cựu giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, giáo dục tài chính cho học sinh cần thiết, qua đó giúp các em hiểu được giá trị của đồng t.iền và lao động. Chẳng hạn, với học sinh tiểu học, việc dạy cho các em thuần thục các phép tính cộng - trừ - nhân - chia là chuyện bình thường và đơn giản.

Nhưng nếu các em được giao nhiệm vụ đi siêu thị và được phép chi tiêu trong một khoản t.iền nhất định, lúc đó việc dạy học không chỉ dừng lại ở các phép tính cơ bản nêu trên, mà sẽ là câu chuyện giáo dục tài chính. Bởi trẻ đã biết ứng dụng bài học vào trong cuộc sống, có những hiểu biết ban đầu về giá trị hàng hóa, từ đó có ý thức tiết kiệm chi tiêu và biết trân quý giá trị của lao động.

TS Nguyễn Thu Hương cho rằng: Giáo dục tài chính cho học sinh ở mỗi cấp học sẽ khác nhau. Chẳng hạn, đối với học sinh tiểu học, nên tổ chức các em "nhập vai" vào việc mua sắm những mặt hàng đơn giản như đồ dùng học tập... để có thể nhận biết sự khác nhau về giá trị của đồng t.iền và lý giải được tại sao cửa hàng này bán giá này, cửa hàng khác lại bán giá kia. Từ đó, các em sẽ rút ra kinh nghiệm cho mình về cách chi tiêu.

Lên THCS, cần giáo dục cho học sinh biết cách lập kế hoạch chi tiêu, k.iếm t.iền. Chẳng hạn, trong môn Công nghệ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm đồ handmade để bán... Hoặc giả sử, lớp học tổ chức một buổi liên hoan, giao lưu với lớp khác, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tài chính. Các em sẽ phải mua sắm quà tặng, đồ dùng trang trí và những vật phẩm khác.

Trên cơ sở đó, các em phải xây dựng kế hoạch chi tiết để mua sắm vừa đủ, không lãng phí. Nếu kế hoạch hợp lý, giáo viên sẽ duyệt chi để thực hiện... Thông qua các hoạt động này, học sinh dần hiểu rằng, để kiếm được t.iền đã khó, chi tiêu như thế nào cho hợp lý cũng khó không kém.

Ở cấp THPT, TS Nguyễn Thu Hương nhận định: Đây là giai đoạn học sinh có thể tham gia sâu hơn về hoạt động tài chính. Chẳng hạn: Tổ chức cho các em thăm quan, thực nghiệm tại ngân hàng, hoặc các quầy thu ngân của cửa hàng, siêu thị... Đây cũng là một trong những hình thức giáo dục trực quan về định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Dạy trẻ hiểu về tài chính: Biết trân quý giá trị lao động - Hình 2

Học sinh Trường Nguyễn Siêu (Hà Nội) tự xây dựng kế hoạch chi tiêu để làm bánh trong ngày hội STEAM. Ảnh: Sỹ Điền

Biết tiêu t.iền hợp lý

Là chuyên gia tài chính, TS Đinh Thế Hùng - Phó Viện trưởng Viện Kế toán - Kiểm Toán (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) nhấn mạnh việc cần thiết giáo dục tài chính ngay từ tiểu học để các em không những hiểu về giá trị của đồng t.iền, mà còn biết trân trọng sức lao động của người khác.

TS Đinh Thế Hùng phân tích, đối với học sinh tiểu học, chẳng hạn lớp 1 chúng ta có thể giáo dục học sinh nhận diện về t.iền và sử dụng t.iền như thế nào cho hợp lý. Từ lớp 2 trở đi, giáo dục các em cách quản lý và chi tiêu. Việc này có thể lồng ghép tích hợp vào một số môn học nhưng điển hình nhất là môn Toán và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

"Chẳng hạn với môn Toán, có thể đưa ra các bài toán dưới dạng như: Nếu có 20.000, em mua được bao nhiêu quyển vở, biết mỗi quyển vở có giá là 5.000" - TS Đinh Thế Hùng dẫn giải, đồng thời chia sẻ: Đến THCS, chúng ta cần giáo dục các em biết cách sử dụng đồng t.iền v.ào mục đích hợp lý; đồng thời biết lập kế hoạch chi tiêu, thậm chí tham gia vào k.iếm t.iền ở một số công việc nhẹ, phù hợp với lứa t.uổi.

"Tôi tán thành với cách làm của một số trường khi tổ chức hướng dẫn học sinh làm đồ handmade, thu gom giấy vụn để bán lấy t.iền ủng cho học sinh nghèo vùng khó. Để làm được việc này, các em phải có kế hoạch và lao động thực sự mới có được sản phẩm, và cuối cùng có được t.iền để ủng hộ các bạn nghèo. Đây là cách giáo dục tài chính hữu hiệu cho học sinh" - TS Đinh Thế Hùng nhấn mạnh.

Theo TS Đinh Thế Hùng, ở trường THPT, có thể giáo dục các em làm thế nào để kiếm được t.iền bằng sức lao động chân chính của mình và kế hoạch sử dụng t.iền như thế nào cho hợp lý, liên quan đến yếu tố hướng nghiệp cho học sinh. Giáo dục tài chính cho học sinh không thể gói gọn trong một môn học mà cần được tích hợp, lồng ghép ở nhiều môn học khác nhau. Việc này sẽ góp phần tạo ra thế hệ học sinh hiểu về tài chính, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, gia đình, lớn hơn là góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế - xã hội.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sập bẫy kẻ l.ừa đ.ảo 'chu đáo', người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ đồng

Pháp luật

10:07:01 05/07/2024
Ngày 4/7, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, mới đây, chị T. (ở quận Ba Đình) có nhận được cuộc gọi từ số điện thoại tự xưng là cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình hỗ trợ kiểm tra hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trực tuyến.

Cách chọn màu sơn phòng ngủ hợp với mệnh của chủ nhà

Trắc nghiệm

10:04:50 05/07/2024
Lựa chọn màu sơn đẹp, hợp phong thủy ngoài việc tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ cho ngôi nhà còn thu hút tài lộc, giúp chủ nhân tránh xa bệnh tật.

Có gì đặc sắc ở trailer của phim điện ảnh vừa gây bão phòng vé xứ Chùa vàng - 'Bé ma của anh'?

Phim châu á

10:04:20 05/07/2024
Trailer Bé ma của anh đã hé l.ộ h.àng loạt tình tiết vui nhộn xoay quanh câu chuyện khởi nghiệp nhà ma , cũng như phản ứng hóa học (chemistry) ấn tượng giữa hai nhân vật chính.

12 giờ khuya khi vợ chồng đang ngủ, chị hàng xóm đ.ập nhờ chồng tôi làm hộ 1 việc khiến tôi lên 'tăng xông'

Góc tâm tình

10:03:40 05/07/2024
Chúng tôi tưởng có chuyện gì nghiêm trọng, vội vội vàng vàng chạy ra mở cửa. Ai dè đứng trước cửa nhà tôi là cô hàng xóm đang mặc mỗi chiếc áo sơ mi trắng mỏng dài qua gối, lộ cả n.ội y đỏ rực bên trong.

Nhiễm virus nguy hiểm sau khi ăn tiết canh dê

Sức khỏe

09:45:52 05/07/2024
Ăn tiết canh các loại động vật rất dễ gây ra hai nhóm bệnh cảnh là viêm màng não do liên cầu lợn và viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng.

Công thức làm cá lóc nướng mắm tép thơm ngon, lạ miệng đổi bữa cho cả nhà

Ẩm thực

09:42:00 05/07/2024
Với sự trợ giúp của nồi chiên hơi nước, chắc hẳn rằng món cá lóc nướng mắm tép của bạn sẽ được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.

MC Đan Lê khoe mặt mộc t.uổi 40, chia sẻ 6 điều chăm sóc da cơ bản ai cũng cần đọc

Làm đẹp

09:15:26 05/07/2024
MC Đan Lê đã chia sẻ khoảnh khắc để mặt mộc trên trang cá nhân khiến khán giả cảm thán vì làn da cô quá trẻ so với t.uổi tứ tuần.

Á hậu Trịnh Thùy Linh khoe nhan sắc dịu dàng, nữ tính vạn người mê

Người đẹp

09:09:34 05/07/2024
Có hình thể cân đối với chiều cao 1,72 m, gương mặt khả ái, Á hậu Trịnh Thùy Linh luôn cuốn hút mỗi khi lên đồ. Sau đăng quang, Á hậu Trịnh Thùy Linh trở nên quyến rũ và trưởng thành hơn.

Băng Di đăng bức thư ẩn ý giữa tin chia tay bạn trai Việt kiều

Sao việt

08:46:19 05/07/2024
Băng Di chia sẻ bức thư viết tay trên mạng xã hội. Nữ diễn viên sinh năm 1989 được người này nhắn gửi lời chúc tốt đẹp trong thời gian tới

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Lâm gợi ý mẹ Ngọc mở hàng ăn

Phim việt

08:35:33 05/07/2024
Trong lúc đi mua sơn, Lâm vô tình phát hiện quán cơm trước đây rất đông khách nay đã đóng cửa. Anh tò mò hỏi người bán hàng thì biết được sự tình.

Đoàn làm phim 'Những nẻo đường gần xa' đóng máy

Hậu trường phim

08:20:53 05/07/2024
Bộ phim Những nẻo đường gần xa đã đi hơn một nửa chặng đường, ngày 3/7, đoàn làm phim đã hoàn thành những cảnh quay cuối cùng và chính thức đóng máy.