Tích hợp dạy theo chương trình Quốc gia Anh
Từ năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT TPHCM thực hiện thí điểm đề án “Đổi mới dạy và học Toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình Quốc gia Anh và chương trình Việt Nam”. Vậy chương trình Quốc gia Anh là như thế nào, tích hợp ra sao?
Key Stages là gì?
Nền giáo dục Anh quốc từ lâu đã được công nhận là một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới. Khung chương trình quốc gia của Bộ Giáo dục Anh áp dụng cho học sinh phổ thông trong độ tuổi từ 5 – 16 (từ 16 – 18 tuổi học sinh học và thi Tú tài theo đề thi của nhiều hội đồng khảo thí như CIE, OCR, Edexel, AQA…). Khung chương trình đưa ra hệ thống các môn học cho học sinh phổ thông, trong đó 3 môn chính là Toán, tiếng Anh, khoa học; các chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt được cho từng môn học; các mục tiêu học tập cho từng năm để làm cơ sở đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Chương trình quốc gia của Bộ Giáo dục Anh được chia thành các giai đoạn học tập gọi là “ Key stages“. Chương trình Key Stages do Cơ quan Kiểm định chất lượng và Khảo thí – Standards and Testing Agency (STA) trực thuộc Bộ Giáo dục Anh cung cấp. Chương trình này cung cấp kiến thức bảo đảm chất lượng dạy và học trong tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn lãnh thổ và quốc tế. Chương trình Key Stages bao gồm nhiều bộ môn, trong đó có 3 bộ môn chính là Toán, tiếng Anh và khoa học.
Hệ thống giáo dục và khảo thí của Chương trình Quốc gia Anh
Khả năng tích hợp
Đề án chương trình do Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với EMG Education và các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước xây dựng dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam. Nội dung chương trình sẽ được biên soạn tích hợp và triển khai song hành với chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT thuộc 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT một cách khoa học và hợp lý.
Video đang HOT
Học sinh Việt Nam được tiếp xúc với giáo viên và chương trình nước ngoài
Khác với các chương trình ngoại ngữ tự chọn, chương trình này có thể áp dụng được với tất cả các đối tượng học sinh cũng như điều kiện thực tế của tất cả các trường. Sau khi kết thúc chương trình, học sinh sẽ đạt được trình độ thông thạo cả hai ngoại ngữ Anh và Việt. Học sinh phổ thông được thi các bài cuối cấp (Key Stages Test) do STA cung cấp, qua đó năng lực và trình độ của học sinh được đánh giá theo chuẩn giáo dục cao của Anh với 3 bộ môn. Trong quá trình học, học sinh được rèn thêm kỹ năng làm các bài thi theo chuẩn đánh giá tiếng Anh khác: IELTS, TOEFL, Cambridge English… cũng như rèn luyện phương pháp học tập và các kỹ năng mềm khác.
Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, việc triển khai đề án sẽ góp phần khắc phục những khó khăn đã gặp phải trong các chương trình tiên tiến trước đây. Học sinh tham gia chương trình tích hợp được học bằng ngoại ngữ và có kiến thức sâu hơn so với việc học đơn lẻ một chương trình. Đồng thời không còn tình trạng trùng lắp khi phải học cùng lúc 2 chương trình, việc học trở nên nhẹ nhàng hơn và vận dụng kiến thức vào thực tiễn hiệu quả hơn. Chương trình do đó phù hợp với tất cả học sinh và nhà trường mong muốn tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến hiện đại.
Để triển khai chương trình tốt, Sở GD-ĐT phối hợp với các đơn vị có uy tín về đào tạo đội ngũ giáo viên, ít nhất đáp ứng phân nửa số giáo viên đứng lớp bên cạnh các giáo viên bản ngữ. Theo yêu cầu của chương trình, giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp sư phạm tốt. Ngoài ra, người dạy phải có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh và được hỗ trợ bồi dưỡng bởi các Trường đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý trường học của Anh quốc. Yêu cầu này cũng nhằm đáp ứng Chiến lược bồi dưỡng giáo viên Việt Nam dài hạn, góp phần chuyển giao phương pháp giảng dạy Toán, tiếng Anh và khoa học chuẩn cho đội ngũ giáo viên Việt Nam.
Theo Dân trí
Thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ bậc 6: Quá viển vông, đánh đố!
"Bộ Nội vụ quy định thứ thưởng phải có trình độ ngoại ngữ bậc 6 trở lên là quá viển vông, quy định như vậy thì lấy đâu ra thứ trưởng", ông Trịnh Ngọc Thạch nhấn mạnh.
Ông Trịnh Ngọc Thạch (Ảnh: Xuân Hải)
Xung quanh việc Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, trao đổi với Infonet bên lề Quốc hội chiều 16/6, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng "đây là quy định trên trời".
Thưa ông, Bộ Nội vụ vừa đưa ra dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, trong đó quy định Thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ cao cấp bậc 6 trở lên, các chức danh Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc Sở đạt trình độ ngoại ngữ bậc 5 trở lên. Ý kiến của ông về quy định này như thế nào?
Bộ Nội vụ quy định như vậy thì lấy đâu ra thứ trưởng. Bộ Nội vụ đưa ra tiêu chuẩn như vậy có bao giờ làm được đâu, không thực tế, toàn đưa ra những cái trên trời, đưa ra những cái để người ta tìm cách lách luật.
Vấn đề giỏi ngoại ngữ đến bậc 6 thì tìm ở cấp thứ trưởng của ta hiện nay là rất khó. Thứ trưởng của ta đa số từ cấp vụ trưởng và các giám đốc sở từ tỉnh được bổ nhiệm lên thì lấy đâu ra ngoại ngữ.
Hiện nay thứ trưởng của các bộ, ngành của chúng ta có trình độ ngoại ngữ bậc 6 có nhiều không thưa ông?
Theo tôi được biết hiện nay rất ít thứ trưởng của các bộ, ngành biết ngoại ngữ, tôi biết một số bộ có thứ trưởng biết ngoại ngữ như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương còn hầu hết các thứ trưởng các bộ ngành khác đều không biết ngoại ngữ, trừ Bộ Ngoại giao thì tôi không nói, còn chứ lấy đâu ra thứ trưởng biết ngoại ngữ đến bậc 6 như Bộ Nội vụ đưa ra trong dự thảo.
Trong dự thảo nghị định này cũng đưa ra quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý đối với Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc sở thì trình độ ngoại ngữ phải từ bậc 5 trở lên thưa ông?
Bộ Nội vụ đưa ra quy định như vậy là quá viển vông, đưa ra những cái như vậy chẳng có căn cứ gì cả, Bộ Nội vụ đưa ra những quy định như vậy để nhằm mục đích gì thì tôi không biết nhưng để tìm ra những người giỏi quản lý đến cấp thứ trưởng biết ngoại ngữ là khó rồi, còn lại tìm ra những người giỏi ngoại ngữ đến bậc 6 trở lên thì tôi cho là quá khó, thậm chí đánh đố.
Bên cạnh đó, yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 6 là không phải là chuyện đơn giản trừ khi anh tốt nghiệp đại học ngoại ngữ chính quy ra rồi anh làm quản lý thì được, chứ còn các ngành khác ngoài lĩnh vực chuyên môn, người ta làm chức năng quản lý thì làm sao mà có thời gian để đi học ngoại ngữ được đến trình độ bậc 6 trở lên. Theo tôi Bộ Nội vụ không nên đưa quy định này vào nghị định bởi vì sẽ không bao giờ làm được.
Như ông nói tìm thứ trưởng có ngoại ngữ đã là khó rồi, tuy nhiên trong khi đó dự thảo nghị định lại quy định trình độ ngoại ngữ thứ trưởng phải từ bậc 6 trở lên phải chăng quy định này đưa ra để đánh đố?
Chúng ta phải xét đến vấn đề giỏi ngoại ngữ ở đây là như thế nào, nếu là các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C, D bình thường như hiện thì trình độ ngoại ngữ như vậy, tôi không tin vì người ta sẽ xin được hết, mà trình độ ngoại ngữ phải là TOEPL hay IELTS do quốc tế tổ chức thi và cấp chứng chỉ, cái đó tôi mới tin được. Để bây giờ thứ trưởng lấy được IELTS 6.0 hay TOEPL thì rất hiếm người được thậm chí không có ai, trừ một vài bộ làm về công tác ngoại giao.
Vậy dự thảo quy định như vậy để cho có thưa ông?
Đây là quy định của những người chuyên ngồi trong phòng lạnh, không có thực tế, Bộ Nội vụ đưa ra những quy định gì đều bị lách hết, trước đây Bộ này cũng đưa ra quy định đầu vào công chức phải có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khiến cho người ta đổ xô học để lấy bằng, thậm chí mua bằng. Tôi không chấp nhận được cách làm như vậy.
Tức là quy định này phải được xem xét lại, thậm chí phải hủy bỏ thưa ông?
Tôi cho rằng, Bộ Nội vụ phải cân nhắc cho kỹ trước khi ban hành, đừng để dư luận người ta phản đối vì không phù hợp. Vừa rồi Bộ nội vụ cũng bị Quốc hội phê phán về việc quy định tuyển công chức như ưu tiên tiến sỹ, thế là bao nhiêu người lại đổ xô đi học tiếp nhưng bằng cấp không chất lượng, thậm chí tôi nghi ngờ có bằng rởm. Quy định này càng gây lên sự quá tải về đào tạo đại học và sau đại học, cũng như làm tăng tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo infonet.vn
Tỷ lệ "chọi" khối C cao hơn năm trước Tổng số lượng hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ năm nay giảm hơn 300.000 bộ hồ sơ so với năm trước xuống còn 1,4 triệu hồ sơ kéo theo lượng hồ sơ khối A, A1, D1 giảm. Điều đặc biệt, lượng hồ sơ khối B vẫn giữ ổn định, khối C lại tăng lên. Sau nhiều năm sụt giảm hồ sơ ĐKDT khối C,...