Tích cực đưa giáo dục STEM vào trường học
Năm học 2017 – 2018, rất nhiều trường học tại TPHCM đã chủ động đưa giáo dục STEM vào giảng dạy nhằm mang đến cho HS phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại. Cùng với việc đưa STEM vào giảng dạy, nhiều trường còn trang bị phòng thực hành rất quy mô cũng như tổ chức ngày hội STEM để HS thỏa sức khám phá, sáng tạo với khoa học.
HS Trường THCS Phan Tây Hồ, quận Gò Vấp đang giới thiệu về các sản phẩm STEM
Sáng tạo tại phòng thực hành của trường
Ngay từ đầu năm học này, Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3) đã đưa vào sử dụng phòng thực hành STEM. Phòng được trang bị máy in và quét 3D, 16 bộ thiết bị công cụ và nhiều đồ dùng cần thiết khác… Đây là một trong số ít các trường công lập trên địa bàn có phòng thực hành STEM được đầu tư bài bản, quy mô.
Thầy Hồ Nguyên Phúc, giáo viên Vật lý của trường cho rằng: Phòng thực hành STEM của trường đi vào hoạt động được các em đón nhận rất nhiệt tình và tỏ ra vô cùng thích thú. Đây là nơi để các em vận dụng những kiến thức đã học vào thực hành, làm ra những sản phẩm các em thích. Có nhiều em rất sáng tạo, làm ra những sản phẩm khiến các giáo viên rất bất ngờ. Vật liệu mà các em dùng có khi rất đơn giản như bút xóa, chai nhựa, thùng xốp… nhưng sản phẩm lại có tính ứng dụng cao. Không chỉ được học đi đôi với hành, các em còn được hình thành nhiều kỹ năng, cũng như có niềm đam mê nghiên cứu khoa học.
Để phòng thực hành này đi vào hoạt động, ngay từ trước năm học, các tổ bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Tin học, Toán, Mỹ thuật của nhà trường đã cùng nhau thảo luận và thiết kế nội dung, khung chương trình hoạt động. Theo đó, trong năm học này sẽ thực hiện 9 chuyên đề khác nhau, mỗi chuyên đề diễn ra trong khoảng 1 tháng.
Được biết phòng STEM được xây dựng từ một số mạnh thường quân và phụ huynh HS của trường đóng góp. Cùng với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các em HS tỏ ra rất hào hứng khi học tập và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. Các em đã ứng dụng kiến thức từ nhà trường vào cuộc sống thực tiễn thông qua các sản phẩm tạo ra chính là điều mà nhà trường và phụ huynh rất mong đợi.
Em Từ Phú Mai Khôi, lớp 6/13 vô cùng thích thú cùng nhóm bạn tạo ra chiếc máy lạnh mini. Em cho biết: “Việc vận dụng bài học về mạch điện để tạo ra một sản phẩm”, ứng dụng trong đời sống khiến cho em và các bạn cảm thấy rất hào hứng. Trước đó, em và các bạn đã dành thời gian để suy nghĩ về ý tưởng và chuẩn bị những vật dụng cần thiết để có thể tạo ra sản phẩm”.
Video đang HOT
Những sản phẩm được đánh giá cao
Cô Ngọc Bích cũng thêm, việc đẩy mạnh STEM vào nhà trường cũng là nỗ lực của tập thể sư phạm Trường THCS Phan Tây Hồ nhằm “đi trước đón đầu” của việc đổi mới Chương trình phổ thông tổng thể, phát huy tối đa phẩm chất năng lực của người học.
Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Bích, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Tây Hồ (quận Gò Vấp), từ đầu năm học 2017 – 2018, nhà trường đã bắt đầu đưa giáo dục STEM vào hoạt động dạy học. Cụ thể từ việc tiếp cận vấn đề, lên kế hoạch, tuyên truyền, tập huấn cho giáo viên, tuyên truyền cho HS, phụ huynh hiểu được giáo dục STEM là gì, cách thực hiện như thế nào, nội dung, tính hiệu quả của nó… Qua học kỳ I nhà trường đã có 17 tiết dạy vận dụng STEM và được các em HS đón nhận tích cực.
Để lan tỏa sự sáng tạo, sự yêu thích của HS với STEM, bước đầu học kỳ II trường đã tổ chức ngày hội STEM với chủ đề “Những nhà phát minh tương lai”. Ngày hội thu hút 52 sản phẩm STEM dự thi của các em HS với những ý tưởng sáng tạo như: Bể cá tái chế, hệ thống lọc nước tự nhiên, giàn che cây thông minh, robot vớt rác bằng năng lượng mặt trời, giàn tưới cây tự động, máy hút bụi đa năng, mô hình mô phỏng Hệ Mặt trời, trồng cây đuổi muỗi trong nhà – cây sả, mô hình an toàn giao thông bằng sản phẩm tái chế…
Trước đó, từ 4 năm qua trường cũng đã phát triển CLB Robot dành cho HS. Trường có 4 HS từng dự cuộc thi tại Indonesia và
giành giải Đặc biệt, một giải Khuyến khích. Ba HS của trường là em Đỗ Nguyên Bảo, Hồ Quốc An, Vũ Phạm Nguyên Vũ đã từng được sang Mỹ dự khóa tập huấn sau thành công tại cuộc thi ở Indonesia.
Tương tự, tại Trường THCS – THPT Hoa Sen, quận 9, ngày hội STEM sau khi kết thúc học kỳ I đã diễn ra với rất nhiều hoạt động thú vị và sôi nổi. Tại đây, vòng chung kết cuộc thi mô hình STEM được trưng bày, triển lãm. Một phần không kém hấp dẫn trong ngày hội, là phần đấu giá các sản phẩm được giải trong cuộc thi. Các mô hình như giàn phơi áo quần thông minh, máy điều chế javel, tàu hạm đội Trường Sa… đã thu hút sự quan tâm, đấu giá của nhiều khách mời.
Hoạt động này không chỉ khích lệ tinh thần cho các em HS tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật mà còn tạo một nguồn quỹ để duy trì hoạt động này của các em. Cũng trong ngày hội, thầy và trò Trường Hoa Sen đã có cơ hội được nghe những về kinh nghiệm giáo dục STEM từ các chuyên gia trong lĩnh vực này, là giảng viên của các trường ĐH Sư phạm, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên…
Theo Giaoducthoidai.vn
Hiệu trưởng Anh kể chuyện dạy học trong vườn trường
Từ một khu vườn, giáo viên có thể xây dựng chương trình giảng dạy cho nhiều môn học, giúp tăng hiệu quả học tập và khiến trẻ hạnh phúc hơn.
Tim Baker, hiệu trưởng trường tiểu học Charlton Manor (London), một trong hàng nghìn trường tham gia Chiến dịch Vườn trường của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh (RHS) chia sẻ trên The Guardian ngày 29/9 về tác động của khu vườn trong việc phát triển kỹ năng học tập của trẻ.
Đó là năm 2004, khi tôi quyết định xây dựng khu vườn tại trường tiểu học Charlton Manor, tận dụng khu đất bỏ hoang trong khuôn viên. Tôi đã đọc nhiều tin tức cho thấy trẻ thiếu kiến thức về nguồn gốc của thức ăn, không hề cảm nhận được sự liên quan giữa xã hội và thực phẩm. Lý do vô cùng rõ ràng: Chúng ta đã không còn giáo dục con trẻ về thực phẩm trong trường học như trước.
Tôi nhận thấy khu vườn là cơ hội để trẻ được học một cách thực tế trong bối cảnh ngoài trời, hiểu về tầm quan trọng của việc ăn trái cây và rau củ. Nhưng tôi còn muốn sử dụng nó để đề cập đến các chủ đề khác: chu kỳ sống, thực vật hạt kín, hiện tượng thụ phấn, đặc điểm thích nghi, hình thành kỹ năng viết sáng tạo và viết báo cáo. Tôi tin rất nhiều môn học có thể được dạy hiệu quả trong một khu vườn, kích thích mức độ hoạt động của học sinh và khuyến khích làm việc theo nhóm.
Khu vườn dần trở thành trọng tâm trong chương trình giảng dạy tại trường tiểu học của thầy Tim Baker. Ảnh: Alamy
Với nhiều giáo viên phải đối mặt với những câu nói của trẻ như "Đó không phải lỗi của em" hoặc "Không phải chỉ mình em làm", đây là cơ hội để phát triển tinh thần trách nhiệm của chúng. Chúng tôi đưa trẻ ra khu vườn địa phương để truyền cảm hứng, giúp chúng hình dung vườn trường cần có những gì. Từ đó, chúng lên ý tưởng về khu vực trồng trái cây và rau củ, hồ nước tự nhiên với cây cầu vắt ngang qua để ngắm cảnh, quan sát cuộc sống của cá và chim muông. Ngoài ra, một nhà kính được thiết lập trong mê cung, giúp tạo ra vẻ bí hiểm cho khu vườn.
Bốn năm sau, làm vườn trở thành một phần trọng tâm trong chương trình giảng dạy của chúng tôi. Khi làm bài tập viết sáng tạo về kho báu được chôn giấu, học sinh ra vườn ngắm cảnh và lắng nghe âm thanh từ thiên nhiên. Trong tiết Toán, các em đo lường mảnh vườn hoa thay vì dựa vào hình vẽ thu nhỏ trong sách giáo khoa. Chúng tôi cũng vẽ các biểu đồ và đồ thị bằng cách đo hạt hướng dương nảy mầm, ghi chép thông tin thời tiết từ trạm khí tượng và ảnh hưởng của nó.
Đây không hề là nhiệm vụ dễ dàng. Lúc đầu, chúng tôi phải vật lộn tìm kiếm giáo viên đồng quan điểm, bởi nhiều người lo ngại hành vi của trẻ sẽ trở nên tệ hơn. Họ tin rằng một đứa trẻ cư xử kém trong lớp sẽ ngỗ nghịch hơn khi được cho ra ngoài. Nhưng một khi bắt đầu sử dụng khu vườn cho việc dạy học, những giáo viên này nhận ra sự thay đổi tích cực của học sinh. Các em sẵn sàng làm việc nhóm, nhận nhiệm vụ riêng và cùng chịu trách nhiệm nuôi dưỡng cây xanh.
Chúng tôi phải tìm cách kêu gọi tài trợ và may mắn đủ kinh phí để thuê một kiến trúc sư cảnh quan. Trường cũng trích tiền quỹ để tuyển một nhân viên làm vườn toàn thời gian, trả lương theo tỷ lệ nhân viên hỗ trợ. Người này làm việc quanh năm để lên kế hoạch và cùng giáo viên truyền đạt bài giảng.
Tất nhiên, bạn có nhiều cách khác để làm việc đó. Tôi biết có trường tìm tình nguyện viên là ông bà hoặc bố mẹ của học sinh, các trợ lý giảng dạy am hiểu về làm vườn và sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn. Xây vườn trường trong đất địa phương và khai khác tiềm năng của cộng đồng địa phương cũng là một lựa chọn hiệu quả.
Học sinh làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm chăm sóc vườn trường. Ảnh: Charlton Manor Primary School
Sản phẩm từ khu vườn có thể được học sinh bày bán trong cửa hàng của trường vào các ngày trong tuần. Chúng tôi bắt đầu bán khoai tây, cà chua, trứng và mật ong (thu hoạch từ gà và tổ ong trong vườn) cho phụ huynh. Củ cải, bạc hà và rau xanh dùng làm món salad trộn được bán cho một nhà hàng địa phương, thông qua quầy hàng ở chợ thực phẩm Borough, trung tâm London. Số tiền kiếm được dành để mua các dụng cụ làm vườn, loại cây đắt tiền hơn như cây ăn quả...
Tổ chức Trồng trọt Thực phẩm trong trường học đã làm rõ những lợi ích của vườn trường, gồm cải thiện thành tích học tập, giúp trẻ hạnh phúc hơn và hiểu biết về môi trường tự nhiên. Nghiên cứu của họ cho thấy việc học ngoài trời có thể làm tăng thêm giá trị của những trải nghiệm hàng ngày trong lớp học.
Tôi đồng ý. Khu vườn đã biến đổi trường học, cung cấp cơ hội học tập tuyệt vời cho trẻ và khiến cộng đồng xích lại gần nhau. Đối với tôi, khu vườn ở bất kỳ đâu - trong rừng cây, giỏ treo hay trên bậu cửa sổ - đều nên được xem là công cụ học tập thiết yếu cho mọi trường học.
Theo VNN
Phát động phong trào thi đua "Nét đẹp văn hóa học đường" Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế phát động phong trào thi đua "Nét đẹp văn hóa học đường" đến năm 2020. ảnh minh họa Yêu cầu phong trào Nét đẹp văn hóa học đường được tổ chức triển khai trong tất cả các trường học và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục Thường xuyên. Việc triển khai được thực hiện một...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đỗ Mỹ Linh khoe con gái gần 2 tuổi đã "vượt" mẹ ở điểm này
Sao việt
07:20:17 26/04/2025
Trung Quốc dừng áp thuế trả đũa với một số mặt hàng từ Mỹ?
Thế giới
07:08:48 26/04/2025
Giật mình với ảnh quá khứ của mỹ nhân "4.000 năm có 1", nghi thẩm mỹ toàn bộ gương mặt để hóa thiên nga
Sao châu á
07:08:48 26/04/2025
Tiết lộ của người đầu tiên phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An
Tin nổi bật
07:05:24 26/04/2025
Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng bình luận xúc phạm CSGT
Pháp luật
06:48:56 26/04/2025
Ra mắt chưa đầy một tháng, Honda HR-V 2025 đã giảm giá tại đại lý
Ôtô
06:43:11 26/04/2025
4 mỹ nhân đổi đời nhờ đóng phim Victor Vũ: Cái tên cuối có vượt mặt Nhã Phương?
Hậu trường phim
06:42:36 26/04/2025
5 tuyệt phẩm lãng mạn Hàn Quốc "đốt tiền" để nói lời yêu: Choáng ngợp, xem xong chỉ muốn có bồ ngay lập tức!
Phim châu á
06:29:49 26/04/2025
Moto Morini X-Cape 700 trình làng - 'siêu phẩm' mô tô từ Ý, dành riêng dân phượt hạng nặng!
Xe máy
06:15:10 26/04/2025
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai
Sức khỏe
05:56:07 26/04/2025