Tia cực tím cao ở Hà Nội: Cách “che chắn” tránh bệnh hiểm về da
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo ngày 22-24/6, chỉ số tia cực tím (UV) ở Hà Nội có giá trị từ 8-9, mức nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới làn da.
Trong ngày 22-24/6, chỉ số tia cực tím (UV) ở Hà Nội có giá trị từ 8-9 với mức nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khi chỉ số tia UV mức 8-10, nếu ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng da. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ. Tia UV ở mức 12 rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Tia cực tím có thể gây nguy hại đến làn da, khiến da khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da. Ảnh: Internet.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết bức xạ cực tím là thành phần trong ánh sáng mặt trời, quan trọng nhất là tia cực tím A và B (UVA và UVB) do có thể gây tổn thương DNA của tế bào da.
Theo bác sĩ Vũ, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị bỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da. Da bị bỏng nhiệt sẽ phồng rộp, đỏ, đau.
Bác sĩ Lê Đức Thọ, chuyên khoa Da liễu, cho hay, bức xạ tia cực tím hay các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời rất nguy hại đến làn da vì đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, da có thể gặp các vấn đề như sạm, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm.
ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng khoa Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết tia cực tím có thể gây hại cho da bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, da bị tác động nhiều hơn vào những tháng mùa hè, nắng nóng cao điểm khi mức độ tiếp xúc của chúng ta cao hơn.
Cách chăm sóc da mùa nắng
Vào những ngày hè, ánh nắng mặt trời trở nên chói chang gay gắt, rất dễ gây ra sốc nhiệt, ảnh hưởng lớn đến da và mắt nếu không được bảo vệ cẩn thận. Để tránh tác động tiêu cực từ tia cực tím, chúng ta nên lựa chọn những biện pháp bảo vệ phù hợp với bản thân để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Việc chăm da sóc đúng cách vào mùa hè rất quan trọng để có làn da khỏe, đẹp. Đặc biệt, với sự thay đổi của thời tiết, mọi người cần chủ động theo dõi tình trạng da và thay đổi chăm sóc.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi chỉ số tia cực tím từ 3 trở lên phải mặc áo chống nắng, đeo kính râm, khẩu trang khi đi ra đường, đội mũ rộng vành để che chắn bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời nói chung và tia cực tím nói riêng. Đặc biệt, là tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 – 16h.
Đeo kính râm bảo vệ mắt. Lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 – 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi chỉ số tia cực tím từ 3 trở lên phải mặc áo chống nắng, đeo kính râm, khẩu trang khi đi ra đường. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Để bảo vệ da khỏi những tác động xấu của ánh nắng mặt trời, chúng ta phải biết lựa chọn kem chống nắng thích hợp theo các tiêu chí sau: Kem chống phổ rộng (chống cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF 30, loại không thấm nước (water-resistance hoặc very water-resistance) và dạng sử dụng theo ý thích của mình (kem, dầu, lotion, gel hay xịt). Chúng ta nên thoa trước khi ra nắng 30 phút, thoa lại lần 2 sau khi tiếp xúc nắng 30 phút và sau đó cứ mỗi 2 giờ thoa lại một lần. Lưu ý, bạn không sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Để ý các bề mặt phản chiếu như mặt nước, tuyết, cát và kính. Chúng có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời, vô tình gây hại cho làn da, tăng nguy cơ bị cháy nắng cũng như ung thư da.
Bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím.
Nhận biết tác dụng phụ của một số thuốc khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Các thuốc này bao gồm một số loại kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng nấm, thuốc trị tăng huyết áp và một số loại thuốc hóa trị.
Tránh tắm nắng khi ngoài trời đã nắng gắt. Ngoài ra, không nên sử dụng đèn mặt trời, giường nằm tắm nắng hoặc các dịch vụ làm cho da rám nắng bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao.
Sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây. Tia cực tím có thể xuyên qua mây và qua các loại cửa kính.
Sử dụng son dưỡng môi hoặc son môi có chứa chất chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.
Bác sĩ da liễu chỉ ra sai lầm "kinh điển" khi sử dụng kem chống nắng vào mùa hè khiến làn da chị em bị sạm đen, nhăn nheo, đẩy nhanh lão hóa
Sử dụng kem chống nắng trong mùa hè là điều cần thiết nhưng dùng như thế nào để sản phẩm phát huy đúng tác dụng và không làm tổn thương da thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Ngày nay, nhiều phụ nữ đã coi việc bôi kem chống nắng là một bước chăm sóc da quan trọng. Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da của chúng ta khỏi tổn thương gây ra bởi các tia cực tím (UV), trong đó tia UVA và UVB từ ánh sáng mặt trời. Đặc biệt, trong những ngày hè oi bức, tia UV đặc biệt nguy hại nên việc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày càng phải được đề cao.
Tuy nhiên, cần dùng kem chống nắng như thế nào để sản phẩm phát huy đúng tác dụng và không làm tổn thương da thì không phải ai cũng biết rõ. Tờ Thehealthy đã tổng hợp những sai lầm khi sử dụng kem chống nắng mà nhiều chị em mắc phải.
1. Chỉ dùng kem chống nắng khi ở ngoài đường
Bà Cheryl Gustafson, trưởng khoa da liễu tại Đại học Emory, đồng thời cũng là người phát ngôn của Tổ chức Ung thư Da cho biết: "Sai lầm số 1 mà tôi thấy ở nhiều người đó là chỉ sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài đường. Tuy nhiên ngay cả khi bạn lái xe hay ngồi bên cửa sổ thì tia nắng mặt trời vẫn có thể chiếu vào da và làm tổn hại nó".
Theo bà Cheryl Gustafson, một nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Washington đã phát hiện ra rằng hơn một nửa các trường hợp mắc ung thư tế bào hắc tố và ung thư tế bào Merkel tại nước này đều xảy ra ở bên trái của cơ thể, bởi khi lái xe người dân tiếp xúc với tia UV ở bên trái nhiều hơn (Mỹ là quốc gia lái xe ở bên trái).
Trong khi ở Úc, nơi người dân lái xe ở bên phải đường thì tế bào ung thư da thường xuất hiện nhiều hơn ở bên phải cơ thể. Dẫn chứng này đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời dù bạn đang ngồi trong xe ô tô.
2. Bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng càng cao thì có thể dành nhiều thời gian hơn dưới ánh mặt trời
Theo bác sĩ da liễu Mona Gohara, chỉ số chống nắng càng cao thì càng tạo cho người dùng một cảm giác "an toàn sai lầm". Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế phát hiện ra rằng những người sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) 30 có xu hướng ở bên ngoài trời nắng lâu hơn 25% so với những người sử dụng kem chống nắng SPF 10, điều đó cho thấy nguy cơ bị cháy nắng cũng như tổn thương da của họ là tương đương nhau.
Tổ chức Ung thư Da cũng khuyến nghị chỉ số tối thiểu SPF 30 có thể ngăn được 97% tia UVB, tối đa SPF 50 có thể ngăn chặn 98% UVB. Ngoài ra, cứ sau 2 tiếng bạn nên bôi lại kem chống nắng một lần, tần suất bôi kem chống nắng cần thực hiện nhiều hơn nếu như bạn đi bơi.
3. Bạn không bao giờ bôi kem chống nắng ở tai, da đầu và môi
Nhiều người bôi đều đặn kem chống nắng lên mặt và thường bỏ quên phần tai, da đầu, môi, cánh tay... Trong thực tế, đây là những khu vực dễ gây ung thư da nhất.
Bà Cheryl Gustafson cho biết, bệnh nhân của bà thường xuất hiện triệu chứng ung thư da ở những khu vực dễ bị bỏ sót như da đầu, tai, môi, trước và sau cổ, mu bàn tay và đỉnh bàn chân... Ung thư tế bào đáy thường ảnh hưởng nhất đến các khu vực này vì chúng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
4. Bạn thoa kem chống nắng sau khi đã mặc quần áo
Ingrid C. Polcari, trợ lý giáo sư da liễu tại Đại học Y khoa Minnesota cho biết: "Nếu bạn đang cố gắng bảo vệ cổ hoặc ngực trước ánh nắng mặt trời thì tốt nhất bạn nên bôi kem chống nắng cho cổ, cánh tay và cẳng tay trước khi bạn mặc quần áo. Vì sao ư? Nếu bạn bôi kem chống nắng khi đã mặc quần áo thì bạn có thể làm bẩn quần áo và bỏ lỡ một số điểm trên cơ thể mà quần áo đã che kín".
5. Bạn chỉ bôi kem chống nắng vào buổi sáng
Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ. Nếu bạn chỉ bôi kem chống nắng vào buổi sáng và cả ngày không bôi lại thì cơ thể bạn sẽ không được bảo vệ hoàn toàn khi ra ngoài ăn trưa hoặc về nhà sau giờ làm việc.
"Nếu bạn làm việc trong văn phòng có cửa sổ, dù kính cửa sổ sẽ lọc ánh sáng UVB khiến bạn không bị cháy nắng, nhưng bạn vẫn bị tác động bởi UVA làm tăng nguy cơ về da, gây lão hóa sớm, hình thành nếp nhăn, da chảy xệ và ung thư...", Arielle NB Kauvar, một bác sĩ da liễu được chứng nhận bởi hội đồng quản trị ở New York cho biết.
6. Bạn sử dụng kem chống nắng ít hơn vì da bạn sẫm màu hơn
Thật hoang đường khi nghĩ rằng da sẫm màu là yếu tố đủ để ngăn ngừa khối u ác tính và các bệnh ung thư da khác. Theo ông Ingrid C. Polcari nói: "Các khuyến nghị về bảo vệ da khỏi tia nắng cho thấy chỉ số SPF tối thiểu nên là 30, nên sử dụng lại cứ sau 2 giờ/lần, bất kể màu da của bạn là gì". Chính vì vậy dù da bạn sáng màu hay sẫm màu, bạn vẫn nên dùng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực.
Dù da bạn sáng màu hay sẫm màu, bạn vẫn nên dùng kem chống nắng thường xuyên.
7. Không sử dụng kem chống nắng cho vùng mắt
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức PLOS ONE, có tới 10% bệnh ung thư da xuất hiện trên mí mắt, nguyên nhân là bởi hầu hết mọi người đều bỏ qua việc bôi kem chống nắng vào vùng nhạy cảm này. Để bảo vệ khuôn mặt, ngoài việc dùng kem, bạn nên đeo cả kính râm trước khi ra ngoài trời.
Vậy dùng chống nắng đúng cách cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Theo ThS.BS da liễu Vũ Thị Thơm (Giảng viên học viện y dược học cổ truyền Việt Nam), sử dụng kem chống nắng đúng cách cần đáp ứng những tiêu chí sau:
1. Chọn kem chống nắng phù hợp
- Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn để tránh kích ứng, bít tắc nổi mụn...
- Chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện thời tiết và cường độ phơi nắng. Không nên chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng quá cao SPF> 60, chỉ trừ khi da quá nhạy cảm với ánh sáng hoặc ở giữa trưa trời nắng mà phải phơi nắng trực tiếp trong thời gian dài.
- Nên chọn kem chống nắng chống được cả tia UVA và UVB, trên sản phẩm có ghi Broad Spectrum hoặc Full Spectrum hoặc PA .
- Chọn hãng mỹ phẩm uy tín, sản phẩm nhập khẩu chính hãng có tem chứng nhận.
2. Sử dụng đúng kem chống nắng mình đã lựa chọn
- Dùng lượng kem chống nắng vừa đủ. Nếu dùng thiếu, làn da không có tác dụng bảo vệ tối ưu, dùng quá nhiều sẽ gây lãng phí, đồng thời gây dính trên làn da, dễ nổi mụn. Bôi khoảng 2mg/cm2 hay ước lượng ra bằng 1 đồng xu hoặc 6 hạt ngô cho vùng mặt là đủ.
- Dùng kem chống nắng trước 15-20 phút khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và cứ sau 2 - 3 giờ phải bôi lại kem chống nắng.
- Dùng kem chống nắng sau khi bôi sản phẩm dưỡng da và trước khi trang điểm (nếu có).
- Dùng kem chống nắng hàng ngày ngay cả trời râm hay ngồi trong phòng có ánh sáng xanh.
- Phải tẩy trang sau dùng kem chống nắng vì sữa rửa mặt không thể làm sạch được kem chống nắng.
4 bước thoa kem chống nắng vừa hiệu quả lại an toàn cho da Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong việc chăm sóc da của phái đẹp, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng. Nhưng, liệu bạn đã biết cách thoa kem chống nắng cho da đúng cách để sản phẩm phát huy hiệu quả bảo vệ tốt nhất chưa? Vì sao cần dùng kem chống nắng để bảo vệ da?...