Tỉ phú Musk: Trả 8 USD/tháng để sở hữu ‘tick xanh’ trên Twitter
Ông chủ mới của mạng xã hội Twitter – tỉ phú Elon Musk cho biết người đăng ký sử dụng dịch vụ tài khoản ‘tick xanh’ trên nền tảng Twitter sẽ trả phí 8 USD/tháng.
Ngày 1-11, ông chủ mới của mạng xã hội Twitter – tỉ phú Elon Musk cho biết người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ tài khoản “tick xanh” trên nền tảng Twitter sẽ trả phí 8 USD/tháng, theo hãng tin Reuters.
Động thái này đánh dấu nỗ lực của tỉ phú Mỹ nhằm giúp Twitter giảm bớt phụ thuộc vào nguồn tiền quảng cáo.
Ông Musk viết trên Twitter ngày 1-11: “Hệ thống lãnh chúa và nông nô hiện tại của Twitter đối với những ai có hoặc không có tick xanh thật là nhảm nhí. Mọi người đều có quyền như nhau. Giờ đây tick xanh có giá 8 USD/tháng”. Ông cũng nói thêm rằng giá của dịch vụ này sẽ được điều chỉnh theo “ sức mua tương đương của từng quốc gia”.
Trong một tweet mới đây, chủ nhân Twitter khẳng định: “Những người than phiền hãy cứ tiếp tục phiền. Nhưng nó vẫn sẽ là 8 USD”.
Logo của mạng xã hội Twitter. Ảnh: REUTERS
Cũng theo tỉ phú Musk, những người đăng ký sở hữu “tick xanh” sẽ được ưu tiên khi trả lời bình luận và tìm kiếm, đồng thời có thể đăng video và đoạn âm thanh dài hơn cũng như phải xem ít quảng cáo hơn.
“Tick xanh” được đặt cạnh tên người dùng để xác nhận đó là tài khoản chính chủ. Twitter hiện đang miễn phí dịch vụ này cho hầu hết người dùng.
Video đang HOT
Theo một cuộc khảo sát của Reuters, hơn 80% người dùng Twitter cho biết họ sẽ không trả tiền để có “tick xanh”, khoảng 10% người được hỏi cho biết họ sẵn sàng trả 5 USD/tháng cho dịch vụ này.
Kể từ khi hoàn tất việc mua lại mạng xã hội Twitter vào tuần trước, tỉ phú Musk đã nhanh chóng giải tán hội đồng quản trị và sa thải nhiều giám đốc hàng đầu của công ty này. Nhiều động thái của ông Musk được đánh giá là đang gây quan ngại cho các nhà quảng cáo – nguồn thu nhập chủ yếu của Twitter.
Twitter sẽ trở thành Wechat thứ 2?
Theo tỉ phú Elon Musk, việc mua lại Twitter sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một siêu ứng dụng có tên X.
Ảnh: Business Insider
Elon Musk mới đây đã thành công mua lại Twitter trị giá 44 tỉ USD. Hiện các nhân viên và người dùng đang băn khoăn không biết ông dự định làm gì với nền tảng mạng xã hội này.
Mặc dù có nhiều báo cáo khác nhau về ý định của Musk, tỉ phú này đã nhiều lần nói rằng việc mua lại Twitter sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một siêu ứng dụng, cái mà ông còn gọi là "ứng dụng chứa mọi thứ" (everything app).
Ông Elon Musk dự định đặt tên cho ứng dụng là X, như đã thảo luận trong một tweet hồi đầu tháng: "Mua Twitter là một động lực để tạo ra X, ứng dụng chứa mọi thứ."
X sẽ không phải là ứng dụng đầu tiên cố gắng bao phủ toàn bộ lĩnh vực. Trên thực tế, vào tháng 5, Musk đã chỉ ra rằng ông có thể tìm kiếm nguồn cảm hứng từ WeChat của Tencent, một ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc, một trong những siêu ứng dụng lớn nhất thế giới.
Theo đó, WeChat hoạt động như một dịch vụ toàn diện, cung cấp các cuộc gọi video, trò chơi, chia sẻ ảnh, chia sẻ chuyến đi, giao đồ ăn, giao dịch ngân hàng và mua sắm, cùng nhiều thứ khác.
Các siêu ứng dụng kiểu này vẫn chưa được ưa chuộng ở Mỹ nhưng Musk đã ám chỉ rằng ông có thể đang lên kế hoạch tạo ra ứng dụng đầu tiên tại xứ cờ hoa.
Đầu tháng này, Matt Navarra, một nhà tư vấn truyền thông xã hội, nói với Grace Kay của Insider rằng việc thay đổi hoàn toàn Twitter để xây dựng một siêu ứng dụng mới sẽ không mang lại ý nghĩa gì. Thay vào đó, ông gợi ý rằng nền tảng này có thể trở thành một "ứng dụng nhỏ" trong mạng lưới ứng dụng lớn hơn của ông Musk.
Ông Navarra nói thêm rằng các công ty dường như không muốn quảng cáo bên cạnh các bài đăng có thể bị dán nhãn xấu, nhưng lưu ý rằng đây có thể là một động thái tốt để Twitter đa dạng hóa các nguồn doanh thu của mình.
Đối thủ của WeChat?
Ông Musk hình dung ứng dụng của mình tương tự như WeChat của Trung Quốc, tích hợp nhiều tính năng như nhắn tin, thanh toán tài chính và giao đồ ăn để thu hút người dùng sử dụng cả ngày.
Trở lại vào tháng 6 năm nay, ông Musk đã đề cập đến WeChat trong một cuộc họp với các nhân viên của Twitter.
Ông nói rằng "không có WeChat tương đương bên ngoài Trung Quốc" và có một cơ hội thực sự để tạo ra điều đó với Twitter.
Ông nói thêm: "Về cơ bản, bạn luôn dựa vào WeChat khi ở Trung Quốc vì ứng dụng này rất hữu ích cho cuộc sống hàng ngày. Tôi nghĩ nếu chúng ta đạt được điều đó hoặc thậm chí gần đạt được điều đó với Twitter, đó sẽ là một thành công."
WeChat có hơn 1 tỉ người dùng hoạt động hàng ngày và khoảng 3.000 người làm việc cho ứng dụng, một người có kiến thức về hoạt động kinh doanh của WeChat nói với Insider vào đầu tháng này.
Vào tháng 5, ông Musk đã mô tả WeChat là "Twitter, cùng với PayPal và một loạt các nền tảng khác được tập hợp thành một ứng dụng với giao diện tuyệt vời."
"Tầm nhìn lớn"
Tỉ phú Elon Musk đã tuyên bố rằng việc mua lại Twitter có thể đẩy nhanh quá trình tạo ra siêu ứng dụng của ông từ 3 đến 5 năm nữa.
Vào tháng 8, ông Musk đã trêu chọc X.com, một tên miền mà ông đã mua lại vào năm 2017, là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Twitter.
Tại cuộc họp cổ đông thường niên của Tesla vào cùng tháng, Musk nói với các cổ đông rằng ông có "tầm nhìn lớn hơn về những gì mà tôi nghĩ Tập đoàn X có thể làm trong tương lai."
"Đó là một tầm nhìn khá lớn và tất nhiên, có thể bắt đầu lại từ đầu nhưng tôi nghĩ Twitter sẽ đẩy nhanh điều đó hơn 3-5 năm", ông nói.
Giám đốc điều hành Fintech Larry Lee, người đảm nhận vai trò giám đốc toàn cầu mạng lưới tài chính của Rapyd, cho biết tại một hội nghị hôm thứ Ba rằng Elon Musk là "cơ hội tốt nhất" mà Mỹ có để tạo ra một siêu ứng dụng.
Ban lãnh đạo Twitter giải thể, tỷ phú Musk trở thành giám đốc duy nhất Tỷ phú Elon Musk đã trở thành giám đốc duy nhất của Twitter sau khi ông hoàn tất hợp đồng mua lại trang mạng truyền thông xã hội này với giá 44 tỷ USD và giải thể toàn bộ ban lãnh đạo. Tài khoản Twitter của tỷ phú Elon Musk trên màn hình điện thoại và ảnh chụp ông Musk (phía sau) ....