Tỉ phú Elon Musk gây sốt tại Trung Quốc, hứa mở rộng kinh doanh
Tỉ phú Elon Musk đã ca ngợi sinh khí và tiềm năng phát triển của Trung Quốc và hứa sẽ mở rộng kinh doanh tại nước này trong chuyến thăm đầu tiên sau hơn 3 năm.
Tỉ phú Elon Musk đang gây sốt tại Trung Quốc khi được không chỉ người dân nước này chào đón mà còn được gặp gỡ 3 vị bộ trưởng.
Theo AFP, ông chủ hãng xe điện Tesla đến Bắc Kinh vào ngày 30.5 và đã gặp Ngoại trưởng Tần Cương, Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào và Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Kim Tráng Long. Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của ông Musk trong hơn 3 năm. Vị tỉ phú cũng ăn tối cùng ông Tăng Dục Quần (Zeng Yuqun), Chủ tịch hãng CATL sản xuất pin hàng đầu Trung Quốc.
Tỉ phú Elon Musk lên xe Tesla tại khách sạn ở Bắc Kinh ngày 31.5
REUTERS
Trong cuộc gặp Ngoại trưởng Tần ngày 30.5, ông Musk nói Tesla sẵn sàng mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc.
Trong cuộc gặp Bộ trưởng Vương ngày 31.5, tỉ phú Mỹ ca ngợi “sinh khí và tiềm năng phát triển của Trung Quốc”. Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông báo cho biết ông Musk đã bày tỏ sự tự tin vào thị trường Trung Quốc và sẵn sàng tiếp tục thắt chặt hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Video đang HOT
Ông cảm ơn chính quyền sở tại vì đã hỗ trợ nhà máy của Tesla tại Thượng Hải trong giai đoạn thành phố bị phong tỏa vì Covid-19. Cùng ngày, vị tỉ phú thảo luận việc phát triển các phương tiện năng lượng mới và phương tiện kết nối thông minh cùng Bộ trưởng Kim.
Mặt khác, tỉ phú Elon Musk còn cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung “không phải là trò chơi có tổng bằng không”, đồng thời phản đối việc phân ly kinh tế giữa hai nước, theo các thông báo của phía Trung Quốc. “Lợi ích của Mỹ và Trung Quốc gắn liền với nhau, như cặp song sinh không thể tách rời”, ông Musk được trích lời.
Đến nay, tỉ phú Elon Musk và Tesla chưa ra tuyên bố nào về chuyến đi.
Tỉ phú Elon Musk gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tại Bắc Kinh ngày 30.5. Ảnh REUTERS
Chuyến thăm không công bố trước của ông Elon Musk đã tạo nên cơn sốt tại quốc gia tỉ dân. Nhiều “ cư dân mạng” gọi ông là “thần tượng toàn cầu”, “người tiên phong”. Ngay cả thực đơn gồm 16 món của bữa tối mà ông dùng cùng Chủ tịch CATL tại một nhà hàng nổi tiếng ở Bắc Kinh cũng được lan truyền khắp mạng xã hội, theo Reuters.
Từ khi Trung Quốc bãi bỏ các chính sách phòng chống Covid-19, nhiều doanh nhân hàng đầu của Mỹ đã đến nước này. Trong tuần này, Chủ tịch Ngân hàng JPMorgan Jamie Dimon và Tổng giám đốc Starbucks Laxman Narasimhan cũng đến Trung Quốc, sau chuyến thăm hồi tháng 3 của Tổng giám đốc Apple Tim Cook. Tuy nhiên, không chuyến đi nào nổi bật như của ông Elon Musk.
Theo Reuters, máy bay riêng của vị tỉ phú đã rời Bắc Kinh đến Thượng Hải vào tối 31.5. Ông Elon Musk dự kiến thăm và gặp nhân viên nhà máy Tesla tại Thượng Hải trong đêm. Năm ngoái, nhà máy này sản xuất hơn 700.000 chiếc xe mẫu Model Y và Model 3, chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu.
Trung Quốc cảnh báo bất ngờ về rủi ro thực sự đối với châu Âu
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cảnh báo rằng "rủi ro" thực sự mà châu Âu phải đối mặt không phải Bắc Kinh, mà đến từ "một quốc gia nào đó" đang tiến hành một "cuộc chiến tranh lạnh mới".
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock tại cuộc gặp ngày 9/5 ở Berlin. Ảnh: AP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SMCP) đưa tin khi được hỏi về chiến lược "giảm thiểu rủi ro" của Liên minh châu Âu (EU), ông Tần Cương cho rằng chính sách đó sẽ khiến lục địa này mất đi sự trung lập, đồng thời thời chỉ ra một mối nguy cơ thực sự đối với châu Âu.
Không đề cập đến quốc gia cụ thể nào là "rủi ro" thực sự, song Ngoại trưởng Tần Cương cáo buộc Mỹ đang xúi giục châu Âu đối đầu với Trung Quốc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 9/5, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cho biết "một quốc gia nào đó" đã lạm dụng tình trạng độc quyền về tiền tệ của mình và gây ra lạm phát cũng như là khủng hoảng tài chính trong nước, với những tác động lan rộng nghiêm trọng.
"Đây là những rủi ro thực sự cần được xem xét nghiêm túc. Nếu xảy ra 'chiến tranh lạnh mới', nó không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, mà lợi ích của châu Âu cũng sẽ bị hy sinh... Đó là rủi ro thực sự cần quan tâm", ông Tần Cương kết luận sau cuộc gặp thứ hai với người đồng cấp Đức trong tháng qua.
Ông lấy dẫn chứng cho lập luận của mình bằng một báo cáo do Viện Nghiên cứu Kinh tế Áo và Quỹ Doanh nghiệp Gia đình công bố hồi đầu tháng này, ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ giảm 2% nếu nước này chia tách với Trung Quốc.
Chiến lược giảm thiểu rủi ro được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen công bố hồi tháng 3, tập trung vào chiến lược loại bỏ châu Âu khỏi nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng của Trung Quốc và hạn chế thương mại trong các công nghệ nhạy cảm như trí tuệ nhân tạo, vi mạch và điện toán lượng tử.
Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng việc tách rời Trung Quốc là "không khả thi" cũng như không đem lại lợi ích cho châu Âu. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhiều lần bác bỏ ý định tách rời Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Tần Cương đánh giá cao lập trường của Berlin và Brussels, song nêu ra mối lo ngại rằng chiến lược giảm thiểu rủi ro của EU có thể trở thành một quá trình "khử Trung Quốc" tại lục địa này, dẫn đến cắt đứt các cơ hội, hợp tác, ổn định và phát triển.
EU là một đồng minh trung thành của Mỹ những cũng phụ thuộc mạnh mẽ vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Do vậy, các nước châu Âu đang buộc phải đấu tranh để cân bằng giữa mong muốn tham gia hợp tác về thương mại và đầu tư với Trung Quốc, cùng lúc đó là đẩy lùi các tuyên bố về sự ràng buộc kinh tế theo lo ngại của Mỹ.
Với việc Trung Quốc chuẩn bị cử một phái đoàn đặc biệt đến hòa giải hòa bình ở Ukraine, ông Tần Cương và người đồng cấp Đức cũng thảo luận về cuộc chiến này. Bắc Kinh đã kêu gọi Berlin đi đầu trong việc xây dựng một khuôn khổ an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững.
Ngoại trưởng Trung Quốc đồng thời phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt tiềm tàng của EU đối với 8 công ty Trung Quốc có giao dịch với Nga. Ông nhấn mạnh rằng đây là "sự trao đổi và hợp tác bình thường giữa các công ty Trung Quốc và Nga".
Ông cho biết Trung Quốc sẽ có phản ứng thích đáng để bảo vệ vững chắc lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, nếu EU áp đặt trừng phạt.
Ngoài ra, ông cũng tái khẳng định rằng luật pháp Trung Quốc cấm vận chuyển vũ khí đến các khu vực có xung đột, cũng như có các quy định chặt chẽ quản lý việc xuất khẩu hàng hóa có thể được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Quan chức Nga bình luận về phát biểu 'bàn tay vô hình' trong xung đột ở Ukraine Sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương nói có "bàn tay vô hình" điều khiển xung đột ở Ukraine, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bình luận rằng chính Mỹ là "bàn tay" đó. Ông Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, ông Peskov nói với các phóng viên ngày 7/3: "Về vấn đề này, chúng tôi có thể không...