Tỉ lệ iPhone hư hại do nước đang ngày càng giảm trong những năm gần đây
Số lượt tìm kiếm trên Google Trend cho thấy tỉ lệ bị hỏng iPhone do nước đang ngày càng giảm trong những năm gầy đây.
Những năm gần đây, Apple quyết định gia tăng độ bền cho những chiếc điện thoại do họ sản xuất bằng cách tích hợp chức năng chống nước trên điện thoại iPhone, điều này giúp phòng tránh được nhiều nguy cơ hư hại cho người dùng trước những tai nạn bất ngờ về nước.
Để thấy được độ hiệu quả của khả năng chống nước trên iPhone, mới đây, chủ tài khoản Reddit Jonny970 đã quyết định thực hiện một cuộc điều tra về xu hướng tìm kiếm trên Google Trends và thấy rằng tỉ lệ hư hại do nước của người dùng iPhone đã giảm đáng kể từ sau thế hệ iPhone 6s. Thú vị ở chỗ iPhone 6s là mẫu điện thoại đầu tiên được Apple tích hợp cơ chế chống nước, dù khá đơn giản để có thể đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nào nên Apple không hề xác nhận.
Dựa trên số lượt tìm kiếm thông tin về iPhone bị hỏng do nước ngày một giảm, có thể nhận thấy tính năng chống nước trên những chiếc iPhone thế hệ mới đang ngày càng tốt hơn. Quan sát biểu đồ từ Google Trend dưới đây, bạn sẽ thấy rằng tỉ lệ tìm kiếm thông tin liên quan đến lỗi kĩ thuật do nước trên iPhone chỉ tăng đột biến vào những tháng mùa hè, khi người dùng bắt đầu đi bơi hoặc đi biển du lịch.
Hiện iPhone XS và iPhone XS Max được Apple công bố là có khả năng chống nước đạt chuẩn IP68, điều này đồng nghĩa với việc chúng có thể sống tốt ở mực nước sâu 1 mét trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, lưu ý là thông số này được đo đạc dựa trên những tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm và không loại trừ khả năng sai lệch trên thực tế, do đó, bạn không nên chủ động đem chiếc iPhone yêu quý của mình vào nước để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra nhé.
Theo FPT Shop
Nhìn lại "thảm họa" iPhone 5c Apple lụi tàn khi không còn "đắt xắt ra miếng"
Nhiều người đùa rằng iPhone 5c thật ra chỉ là "bình phong", một sự lựa chọn tồi đến nỗi người dùng phải bỏ thêm 100 USD để mua iPhone 5s.
Nội dung nổi bật:
Bối cảnh: Qua nhiều đợt ra mắt, iPhone đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, nhưng đa phần tập trung ở phân khúc khách hàng có thu nhập cao.
Kế hoạch: Nhận thấy iPhone đang bỏ qua một thị trường tầm trung cực kỳ tiềm năng, Apple quyết định tung ra iPhone 5c để chiếm luôn thị phần này.
Video đang HOT
Kết quả: Đánh mất bản chất của mình, iPhone 5c nhận lấy thất bại ê chề, bị bán tống bán tháo và ngừng kinh doanh chóng vánh chỉ sau 2 năm.
Vết nhơ khó gột rửa
Trong suốt chặng đường kinh doanh "huy hoàng" của Apple, có thể nói iPhone 5c là một bài học quá đau đớn. Nằm trong loạt cập nhập iPhone đời 5 được ra mắt bởi Tim Cook, quá tự tin với thương hiệu của mình, Apple đã ra một quyết định "sốc" khi nhắm tới phân khúc khách hàng chưa có đủ khả năng xài iPhone.
Nhằm cho phép phân khúc mới này được "tận hưởng" trải nghiệm iPhone xa xỉ và sau đó là "giam" họ trong hệ sinh thái Apple. Một mẫu iPhone với giá rẻ là điều kiện tiên quyết, và đó là lý do chiếc iPhone 5c với vỏ ngoài sặc sỡ ra đời.
Ra mắt cùng với mẫu iPhone 5s, nhưng chiếc iPhone 5c chỉ sở hữu phần cứng và công nghệ của phiên bản iPhone 5 tiền nhiệm. Sự thay đổi rõ ràng nhất là vỏ ngoài, khiến người dùng ngay lập tức băn khoăn liệu đây có phải là chiêu "bình mới, đồ cũ".
Tim Cook lập tức bị cư dân mạng chế giễu
Sự ra mắt này khiến nhiều chuyên gia phân tích bất ngờ, vì kể từ khi iPhone đầu tiên ra đời, các mẫu sau đó luôn thể hiện sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ và thiết kế và đẩy phiên bản tiền nhiệm vào quên lãng. Nhưng lần này Apple lại quyết định giữ nguyên công nghệ cũ, bỏ nó vào một bộ khung nhựa, và tiếp tục trình làng song song với phiên bản đã được nâng cấp.
Các mẫu iPhone 5c đã tô điểm không ít sắc màu cho những cửa hàng Apple có phần lạnh lẽo, nhưng đối với ban quản lý, iPhone 5c chỉ mang lại những khuôn mặt có màu sắc tím tái.
Thời thú nhận của người trong cuộc
Ken Segall - Cựu giám đốc Quảng cáo của Apple
Cựu giám đốc Quảng cáo Ken Segall của Apple đã thú nhận: "Ngay từ đầu, ban quản trị cấp cao đã xác định "nhựa" là từ khóa chính trong chiến lược kinh doanh iPhone 5c. Đoạn quảng cáo đầu tiên cũng được đặt tên "Nhựa hoàn mỹ" với Giám đốc Thiết kế Jony Ive liên tục trình bày vẻ đẹp của mẫu điện thoại này, lặp đi lặp lại cụm từ "nhựa không biện hộ".
Tự hào biến điểm yếu thành điểm mạnh không phải là một chiến thuật marketing mới, nhưng đây là lần đầu tiên Apple sử dụng nước cờ mạo hiểm này. Tiếc thay cho Apple, với số lượng anti-fan quá đông và nguy hiểm, "nhựa không biện hộ" nhanh chóng trở thành một trò đùa trên mạng, góp phần làm giảm mức độ quan tâm vốn dĩ đã quá thấp đối với iPhone 5c."
Không những thế, chính iFan là người đã ra sức chỉ trích chiếc vỏ nhựa rẻ tiền của đối thủ Samsung, và việc Apple tung ra một chiếc iPhone nhựa không khác gì "vạch áo cho người xem lưng".
Loạt iPhone 5c bị ví như... những chiếc dép Crocs.
Theo Segall, điểm yếu thứ 2 của dòng iPhone 5c là giá thành, tuy cố tình dùng chữ "c" để người dùng nghĩ đến "cheap", nhưng những chiếc iPhone quá màu đã gây thất vọng chỉ rẻ hơn mẫu iPhone 5s tân tiến chỉ 100 USD.
Kết thúc bài chia sẻ "sự cố 5c", Segall kết luận rằng Apple chỉ nên tập trung làm những sản phẩm flagship như từ trước đến nay để tránh mắc sai lầm một lần nữa.
Vậy Apple sai chỗ nào?
- Đánh mất bản thân: Apple đã đi ngược lại với bản chất "nói không với giá rẻ". Đây là một trong những nguyên tắc hệ trọng nhất mà Steve Jobs đã đặt ra. Apple thừa hiểu rằng sản phẩm của mình luôn sở hữu giá thành cao so với đối thủ, nhưng đi kèm là cam kết về công nghệ, cấu thành, thiết kế và "độ sang chảnh".
Trong khi đó, Iphone 5c với những sắc thái quá màu và vỏ nhựa "rẻ tiền" không khác gì một chiếc điện thoại nhái Apple của Trung Quốc.
- Giá trị và giá thành: Iphone 5c có mức giá mở bán là 99 USD cho phiên bản 16GB và 199 USD cho 32 GB, nhưng song song đó là iPhone 5s 16GB được tung ra ngay trong đêm với mức giá 199 USD.
Với 100 USD chênh lệch, người dùng chắc chắn sẽ đổi dung lượng để lấy cấu hình, biến iPhone 5c là một lựa chọn "ngu ngốc".
- Công nghệ: Vào năm 2013, iPhone 5s là dòng điện thoại đầu tiên sở hữu công nghệ bảo mật vân tay cao cấp của Apple, chưa kể một số cam kết bảo mật khác được tích hợp trong hệ điều hành
Trong khi đó, iPhone 5c không những không có bảo mật vân tay mà còn thiếu hàng loạt công nghệ mới khác, khiến sản phẩm này đã tệ càng thêm tệ.
Kết quả
Trái ngược với bao kỳ vọng của Apple, "thử nghiệm 5c" chỉ đem về nỗi thất vọng. Doanh thu trên toàn cầu sụt giảm liên tục khi thị phần mà iPhone 5c nhắm tới hoàn toàn không có mong muốn sở hữu chiếc "iPhone nhựa", khiến Apple liên tục giảm giá iPhone 5c để xả tồn kho.
Chênh lệch "một trời một vực" giữa iPhone 5s và 5c
Điều tích cực duy nhất của iPhone 5c là nó đã trở thành một sự lựa chọn quá tồi để người dùng quyết định mua iPhone 5s. Trong khi doanh thu của iPhone 5c giảm ngày qua ngày, iPhone 5s ngày một bức phá và trở thành phiên bản điện thoại thành công nhất cho đến thời điểm đó của Apple.
Quyết định kết thúc sớm "nỗi nhục", Iphone 5c nhanh chóng bị Apple ngừng kinh doanh ngay trong năm 2015, tức chỉ 2 năm sau ngày trình làng. Sau đó iPhone 5c chỉ xuất hiện thêm một vài lần với mức giá cực ưu đãi để "dọn kho".
Trong khi đó, người anh em 5s vẫn được Apple phân phối chính thức trên website vào đầu năm năm 2019 với giá 249 USD dưới sự ủng hộ nhiệt liệt của người tiêu dùng trên toàn thế giới, đánh dấu 2 số phận cực kỳ khác biệt giữa 5s và 5c.
Theo GenK
iPhone OLED tương lai sẽ dùng màn hình của Japan Display Japan Display hy vọng rằng sau khi được đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất màn hình OLED, Apple sẽ tiếp tục đặt hàng loại màn hình này cho các mẫu iPhone thế hệ tiếp theo. Một kế hoạch giải cứu Japan Display (tránh bị phá sản) được đồn đại từ lâu nhưng bây giờ công ty mới chính thức xác nhận,...