Tỉ lệ chọi lớp 6 Hà Nội cao chót vót: Phụ huynh làm giáo viên “bất đắc dĩ”
Không chỉ thi vào lớp 10, những “cuộc đua” thi vào lớp 6 của trường hot tại Hà Nội cũng “ nóng” không kém thi đại học. Và đồng hành cùng con, nhiều phụ huynh trở thành giáo viên “bất đắc dĩ”.
Những trường THCS có danh tiếng luôn là mục tiêu của phụ huynh có con dự thi lớp 6 hằng năm. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Bố mẹ thay nhau kèm con học
Thời gian này, “dạo” một vòng quanh các hội nhóm của các phụ huynh có con ôn thi lớp 6 đã thấy sôi nổi việc tìm lớp cho con học thêm, hay cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để ôn thi vào những trường “hot”. Bên cạnh những phụ huynh quyết tâm cho con đi học tại các “lò” luyện thi lớp 6, vẫn có những ông bố bà mẹ quyết định tự kèm con học.
Chia sẻ với Lao Động, chị Lò Phượng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết do thời gian thi đã gấp rút nên chị đã quyết định không cho con theo các lớp ôn thi mà tự dạy ở nhà: “Tôi và chồng tự kèm cho con kể cả toán, văn, anh. Bố cháu tìm hết các đề thi thử, đề thi các năm trước ở các trường chất lượng cao để con tập làm. Chúng tôi cũng muốn con thi vào trường chất lượng cao nhưng cũng không quá đặt nặng đỗ, trượt”.
Phụ huynh luôn theo sát con những ngày ôn thi. Ảnh: Hải Nguyễn.
Cũng có con năm nay thi vào lớp 6, gia đình chị Trần Thanh Hương (Nam Từ Liêm) kết hợp cả việc bố mẹ kèm con ôn luyện và đi học thêm 3 môn thi, mỗi môn 1 buổi/ tuần. “Do bài tập trên lớp không nhiều nên tối con thường học khoảng 1,5 tiếng để làm bài tập và ôn luyện thi, bố mẹ thay nhau kèm cặp con. Ban đầu tôi cũng tương đối áp lực do thấy nhiều hồ sơ, tuy nhiên về sau thoải mái hơn để tránh tạo áp lực và ép con phải học quá sức mình vì cũng có nhiều lựa chọn khác nữa”, chị Hương tâm sự.
Chưa chốt hồ sơ, nhiều trường đã có tỉ lệ chọi 1/9
Chưa đến hạn chốt hồ sơ nhưng các trường hot tại Hà Nội dự kiến tỉ lệ chọi vào lớp 6 năm nay ở mức cao, thậm chí có trường dự kiến tỉ lệ ở mức 1/20. Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie cho biết tới ngày chốt hồ sơ dự kiến sẽ có khoảng 900 hồ sơ đăng kí tham gia kì kiểm tra năng lực, như vậy tỉ lệ chọi có thể lên tới 1/9.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Khang cho biết thêm trường sẽ thi 2 môn Toán và Tiếng Anh, riêng môn Toán ở mức độ thông hiểu, phụ huynh không cần quá lo lắng mà bắt con phải đi học thêm, học nhiều.
Ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie. Ảnh: Marie Curie.
Trong khi đó, ông Phạm Trung Dũng – Hiệu trưởng trường THCS Lương Thế Vinh cho biết trường dự kiến trường sẽ nhận được khoảng 2000 hồ sơ ở cả hai cơ sở theo hình thức nộp trực tuyến.
Kì thi vào lớp 6 của trường Lương Thế Vinh sẽ bao gồm 3 môn Văn, Toán và Tiếng Anh. “Đây là kì kiểm tra năng lực chứ không phải đánh giá kiến thức đơn thuần nên không cần ôn luyện quá nhiều. Các em cứ làm hết khả năng, trường sẽ xét tuyển từ cao – thấp”, ông Dũng nói.
Còn đối với trường công lập thí điểm hệ song bằng, ông Đặng Việt Hà – Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An cho biết trường vẫn tổ chức xét tuyển theo địa bàn quận, ngoài ra các em dự thi hệ song bằng sẽ hoàn tất phiếu đăng kí ngày 27.6 và 16.7 trường sẽ công bố danh sách dự tuyển.
Các nhà cung cấp sách giáo khoa bỏ quên thầy trò, tập trung tiếp cận lãnh đạo?
Đối tượng cần tiếp cận nhất để giới thiệu sách hiện nay là học sinh và giáo viên thì chẳng thấy ai quan tâm đến.
Chỉ còn vài tháng nữa là sách giáo khoa mới được thay thế cho sách giáo khoa hiện hành ở bậc tiểu học.
Ông Ngô Trần Ái người ngoài cùng bên phải đang giới thiệu sách giáo khoa mới (ảnh nguồn báo daibieunhandan.vn)
Thế nhưng đến tận bây giờ, khi năm học đã bước sang tuần học thứ 22/35 tuần nhưng bóng dáng những bộ sách giáo khoa mới vẫn chưa được xuất hiện ở các trường tiểu học.
Được biết, tác giả của nhiều bộ sách giáo khoa mới đang rất khẩn trương tiếp cận một số địa phương và một số trang thông tin, tổ chức nhiều diễn đàn để quảng bá cho bộ sách của mình.
Đối tượng họ nhắm tới là cấp lãnh đạo, các nhà quản lý ngành giáo dục ở các địa phương.
Trong khi đối tượng cần tiếp cận nhất hiện nay là học sinh và giáo viên thì chẳng ai quan tâm đến.
Trường học vẫn sinh hoạt chuyên môn theo kiểu cũ
Cho đến thời điểm này hàng tuần, hàng tháng rất nhiều trường tiểu học vẫn giữ kiểu sinh hoạt chuyên môn "muôn năm cũ".
Những tiết dạy thao giảng, dự giờ theo giáo trình cũ cùng với những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học vẫn thiên về truyền đạt một chiều, thụ động.
Một số địa phương không chỉ tổ chức dạy, thao giảng cấp tổ, cấp trường mà còn yêu cầu thao giảng liên trường, cụm trường.
Thực hành, nghe những điều "đã nhừ như cháo, nhão như tương", đã vận dụng vài chục năm qua chẳng đem lại hứng thú, hào hứng gì cho thầy và trò.
Trong khi những điều giáo viên thật sự cần, thật sự thiết thực để góp phần tạo nên thành công cho chương trình mới lại bị bỏ lơ.
Chúng tôi muốn được dạy thử trước khi chọn sách
Chúng ta cứ thử hình dung, nếu ngay từ thời điểm này, tất cả các trường tiểu học đã có trong tay 5 bộ sách giáo khoa.
Và những buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, chuyên môn trường định kỳ giáo viên trong trường sẽ dạy từ 1-2 tiết ở 2 môn.
Mỗi tuần thực hiện dạy mỗi bộ sách và hết lượt lại quay vòng cho đến hết. Với những trường học 1 buổi chỉ có thể tổ chức dạy thực nghiệm vào thứ 7.
Nhưng trường học 2 buổi thì nên bố trí một số tiết bổ sung để dạy thực nghiệm sách giáo khoa mới.
Được dạy thực tế trên lớp. Bài dạy tự nhiên không có sự chuẩn bị nhiều, chính thầy cô sẽ biết được ưu và nhược của những bộ sách ấy.
Như việc tiếp thu của học sinh, hiệu quả khi triển khai tiết dạy, hình thức tổ chức và phương pháp áp dụng đã thật sự phù hợp chưa?
Học sinh học được gì sau bài học ấy...
Hoặc với thời lượng 1 tiết 35 phút những nội dung cần triển khai có phù hợp? (Tránh tình trạng chương trình cũ nội dung kiến thức từng bài quá chênh lệch nhau, tiết quá nhẹ, tiết lại quá nặng...).
Sau những tiết dạy thực tế, giáo viên sẽ biết bộ sách nào phù hợp với học sinh của mình.
Còn như bây giờ, tác giả của các bộ sách đương nhiên sẽ dùng hết mỹ từ ca ngợi sách của mình.
Và nếu không cẩn thận chúng ta sẽ chọn những bộ sách không phù hợp với chính học sinh trường mình, địa phương mình thì thật là đáng tiếc.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net
Hỗ trợ 3,63 triệu/tháng, ngành sư phạm đã đủ hấp dẫn? Hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng cho sinh viên sư phạm ngoài việc miễn học phí là điều Bộ GD-ĐT đang tính đến để thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. Song chừng ấy liệu đã đủ hấp dẫn? Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi...