Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam hoàn thành huấn luyện ở Ấn Độ
60 thủy thủ tàu ngầm Việt Nam đã hoàn thành khóa huấn luyện kéo dài 6 tháng tại trường huấn luyện tàu ngầm INS Satavahana của Ấn Độ.
Ngay trước khi diễn ra chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ngày 31/8 vừa qua, tại trường đào tạo INS Satavahana – một trường hàng đầu của Hải Quân Ấn Độ, 20 sĩ quan và 40 thủy thủ của kíp tàu ngầm Kilo thứ sáu của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành khóa huấn luyện sáu tháng tại trường huấn luyện tàu ngầm INS Satavahana.
Một số thông tin từ phía Ấn Độ cho biết, khóa đào tạo 6 tháng của 60 sĩ quan và thủy thủ tàu ngầm vận hành tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam mới chỉ được tiếp cận những khóa học cơ bản về tàu ngầm.
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam.
Trong chuyến thăm mới đây (5/6) của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ tướng Manohar Parrikar, phía Việt nam đã bày tỏ mong muốn phía Ấn Độ sẽ giúp đào tạo các sĩ quan và thủy thủ vận hành tàu ngầm của Việt Nam các kỹ năng chuyên sâu về các kỹ năng chiến thuật tác chiến chống ngầm tiên tiến. Đó là điều mà phía Việt Nam thực sự cần để có thể giúp làm chủ được lực lượng tàu ngầm, khi mà Việt Nam sắp được trang bị đầy đủ 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 từ Nga theo hợp đồng được ký kết vào năm 2009.
Tàu ngầm lớp Kilo 636 được trang bị ngư lôi, mìn và tên lửa diện tàu chiến và các cơ sở trên mặt đất, đây là loại trang bị có thể giúp quốc gia sử dụng buộc kẻ thù phải trả giá đắt với một lực lượng nhỏ và vừa với chiến thuật du kích trên biển.
Tuy nhiên, việc vận hành tàu ngầm trong chiến thuật đánh du kích không hề đơn giản như việc sử dụng chiến thuật này trên bộ. Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có một lực lượng tàu ngầm mới hiện đại như hiện nay, nhưng các kỹ năng chiến thuật tác chiến tàu ngầm thì phía Việt Nam đang ở mức gần bằng không. Do đó phía Việt Nam đang tìm tòi và học hỏi các kỹ năng này.
Theo báo chí Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ đã được trang bị và vận hành tàu ngầm trong vùng biển nhiệt đới với kinh nghiệm trên 30 năm. Cần phải đào tạo cho các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam các kỹ năng chiến thuật tác chiến tàu ngầm hiện đại, để họ có thể khai tác tốt nhất các ưu thế của tàu ngầm lớp Kilo khi tác chiến trên Biển Đông.
Video đang HOT
Tại Hà Nội ngày 3/9 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thông báo việc cung cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương. Nhiều chi tiết còn chưa được hé lộ.
Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ có thể cung cấp nhiều trang bị vũ khí mới cho Việt Nam, như tên lửa BrahMos, ngư lôi hạng nặng Varunastra, tàu tuần tra, các gói nâng cấp tàu chiến Petya, đào tạo phi công Việt Nam tại Ấn Độ, nâng cấp xe tăng T-54/55…
Và việc đào tạo chuyên sâu các kỹ năng tác chiến tàu ngầm cho hải quân Việt Nam cũng hết sức cần thiết, điều đó không chỉ giúp Hải quân Nhân dân Việt Nam có thể gây nên thiệt hại nặng cho kẻ xâm lược trên Biển Đông, mà thậm chí họ còn có thể đánh địch ngay tại sân sau của chúng. Không những thế, đây còn là cơ hội để Ấn Độ thêm “thép” và chính sách “hành động hướng Đông”.
Theo Kiến Thức
Việt-Mỹ hợp tác sản xuất...tàu ngầm: Liệu có khả thi?
Báo mạng Sina của Trung Quốc tin rằng, Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác cùng nhau nghiên cứu sản xuất tàu ngầm động cơ điện-diesel.
Theo tờ báo Sina, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tàu ngầm Mỹ vừa trình một báo cáo đánh giá đầu tiên về khả năng nước này sẽ sản xuất loại tàu ngầm điện-diesel với mức độ hiện đại hóa cao. Đáng lưu ý rằng ở châu Á, tàu ngầm thông thường có một nhu cầu rất lớn, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, Singapore, Thái Lan.... Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc Việt Nam mua sắm các trang thiết bị vũ khí và tàu ngầm từ đối tác truyền thống là Nga. Vì điều đó không liên quan gì đến việc Nga xuất khẩu tàu ngầm và việc Việt Nam tự thiết kế chế tạo tàu ngầm.
Tờ Sina cũng đưa ra một nhận định "khó tin" rằng, tương lai Mỹ và Việt Nam có thể cùng nhau phối hợp để sản xuất tàu ngầm.
Việt - Mỹ hợp tác sản xuất tàu ngầm liệu có khả thi?
Trong trường hợp Mỹ và Việt Nam có thể cùng nhau hợp tác sản xuất tàu ngầm thông thường thì điều đó cũng có nghĩa là khách hàng quan trọng nhất của tàu ngầm Nga là Việt Nam đã chuyển sang tay Mỹ. Trước đó cũng đã có những thông tin cho biết rằng phía Việt Nam muốn mua hai loại máy bay quân sự từ Mỹ là máy bay F-16 và P-3C.
Đối với Việt Nam, tàu ngầm đã không chỉ được quan tâm và đưa vào sử dụng trong một hai năm nay. Tờ báo mạng Sina cho rằng, tàu ngầm đối với Việt Nam là "vũ khí ma thuật", Việt Nam đang tham gia vào rất nhiều dự án để chống tàu ngầm và nâng cao chiến thuật sử dụng tàu ngầm.
"Tuy nhiên cần phân tích các nhu cầu thực tế để thấy rằng, Việt Nam cần các tàu ngầm nhỏ dưới 2.000 tấn, chiều dài chỉ dưới 100 m, có khả năng phóng tên lửa hành trình ngư lôi tiêu diệt các mục tiêu trên biển. Dẫu vậy, do những hạn chế còn tồn tại của Hải quân Việt Nam, họ cũng cần một số loại tàu ngầm có thời gian hoạt động lâu ngày hơn để có thể nằm chờ địch lâu hơn", Sina bình luận.
Cũng theo tờ Sina, hiện tại Việt Nam cần đang tìm kiếm một số loại tàu ngầm mini phù hợp với khả năng tác chiến của Việt Nam, tuy nhiên trên thế giới chưa có loại nào phù hợp.
Tàu ngầm lớp Lada của Nga có rất nhiều ưu điểm mà Việt Nam đang cần, Việt Nam cũng muốn có một dây chuyền bảo trì sửa chữa và nâng cấp không chỉ tàu chiến mà cả tàu ngầm. Thế nhưng, điều quan trọng là nguồn ngân sách quốc phòng Việt Nam hiện chưa cho phép và phía Nga lại không muốn bán công nghệ.
Tàu ngầm đem lại lợi thế rất lớn khi giúp giành chiến thắng với tối thiểu vũ khí, từ lâu tàu ngầm luôn được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn, tàu ngầm là trang bị giúp nhiều quốc gia trên thế giới tạo sự cân bằng với đối thủ khi họ có trong tay các loại trang bị vũ khí cấp độ bán chiến lược quan trọng. Trong tình hình đặc biệt của châu Á, tốc độ gia tăng lực lượng tàu ngầm ở châu Á trong tương lai sẽ đem lại lợi thế cho Mỹ khi họ vẫn còn thời gian để dành chiến thắng.
Mỹ sở hữu công nghệ đỉnh nhất thế giới trong chế tạo tàu ngầm hạt nhân.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu quốc phòng Rand (RAND Corporation), trong lĩnh vực công nghệ tàu ngầm hạt nhân, thì các thiết kế của Mỹ là độc nhất vô nhị. Như vậy trên lý thuyết thì Mỹ có gần như toàn bộ một cách hoàn chỉnh các công nghệ để phát triển và sản xuất các tàu ngầm chạy bằng diesel-điện. Như các ứng dụng công nghệ điện tử, công nghệ phát hiện âm thanh, các hệ thống kiểm soát điều khiển tàu ngầm và vũ khí...chúng đều có thể tìm thấy trên các tàu ngầm nguyên tử. Mặc dù các trang thiết bị trang bị trên tàu ngầm khá là phức tạp, nhưng Mỹ đủ cơ sở và khả năng để phát triển một số phiên bản đơn giản và chuyển giao, mặc dù có thể chưa hoàn thiện nhưng đủ để tạo sức răn đe.
Trong một số lĩnh vực cụ thể của công nghệ tàu ngầm, Trung Quốc và Nhật Bản thường trang bị và sử dụng các loại động cơ hệ thống khí tuần hoàn độc lập (AIP). Mặc dù Mỹ không sản xuất loại này, nhưng họ hoàn toàn có thể mua được loại động cơ này từ Thụy Điển một cách quá dễ dàng mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào. Khi Mỹ không cần đến loại động cơ phức tạp như AIP thì cũng có thể sử dụng các công nghệ tương tự như tàu ngầm Kilo của Nga hay Soryu của Nhật Bản với động cơ diesel-điện.
Hiện tại các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ cũng có sử dụng pin, tuy một số lượng nhỏ, năng lượng ít, không thể bằng của Nga và của Nhật, nhưng Mỹ có thể dễ dàng mời các chuyên gia của Đức hay của Nhật Bản giúp chuyện này. Nói chung, trong lĩnh vực này Mỹ không lo thiếu kinh nghiệm, mà ngược lại có thể góp phần nâng cao công nghệ trong tương lai, ít nhất là người Mỹ nghĩ như thế.
Nhưng đã 50 năm Mỹ không chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân, tàu ngầm nhỏ dưới 100m. Điều đó lại là rào cản rất lớn.
Với các công nghệ sẵn có trên, việc Mỹ muốn đóng một số tàu ngầm thông thường xuất khẩu sang châu Á, các đối thủ của Trung Quốc sẽ có những trang bị vũ khí mới tiềm năng.
Tuy nhiên, một chuyên gia phân tích cao cấp tại Rand Corporation không đồng tình với kế hoạch trên. Ông phát biểu với truyền thông Mỹ rằng, công nghệ phát hiện tiếng ồn dưới nước và giảm tiếng ồn trên tàu ngầm hạt nhân rất khác biệt, cùng với việc đã 50 năm qua Mỹ không có một tàu ngầm phi hạt nhân nào.
"Như vậy, nếu bây giờ Mỹ "cả gan" cùng Việt Nam hợp tác đóng tàu ngầm thông thường thì không những sẽ tạo ra những chiếc tàu ngầm với giá thành đắt mà hiệu suất lại không cao. Đó là phản tác dụng, Mỹ cần phải nghiên cứu lại", vị chuyên gia cho biết.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc sẽ làm gì nếu thua kiện ở Biển Đông? Trung Quốc có thể lựa chọn đi theo 3 kịch bản sau đây nếu nhận được phán quyết bất lợi từ PCA. Tuy vậy, tất cả các hướng đi này đều xấu đối với châu Á. Ngày 12/7 tới đây, Tòa Trọng tài Thường trực sẽ chính thức đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý...