Thủy sản xuất khẩu chờ mùa lễ tết
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã tác động tiêu cực đến doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi nhiều đơn vị báo cáo giá trị xuất khẩu suy giảm mạnh.
Giá cá tra nguyên liệu sẽ tăng dần vào cuối năm.
Sụt giảm giá trị xuất khẩu, lợi nhuận
Kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 171,6 triệu USD trong tháng 8/2019, giảm 18,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,3 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nhập khẩu cá tra 7 tháng đầu năm vào thị trường Mỹ có mức giảm 35% so với cùng kỳ, do mức tồn kho cao và tâm lý chờ đợi kết quả cuối cùng của kỳ POR14 (tháng 5/2019).
Ngoài ra, BVSC cho rằng, diễn biến từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam trong ngắn hạn, khi các nhà nhập khẩu Mỹ chủ động dự trữ thủy sản Trung Quốc trước ngày các mức thuế trừng phạt có hiệu lực.
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) vừa cho biết, lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu của Công ty sụt giảm 9,8% so với cùng kỳ.
Cụ thể, Vĩnh Hoàn đã có nhiều tháng liên tiếp sụt giảm giá trị xuất khẩu. Theo biểu đồ cung cấp với nhà đầu tư vào ngày 10/9 vừa qua, có thể thấy liên tục các tháng 2 – 3- 4 – 5 – 7- 8/2019, giá trị xuất khẩu của VHC ở mức dưới 30 triệu USD, chỉ có tháng 1/2019 đạt 32 triệu USD và tháng 6/2019 đạt 40 triệu USD.
Giá trị xuất khẩu tích lũy từ tháng 1 đến tháng 8/2019 giảm 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng Vĩnh Hoàn kỳ vọng khối lượng xuất khẩu và giá trị tăng trưởng trong quý IV/2019 khi bước vào kỳ nghỉ cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh.
VHC cho biết, giá nguyên liệu cá tra có xu hướng phục hồi trong quý III/2019 vì hạn hán và vào đầu tháng 8/2019, bão số 3 ảnh hưởng đến sản xuất cá giống.
Video đang HOT
Cùng chung nhận định giá nguyên liệu cá tra có thể tăng trưởng, Công ty cổ phần Nam Việt (ANV) cho rằng, giá nguyên liệu cá tra hiện tại đã có dấu hiệu tăng trở lại từ mức 19.500 đồng/kg vào tháng 7 lên 22.000 đồng/kg trong những ngày đầu tháng 8.
Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú (MPC) cho biết, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý II/2019 của Công ty sụt giảm mạnh, chỉ đạt hơn 74 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ (quý II/2018 đạt hơn 219 tỷ đồng).
MPC lý giải, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Công ty phải mua nguyên liệu với giá cao hơn làm cho giá thành tăng, trong khi giá bán không tăng.
Lợi nhuận sau thuế bán niên năm 2019 của MPC ghi nhận con số 154 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ (đạt 328 tỷ đồng).
áng chú ý, doanh thu thuần của MPC trong kỳ tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận lại giảm 52,8%.
Giá vốn bán tăng (17,3%), chi phí bán hàng (tăng 33,3%), chi phí quản lý và chi phí tài chính của MPC trong kỳ đều tăng mạnh khiến cho lợi nhuận của MPC sụt giảm.
Quý IV thường là mùa cao điểm của các doanh nghiệp thủy sản khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. BVSC đánh giá triển vọng tích cực trong dài hạn đối với xuất khẩu thủy sản của VHC vào thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, VHC cho biết, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng. Trong những tháng đầu năm do bị ảnh hưởng bởi thắt chặt thương mại và kiểm soát chất lượng, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc thấp nhưng kể từ tháng 6/2019 bắt đầu hồi phục trở lại.
Bản tin IR của Công ty cổ phần ầu tư Nam Việt (ANV) cho biết, trong tháng 8/2019, giá trị nhập khẩu cá tra của Trung Quốc – Hồng Kông tiếp tục tăng trưởng ở mức 68% so với cùng kỳ, trong khi thị trường Mỹ sụt giảm tới 72% so với cùng kỳ.
Trong tháng 8/2019, Nam Việt xuất khẩu 14,6 triệu USD (tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái), tổng cộng đạt kim ngạch 93,1 triệu USD (tăng 14% so với cùng kỳ) 8 tháng đầu năm 2019. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu của ANV trong 8 tháng vừa qua là 49.200 tấn, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp này cũng kỳ vọng sẽ có những bước tăng trưởng trong các tháng cuối năm.
BVSC đánh giá triển vọng xuất khẩu tại Mỹ nói riêng và các thị trường khác nói chung sẽ tốt hơn vào những tháng cuối năm 2019 và năm 2020.
Việc thủy sản Trung Quốc bị Mỹ áp thuế cũng mở ra cơ hội tăng trưởng thị phần cho cá tra nói riêng, ngành thủy sản Việt Nam nói chung.
Hải Minh
Theo tinnhanhchungkhoan
Tăng trưởng liên tục, xuất khẩu thuỷ sản đối mặt hàng loạt thách thức
Mặc dù xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ nội lực cũng như từ thị trường xuất khẩu.
Đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh cắt băng khánh thành Hội chợ triển lãm. Ảnh: Thanh Nguyễn
Đó là thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết tại Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm 60 năm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam-Quảng Ninh 2019 tại Cung Quy hoạch Hội chợ triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh tối ngày 30/3.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là lĩnh vực phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh cao, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Sô lương các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong lĩnh vực thủy sản không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới.
Hiện nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Nga.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm và đã đạt trên 9 tỷ USD năm 2018. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận cho sự nổ lực của các cấp các ngành nói chung, đặc biệt là sự nổ lực của các doanh nghiệp trong thời gian qua.
Tuy vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng nêu rõ: Mặc dù xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ nội lực cũng như từ thị trường xuất khẩu như: Áp lực cạnh tranh, thuế chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật, biến đổi khí hậu; vấn đề về IUU tại thị trường châu Âu; các quy định kiểm soát về dịch bệnh trong tôm tại thị trường Úc, Hàn Quốc; vấn đề lạm dụng hóa chất, kháng sinh, bơm chích tạp chất trong quá trình sản xuất...
Nhiều mặt hàng thuỷ sản được chế biến trực tiếp tại Hội chợ triển lãm 60 năm ngày truyền thống ngành thuỷ sản. Ảnh: Nguyễn Thanh
Để giải quyết triệt để những vướng mắc này, ngoài trách nhiệm của Bộ NN&PTNT và các địa phương, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị cộng đồng doanh nghiệp thủy sản cùng thực hiện tốt các nội dung.
Thứ nhất, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao.
Thứ hai, tăng cường sự hợp tác, đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, duy trì và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, tuân thủ các quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu, kiên quyết bài trừ những biểu hiện mất đoàn kết, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, phát triển thiếu bền vững.
Thứ ba, tăng cường liên kết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tiếp tục nâng cao tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng xuất khẩu; hoàn thiện các chương trình quản lý chất lượng, quản lý tốt chất lượng nguồn nguyên liệu đặc biệt là vấn đề về hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi và tạp chất trong tôm.
Thứ tư, thông báo kịp thời tới bộ, ngành liên quan về các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu để có biện pháp xử lý kịp thời; tiếp tục chủ động đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các chính sách để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý và tăng trưởng bền vững.
Hội chợ riển lãm 60 năm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam-Quảng Ninh 2019 do Bô NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tô chưc, nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm truyền thống ngành thủy sản Việt Nam. Hội chợ có sự góp mặt của 67 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy hải sản, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ ngành kinh doanh, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trên cả nước, tương đương 210 gian hàng.
Đây là sự kiện nhằm giới thiệu thành tựu nổi bật quá trình phát triển ngành thủy sản Viêt Nam nói chung và kinh tê thủy sản của các tỉnh/thành phố nói riêng; đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, chê biên va xuât khâu thủy sản, các doanh nghiêp nhập khẩu, các doanh nghiêp cung ứng thiết bị, dịch vụ phụ trợ nganh thuy san mở rộng thi trương, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Thanh Nguyễn
Theo Hải quan online
Các đại gia thủy sản miền Tây đã qua "thời khó"? Tên tuổi các đại gia thuỷ sản miền Tây một thời gây "bão" thị trường chứng khoán như Trương Thị Lệ Khanh, Dương Ngọc Minh... thời gian gần đây đã "lắng xuống" do sự đi xuống của giá cổ phiếu. Trong phiên giao dịch đầu tuần (16/9), các chỉ số chính trên hai sàn cơ sở diễn biến trái chiều. Trong khi VN-Index...